Tổng quan tình hình bán lẻ hàng hóa trên ĐTDĐ ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) đẩy mạnh bán lẻ hàng trên điện thoại động cho dự án cucre vn của công ty TNHH bán lẻ nhanh (Trang 35 - 37)

5. Kết cấu đề tài nghiên cứu

2.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ THỰC TRẠNG BÁN LẺ HÀNG HÓA

2.2.2. Tổng quan tình hình bán lẻ hàng hóa trên ĐTDĐ ở Việt Nam

Kinh tế - xã hội nước ta đang ngày càng phát triển, con người càng có xu hướng kết nối và cập nhật thông tin mọi lúc, mọi nơi. Việc truy cập website từ

ĐTDĐ ngày nay đã là việc làm thường xun của khơng ít người. Chính điều đó đã làm thay đổi cách tiếp cận của người tiêu dùng Việt Nam với các website bán lẻ do đó việc thiết kế các website cũng cần phải thay đổi để bắt kịp với những xu hướng mới.

Bắt đầu năm 2013, khi các website bán lẻ ở Việt Nam chưa được tối ưu hóa trên thiết bị di động và đang dần được xem là lỗi thời, kém cập nhật, dẫn đến hạ thấp uy tín thương hiệu, khối lượng truy cập và mức độ truy cập thường xuyên của người dùng. Theo phân tích của các nhà nghiên cứu Internet, người dùng khi truy cập trên ĐTDĐ cảm thấy khó khăn trong việc tải website quá chậm, hình ảnh bị vỡ, cỡ chữ khơng được tối ưu với độ phân giải của thiết bị di động, chức năng điều hướng và các phân mục nội dung website không được sắp xếp hợp lý. Do vậy để tối ưu hóa website để phù hợp với mọi chiếc ĐTDĐ của người tiêu dùng, các nhà bán lẻ Việt Nam đã phải đầu tư và nghiên cứu giải pháp phát triển website bán lẻ trên nền tảng của ĐTDĐ, kết quả là họ đã cho ra mắt các website phiên bản di động và các ứng dụng mua sắm có nội dung giống như website truy cập trên máy tính. Đa số các nhà bán lẻ đều có ít nhất một ứng dụng mua sắm cho một trọng các hệ điều hành Android, ISO, Windows phone, đó là 3 hệ điều hành được sử dụng phổ biến nhất ở Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu phát triển bán lẻ trên ĐTDĐ, hiện nay ở Việt Nam có một số nhà cung cấp giải pháp phát triển website phiên bản di động và ứng dụng mua sắm như: VISAN, MoFuse…

Theo thống kê về thị trường TMĐT về nhu cầu của người tiêu dùng ở Việt Nam cho thấy, giao dịch thông qua ĐTDĐ chiếm 23% doanh số bán hàng trực tuyến và 55% quyết định mua hàng sẽ xảy ra trong 1 giờ tìm kiếm trên thiết bị di động. Điều này cho thấy doanh thu từ kênh bán hàng này ở Việt Nam đang rất tiềm năng và có sự hấp dẫn rất lớn tới người tiêu dùng.

Hiện nay trên thị trường bán lẻ Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp TMĐT áp dụng bán lẻ hàng hóa trên ĐTDĐ bao gồm cả các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư vào thị trường bán lẻ Việt Nam.

Các doanh nghiệp nước ngoài tiêu biểu như: Lazada và Zalora của Rocket Internet. Cả 2 doanh nghiệp này đều được Rocket Internet đổ vốn đầu tư rất lớn trên tồn khu Đơng Nam á, với bước đầu của khoản vốn này là cả 2 tung ra thị trường các ứng dụng di động cho 2 hệ điều hành Android và IOS. Ứng dụng lazada hiện này có gần 10,000 reviews ứng dụng này có cùng cấu trúc với các ứng dụng lazada khu vực và chạy khá mượt mà, với 14 danh mục hàng hóa đủ loại và một danh mục khuyến mãi của tất cả các ngành hàng. Cịn Zalora Tuy chỉ có hơn 4000 reviews nhưng ứng dụng được đánh giá rất cao nhờ thiết kế bắt mắt và cấu trúc thông minh khi tối đa hạn chế số trang mà người dùng phải di chuyển qua lại khi mua hàng.

Các doanh nghiệp bán lẻ hàng hóa trên ĐTDĐ trong nước có ứng dụng mua sắm tiêu biểu là: vatgia.com, cucre.vn, muachung.vn, hotdeal.vn, cungmua.com và nhommua.com. Trong số các doanh nghiệp này cucre.vn và muachung.vn là hai doanh nghiệp có đủ cả ứng dụng mua sắm và website phiên bản di động, đặc biệt Cucre.vn có đủ cả cho 3 ứng dụng cho 3 hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay. Còn các doanh nghiệp cịn lại hiện tại chỉ có xây dựng một ứng dụng mua sắm cho một trong hai hệ điều hành Android và IOS.

Với tốc độ phát triển đáng ngạc nhiên của các thiết bị di động, chắc chắn rằng chỉ trong thời gian ngắn nữa, các website bán lẻ của Việt Nam cũng dần thay đổi theo xu thế này. Đơn giản bởi vì website bán lẻ phải thay đổi phù hợp với xu hướng của người dùng và càng ngày số lượng người sử dụng ĐTDĐ càng tăng.

Tuy nhiên có rất nhiều khó khăn cản trở bán lẻ trên ĐTDĐ mà các nhà bán lẻ gặp phải. Thứ nhất là do người tiêu dùng chưa quen lắm với việc mua sắm và trả tiền qua ĐTDĐ. Hơn nữa do là tâm lý lo ngại an ninh, bảo mật. Họ ngại giao dịch và thanh tốn trực tuyến vì lo sợ khơng an tồn gây ra mất mát và gây thiệt hại cho họ. Thứ hai, hạ tầng TMĐT ở Việt Nam còn thấp, hệ thống đường truyền chưa đồng bộ, khó thanh tốn qua mạng, an ninh mạng và bảo mật thơng tin cịn yếu và hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử cũng chưa hoàn thiện. Hệ thống pháp luật cho TMĐT trên thiết bị di động nói chung và bán lẻ trên ĐTDĐ nói riêng vẫn chưa có văn bản nào cụ thể. Mọi khung pháp lý cho kênh bán lẻ này đều dựa vào các quy định trong bán lẻ điện tử và khung pháp lý chung cho các giao dịch trong TMĐT. Do vậy để có thể phát triển bán lẻ hàng hóa trên ĐTDĐ, các doanh nghiệp bán lẻ và Nhà nước ta cần phải phối hợp và tập trung nghiên cứu và đưa ra các giải pháp khắc phục những khó khăn này.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) đẩy mạnh bán lẻ hàng trên điện thoại động cho dự án cucre vn của công ty TNHH bán lẻ nhanh (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)