6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh tại các chợ
a, Doanh thu từ hoạt động kinh doanh tại các chợ trên địa bàn tỉnh
Bảng 2.4 Doanh thu và tỷ trọng LCHH qua các chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Khu vực
Doanh thu (tỷ đồng)
Tỷ trọng LCHH qua các chợ khu vực so với tổng LCHH qua các chợ trên toàn tỉnh (%)
2011 2012 2013 2011 2012 2013
Chợ trên toàn tỉnh 7480,12 8307,48 8856,16 100 100 100 Chợ khu vực thành phố 2288,92 2675 2922,53 30,6 32,2 33 Chợ khu vực huyện 5191,2 5362,48 5933,63 69,4 67,8 67
Theo niên giám thống kê 2013– Cục thống kê Hải Dương
Tổng doanh thu hàng hóa, dịch vụ qua hệ thống chợ tồn tỉnh tăng từ năm 2011 đến năm 2013. Tổng mức LCHH trung bình 3 năm qua hệ thống chợ khu vực thành phố với 12 chợ chiếm khoảng 31,9%, qua chợ nằm ở khu vực huyện là 68,1%. Sự chênh lệch này do khu vực thành phố tập trung nhiều loại hình phân phối hàng hóa
30% 14%
14%
30%
như: Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, cửa hàng bách hóa, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tạp hóa. Khu vực huyện các loại hình phân phối khác phát triển chưa mạnh, các cửa hàng chỉ hình thành với quy mơ nhỏ lẻ, số lượng chợ nhiều hơn thành phố, người dân vẫn giữ thói quen tập trung mua sắm tại các chợ.
Bảng 2.5 Tỷ trọng doanh thu tại các chợ phân hạng tỉnh Hải Dương
Chợ Tỷ trọng doanh thu (%)
Chợ hạng 1 và chợ đầu mối 32%
Chợ hạng 2 21%
Chợ hạng 3 40%
Chợ tạm 7%
Nguồn: Phịng Quản lý thương mại – Sở Cơng Thương Hải Dương
Trên địa bàn tỉnh chủ yếu là chợ hạng 3 nên đóng góp của HĐKD các chợ hạng 3 vào tổng doanh thu tại chợ chiếm một phần lớn. Với 25 chợ tạm chưa được xây dựng kiên cố cũng có mức doanh thu bình qn thời gian qua là 7%.
Các chợ đầu mối của tỉnh mặc dù được đầu tư với lượng vốn rất lớn và đều là chợ đầu mối quan trọng của tỉnh, của vùng nhưng tốc độ thi công chậm, cũng như khả năng thu hút các hộ vào kinh doanh trong chợ là không hiệu quả. Chợ đầu mối Gia Xuyên được sử dụng vào năm 2010. Những ngày đầu, chợ đầu mối hoạt động nhộn nhịp, thu hút được khoảng 100 tiểu thương vào thuê ki-ốt kinh doanh. Lượng hàng hoá trung chuyển tại chợ đạt 200 tấn/ngày. Tuy nhiên, sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, hiệu quả mà chợ đầu mối này mang lại không như doanh nghiệp kỳ vọng, người bán kẻ mua thưa vắng dần. Năm 2011, lượng hàng hóa trung chuyển tại chợ đầu mối Gia Xuyên chỉ đạt 100 tấn/ngày, giảm 50% so với năm 2010. Hàng hóa thu mua, lưu chuyển tại chợ chủ yếu là dưa hấu, ngoài ra hầu như khơng có các sản phẩm nào khác. Năm 2013, số hộ đến chợ thuê ki-ốt bán hàng ổn định chỉ khoảng hơn 100 hộ. Các chợ khác cũng không hoạt động với cơng suất tối đa.
b, Đóng góp của HĐKD chợ đối với kinh tế- xã hội tỉnh
Công tác quản lý và phát triển chợ cũng như HĐKD tại chợ trên địa bàn tỉnh hải Dương của các cơ quan quản lý luôn nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Trong những năm qua HĐKD tại chợ trên tồn địa bàn tỉnh vẫn được duy trì và mang lại những hiệu quả nhất định đối với vấn đề giải quyết việc làm, tạo nguồn thu nhập và đóng góp ngân sách của tỉnh.
Với tổng mức LCHH qua hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh mỗi năm ước khoảng 40%, HĐKD thương mại tại chợ là một bộ phận không thể tách rời trong mạng lưới thương mại tỉnh. Trong 3 năm qua, hoạt động mua bán diễn ra tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương vẫn là sơi nổi nhất so với các loại hình thương mại khác là trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bán lẻ. Bởi vì hệ thống chợ nằm gần các khu dân cư vẫn là nơi đáp ứng ngay nhu cầu của người mua về hàng tiêu dùng, và thực phẩm tươi sống. Doanh thu trung bình 3 năm 2011-2013 từ HĐKD tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương là 8214,59 tỷ đồng, đóng góp một phần lớn vào tăng trưởng thương mại hơn 14 % của tỉnh Hải Dương trong thời gian qua.
