Những vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tạ

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) HOÀN THIỆN QUẢN lý NHÀ nước đối với HOẠT ĐỘNG KINH DOANH tại các CHỢ TRÊN địa bàn TỈNH hải DƯƠNG (Trang 43 - 46)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.3 Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh và công tác quản lý nhà nước

2.3.3 Những vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh tạ

doanh tại các chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương

a, Hệ thống các văn bản quản lý

Các văn bản quản lý chợ do UBND tỉnh, huyện, xã ban hành về quản lý chợ cần thường xuyên rà soát để đảm bảo thời gian hiệu lực quản lý cũng như tính phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương và sự thay đổi về kinh tế, xã hội. Hiện nay, các văn bản quản lý của tỉnh Hải Dương cịn có sự chồng chéo giữa các cấp, không đảm bảo thống nhất và phù hợp với từng huyện, xã cụ thể. Trong khi đó, các huyện, xã chưa ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể cho các bộ phận quản lý liên quan đối với HĐKD tại các chợ trên địa bàn, các nội dung quản lý được phổ biến từ cấp trên chưa có sự linh động trong điều chỉnh và áp dụng cho phù hợp với nhu cầu kinh doanh, phát triển hoạt động chợ.

Vì giới hạn của bài nghiên cứu khơng có điều kiện để đi sâu vào các văn bản pháp luật quản lý HĐKD chợ tại địa phương, mặt khác với phạm vi nghiên cứu HĐKD tại chợ trên toàn tỉnh nên chưa thể nghiên cứu riêng HĐKD của từng loại chợ; nên vấn đề đặt ra cần giải quyết là cần tìm hiểu về HĐKD của từng loại chợ: chợ tổng hợp. chợ nông sản, chợ thực phẩm, chợ nông thôn, chợ thành thị…để thấy sự khác nhau giữa chúng nhằm ban hành các văn bản pháp luật phù hợp với nhu cầu hoạt động của từng loại chợ trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

b, Thu hút đầu tư xây dựng, nâng cấp chợ

Tỉnh Hải Dương trong những năm qua đã chú trọng trong việc đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp và quản lý chợ, tuy nhiên để huy động được vốn đầu tư là rất khó khăn. Ngân sách dành cho phát triển và quản lý chợ chủ yếu là ngân sách của tỉnh, tiền do người dân đóng góp, một phần là ngân sách trung ương. Nguồn vốn huy động được từ các nguồn này chỉ đủ để xây dựng chợ cơ bản, chưa đủ lớn để xây dựng hệ thống

chợ hiện đại, đảm bảo tiêu chuẩn và chưa đủ để hỗ trợ kinh phí cho cơng tác quản lý hoạt động chợ làm việc khoa học, hiệu quả hơn.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi mơ hình tổ chức, quản lý chợ do chính phủ đề ra, trong những năm một số huyện trên địa bàn tỉnh đã thực hiện chuyển đổi từ BQL, TQL chợ sang mơ hình doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh khai thác chợ . Mặc dù lợi ích của việc chuyển đổi mơ hình này là rất lớn, địa phương có thể huy động được nguồn vốn lớn từ doanh nghiệp trong việc xây dựng và phát triển chợ, tuy nhiên việc chuyển đổi này là chưa triệt để, các doanh nghiệp tham gia còn chưa nhiều. Lý do là chủ trường chuyển đổi mơ hình quản lý chợ phải đi liền với thay đổi chính sách thu hút đầu tư kinh doanh; tuy nhiên các doanh nghiệp tham gia kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn tỉnh chưa được trao toàn quyền trong quản lý chợ, các vấn đề về phí chợ hay về sử dụng và xử lý diện tích mặt bằng trong chợ và xung quanh chợ vẫn có sự can thiệp của các ban ngành địa phương, thủ tục hành chính trong việc chuyển đổi cịn rườm rà. Tạo tâm lý e ngại cho các doanh nghiệp trong đầu tư vốn để tham gia kinh doanh, quản lý chợ. Vì vậy tỉnh Hải Dương cần phải đổi mới các chính sách của các cấp ban ngành để tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp tham gia và đầu tư vốn vào hoạt động kinh doanh, khai thác và quản lý chợ.

c, Bố trí mặt bằng chợ

Bên cạnh những chợ xây dựng xong mà không được đưa vào sử dụng như chợ Lộ Cương, Thành Đông trên địa bàn có những chợ xây xong lại khơng đủ sức chứa cho nhu cầu sử dụng của người dân mà tiêu biểu là chợ con Quang Trung, chợ Thanh Bình dẫn đến tình trạng người dân bn bán tràn lan ra ngoài chợ làm mất an ninh trật tự. Nguyên nhân của tình trạng này là do quy hoạch và thiết kế các chợ chưa phù hợp với thói quen sinh hoạt của người tiêu dùng.

Hiện nay, việc quy hoạch, xây dựng chợ ngay trong thiết kế có các ki-ốt chuyên dụng dành cho kinh doanh các mặt hàng quy định, và diện tích mặt bằng của các gian hàng dành cho các hộ kinh doanh cũng khác nhau tùy vào mục đích kinh doanh. Tuy nhiên đến khi đăng ký thuê, mua bán ki-ốt giữa BQL và hộ kinh doanh lại khơng tính tốn đến vấn đề đó, nên khi bố trí giữa các gian với nhau bất hợp lý. Tại một số chợ không phân biệt được rõ ràng các khu vực kinh doanh hàng hóa nào, mà các gian hàng kinh doanh khác nhau được bố trí lẫn lộn, khó khăn cho quản lý và người tiêu dùng. Ngay bên trong mỗi ki-ốt, việc thuê mua đã không hợp lý nên đến khi cất giữ hàng hóa, trưng bày trong ki-ốt khơng thuận tiện, dẫn đến tình trạng chất đống hàng hóa, khơng đủ diện tích để kê các sạp, kệ trưng bày; lấn chiếm không gian, ảnh hưởng đến đường dây điện, vừa mất mỹ quan chợ vừa khơng đảm bảo an tồn vì dễ va chạm làm chập điện gây cháy nổ.

Vấn đề bố trí mặt bằng và ki- ốt kinh doanh cần có sự chỉ đạo và điều chỉnh hợp lý của BQL chợ để đảm bảo điều kiện kinh doanh thuận lợi nhất cho hoạt động buôn bán, trao đổi tại chợ.

d, Vấn đề nhân lực tham gia quản lý chợ

Cán bộ tham gia quản lý chợ từ các phịng ban thuộc Sở Cơng Thương, UBND các cấp, các Sở ngành liên quan, đặc biệt là cán bộ BQL, TQL chợ cần được tăng cường về nhận thức, năng lực và nghiệp vụ quản lý chợ. Tồn bộ cơng tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của các cán bộ cần được tập huấn thường xuyên, bồi dưỡng kiến thức và phương pháp quản lý mới. Vì các HĐKD tại chợ ngày càng đa dạng về mặt hàng, hình thức mua bán, các vi phạm cũng hết sức tinh vi nên cần các cán bộ quản lý có năng lực và có trách nhiệm. Đồng thời, tỉnh Hải Dương cần có các chính sách khuyến khích đối với các cán bộ quản lý có thành tích tốt trong cơng tác. Và cũng thẳng thắn phê bình, kiểm điểm đối với các cán bộ làm sai, khơng có trách nhiệm trong cơng việc.

e, Quản lý chợ nông thôn trong xây dựng chợ nông thôn mới

Hiện trạng chợ trên một số địa bàn xã, huyện của tỉnh Hải Dương cịn nghèo nàn, lạc hậu. Chợ nơng thơn chưa đáp ứng đủ nhu cầu trao đổi, giao lưu bn bán của người dân vì cơ sở hạ tầng tại các chợ này không được đầu tư xây dựng. Hiện mới có 08 chợ đạt tiêu chí nơng thơn, chiếm hơn 6%. Trong đó, huyện Tứ Kỳ có 02 chợ đạt chuẩn, một số huyện cịn lại chỉ có 01 chợ đạt chuẩn. Hơn 100 chợ cịn lại đều chưa đạt tiêu chí theo quy định. Các gian, sạp hàng tạm bợ, chưa được xây dựng bán kiên cố, kiên cố; hệ thống điện nước khơng có dẫn đến người dân tự xây dựng, móc kéo điện; chợ chưa có hệ thống PCCC; nhiều chợ chưa có BQL. Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nơng thôn mới giai đoạn 2010-2020 vào năm 2010, nhưng công tác xây dựng và quản lý chợ nông thôn Hải Dương rất chậm. Vốn đầu tư xây dựng thiếu, cơ chế quản lý chợ nặng hành chính địa phương nên khơng thúc đẩy giao lưu bn bán, phát triển địa phương theo chương trình xây dựng nơng thơn mới. Vì vậy cần có những giải pháp, chính sách cụ thể trong phát triển và quản lý chợ nông thôn.

CHƯƠNG III: CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÁC CHỢ TRÊN ĐỊA

BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) HOÀN THIỆN QUẢN lý NHÀ nước đối với HOẠT ĐỘNG KINH DOANH tại các CHỢ TRÊN địa bàn TỈNH hải DƯƠNG (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)