Tỉnh Hải Dương đã thực hiện tốt công tác quản lý thuế, phí từ HĐKD tại các chợ trên địa bàn. Các khoản thu từ hoạt động chợ được tiến hành nghiêm chỉnh và đầy đủ theo mức thu quy định của Bộ Tài chính, các khoản thu đó bao gồm thuế sử dụng điểm kinh doanh tại chợ, thu từ cung cấp các dịch vụ bốc xếp hàng hóa, kho bãi, dịch vụ bảo vệ, vệ sinh...Từ các khoản thu đó, mỗi năm, hệ thống chợ nộp ngân sách tỉnh khoảng hơn 3 tỷ đồng. Đặc biệt, từ khi có sự tham gia quản lý chợ của các doanh nghiệp, việc thu và nộp thuế của các chợ do các doanh nghiệp này kinh doanh khai thác diễn ra nhanh, hiệu quả hơn so với trước đó.
Hoạt động chợ khơng chỉ có ý nghĩa cung cấp hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn tỉnh Hải Dương, mà chợ là nơi giải quyết vấn đề việc làm đối với người lao động địa phương. Việc làm tại các chợ cũng hết sức đa dạng, ngồi các hộ trực tiếp kinh doanh thì người lao động có thể có việc làm tại các bộ phận bốc xếp hàng hóa, bảo vệ, dịch vụ vệ sinh... Trước kia, do khơng có việc làm, một bộ phận khơng nhỏ người dân có thời gian nhàn rỗi nhiều, nảy sinh nhiều hiện tượng xã hội như cờ bạc, trộm cắp, thì đến nay HĐKD tại chợ ngày càng được quan tâm, mở rộng không những giải quyết được vấn đề việc làm mà cịn góp phần giảm thiểu các tệ nạn đó. Càng ngày, hoạt động chợ càng thu hút được sự tham gia đông đảo của các hộ kinh doanh là người dân của tỉnh, mà cịn có sự gia nhập của các thương nhân các tỉnh khác. Đặc biệt là các tỉnh miền Trung với các mặt hàng nông sản, hoa quả đang đẩy mạnh hoạt động buôn bán tại các chợ đầu mối nông sản của tỉnh Hải Dương. Đối với những người lao động trực tiếp kinh doanh tại chợ, hiện nay hệ thống chợ Hải Dương đang duy trì hoạt động của khoảng 11 nghìn hộ kinh doanh, trong 3 năm qua thu hút được hơn 800 lao động tham gia HĐKD chợ và mang lại nguồn thu nhập trực tiếp cho các hộ kinh doanh từ 40-80 triệu mỗi năm.
Hải Dương là tỉnh có nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên trong những năm gần đây, không những hoạt động sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng tiến bộ hơn mà hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ của tỉnh cũng
có sự thay đổi mạnh mẽ. Một phần do tác động của HĐKD chợ đã thúc đẩy sản xuất trong tỉnh và làm chuyển biến đời sống của người dân. Nhu cầu tiêu dùng của người dân trong tỉnh càng tăng cao, thúc đẩy sản xuất nhiều hơn các loại cây lương thực, nông sản tại các huyện Thanh Miện, Ninh Giang, Thanh Hà để đáp ứng tiêu thụ tại các chợ. Bà con nông dân càng ngày càng biết cách làm nông nghiệp khoa học và năng suất cao, các nông sản sản xuất ra tại tỉnh có sức cạnh tranh tốt hơn, uy tín hơn với các nơng sản của tỉnh khác được bán tại các chợ. Các mặt hàng công nghiệp, nhất là các hàng dệt may, điện tử cũng được tiêu thụ nhiều tại các chợ tổng hợp nên góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh.
Hoạt động chợ ngày càng phát triển, thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống xã hội. Trong những năm qua, bộ mặt nông thôn của Hải Dương đang dần thay đổi, đời sống người dân sung túc, đầy đủ hơn. Người dân không chỉ quan tâm tới vật chất mà đã có điều kiện để thỏa mãn nhu cầu tinh thần. Mặt khác, hoạt động trao đổi, mua bán tại chợ còn làm nảy sinh các mối làm ăn, đối tác kinh doanh, giúp gắn kết những người thương nhân và người dân với nhau cùng hợp tác làm ăn, giúp đỡ nhau và tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống.