Thực trạng vấn đề TTTT tại Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) giải pháp đẩy mạnh các ứng dụng thanh toán trực tuyến trên website www hangtot com của công ty cổ phần công nghệ DKT (Trang 29 - 32)

2.2. Đánh giá tổng quan tình hình, ảnh hưởng nhân tố mơi trường đến việc đẩy

2.2.1.1. Thực trạng vấn đề TTTT tại Việt Nam hiện nay

TTTT đã và đang đặt ra nhiều thách thức song cũng không thể phủ nhận sự phát triển mạnh mẽ và ngày càng trở nên phổ biến của loại hình thanh tốn này ở Việt Nam. Nó được xem là chìa khóa cho sự phát triển của TMĐT. Bên cạnh việc chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng, Đảng, nhà nước và chính phủ đã ban hành nhiều chính sách cụ thể nhằm thúc đẩy sự phát triển của TTTT nói riêng, của TMĐT Việt Nam nói chung như: Nghị định về phát triển TMĐT tại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010, nghị định về phát triển TMĐT tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2015, nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt, ... Qua thực tế, các doanh nghiệp đã nhận thấy rõ hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ vào trong kinh doanh, đặc biệt chú trọng đầu tư phát triển ứng dụng TTTT.

Những thành tựu đã đạt được

Cơ sở hạ tầng được xem là điều kiện cần để phát triển TMĐT. Đối với TTTT, Công nghệ thông tin, Internet và viễn thông được xem như huyết mạch giao thông của một quốc gia. Trong những năm qua, hạ tầng viễn thông của nước ta đã phát triển với tốc độ nhanh, công nghệ hiện đại, băng thông rộng. Mạng thơng tin di động phủ sóng rộng khắp, đảm bảo thông tin liên lạc, cũng như các dịch vụ liên quan. Mức độ sử dụng Internet cũng đã có sự tăng trưởng nhanh. Mạng lưới ADSL được phủ sóng tồn bộ 63 tỉnh, thành trong cả nước. Ngồi ra, sự phát triển của cơng nghệ 3G đã thay đổi hoàn toàn phương thức truy cập Internet của người dân, đáp ứng được các yêu cầu cần thiết của TTTT. Với tỉ lệ thuê bao Internet và viễn thông lớn như hiện nay (khoảng 120 triệu thuê bao di động, trên 34 triệu người truy cập Internet và dự báo thuê bao 3G sẽ tăng

trưởng 20% vào năm 2015 ), Việt Nam được đánh giá là một thị trường TTTT hấp dẫn với chỉ số năng lực cạnh tranh ICT xếp thứ 53 trên tồn cầu8.

Về chính sách: Những văn bản quy phạm pháp luật về TMĐT ngày càng đầy đủ, cụ thể và chi tiết, TTTT cũng nhận được sự quan tâm của các cơ quan chức năng. Điều này thể hiện rõ qua nghị định số 101/2012/NĐ – CP về thanh tốn khơng dùng tiền mặt, các nghị định khác về chữ ký số và dịch vụ chữ ký số, ... Ngồi ra, Bộ Thơng tin và Truyền thơng cịn thành lập 2 tổ chức và trung tâm Chứng thực chữ ký số quốc gia và trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam để khắc phục các sự cố. Tại hội nghị lần thứ 4 BCH Trung ương Đảng khóa XI, Đảng ta đã thảo luận và quyết định những nội dung quan trọng trong đó có nghị quyết số 13 – NQ/TW về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, theo tinh thần hội nghị, hạ tầng CNTT được xem là “hạ tầng của hạ tầng” – là một trong mười hạ tầng cần phát triển đồng bộ trong hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quốc gia. Đây được coi là tiền đề để TTTT có thể phát triển.

Bắt kịp thời cơ của TMĐT, hàng loạt các công ty cung cấp dịch vụ TTTT ra đời như Ngân Lượng, Bảo Kim, Payoo, MobiVí, Onepay, ... Ngay cả các ngân hàng cũng tham gia vào thị trường này với nhiều dịch vụ thanh toán qua mạng Internet hay các thiết bị di động. Những tín hiệu trên cho thấy sự hấp dẫn của thị trường TTTT. Tuy nhiên, để TTTT thực sự khơng cịn là rào cản của TMĐT thì vẫn cịn nhiều việc cần tháo gỡ.

Những khó khăn gặp phải

Năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu: Trong số các trở ngại của TMĐT tại Việt Nam thì hệ thống TTĐT là trở ngại trung gian trong tất cả các trở ngại. Một website cung cấp cho khách hàng càng nhiều phương thức thanh toán khác nhau sẽ càng dễ dàng hơn trong việc tiếp cận khách hàng tiềm năng. Song thực tế chỉ có một số ít các website cung cấp cho người tiêu dùng đa dạng các phương thức thanh toán, được khách hàng tín nhiệm và tiếp tục ghé thăm lần sau. Cịn đại đa số các website hầu như chưa chú trọng đầu tư cho hệ thống, khơng đánh giá kỹ mơ hình trước khi phát triển dẫn đến năng lực hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của người dùng.

An tồn thơng tin và an ninh mạng chưa đảm bảo: An tồn thơng tin và an ninh mạng là một trong nhưng vấn đề nhức nhối nhất mà khách hàng còn ngần ngại khi quyết định TTTT tại Việt Nam. Những thông tin cá nhân dễ dàng được cung cấp cho một bên thứ ba để spam, quảng cáo, … An ninh mạng còn yếu kém, bảo mật hạn chế khiến các website tại Việt Nam thường bị hacker xâm nhập bất hợp pháp, thay đổi thông tin cũng như nội dung của website, … Hiện tại, các tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ TTTT bao gồm cả các ngân hàng đã và đang triển khai nhiều hơn các hình thức bảo mật như áp dụng ma trận dãy số, chữ ký số hay sử dụng token, …

Hệ thống TTĐT còn nhiều bất cập: Tiêu biểu phải kể đến bất cập trong việc phát hành và quản lý thẻ thanh toán. Tại Việt Nam, thẻ ngân hàng số lượng càng ngày càng tăng, các ngân hàng thi nhau chạy đua doanh số, số lượng thẻ phát hành. Mỗi cá nhân có thể có đến vài ba thẻ của những ngân hàng khác nhau, dẫn đến có những thẻ kích hoạt nhưng chưa một lần tham gia giao dịch. Thẻ thanh toán tại Việt Nam đa phần là thẻ ghi nợ bởi việc phát hành thẻ tín dụng là vơ cùng khó khăn với rất nhiều quy trình, thủ tục như xác minh nguồn vốn thế chấp, xác định hạn mức, cam kết trả, …

Về mức độ chấp nhận thẻ, mặc dù các liên minh ngân hàng gồm Banknet, Smartlink, VNBC đã kết nối với nhau giúp cho thẻ của các ngân hàng khác nhau có thể giao dịch thơng suốt trong tồn hệ thống song thẻ Việt Nam hầu như không được chấp nhận thanh tốn trên thế giới, vì thế việc mua hàng trên các website nước ngồi là rất khó khăn, chỉ những khách hàng có thẻ Visa, Master Card mới có thể thực hiện mua sắm ở các website này (Một số ngân hàng lớn, có uy tín của Việt Nam hiện nay đã có thể phát hành loại thẻ này). Dịch vụ ngân hàng trực tuyến (Internet Banking), Mobile Banking phát triển song còn khá chậm, đặc biệt là các ngân hàng có vốn cổ phần nhà nước. Một số ngân hàng phát triển rất mạnh trong các dịch vụ này, phải kể đến như Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcom Bank), Ngân hàng TMCP Kỹ thương (Techcom Bank), … được khách hàng tin tưởng lựa chọn. Khách hàng muốn sử dụng các dịch vụ này, cần đăng ký với ngân hàng để được sử dụng dịch vụ và phải trả một mức phí nhất định hàng tháng. Mặc dù mức phí này là khơng lớn, song với những người ít giao dịch thì đó cũng trở thành một trở ngại cho việc sử dụng dịch vụ.

Thói quen tiêu dùng khó thay đổi: Chủ trương tiến đến một nền kinh tế phi tiền mặt là hợp lý bởi khi thanh tốn khơng dùng tiền mặt có rất nhiều ưu điểm, hạn chế được rủi ro, trong đó rõ nhất phải nói đến vấn nạn rửa tiền và tham nhũng. Song lâu nay, thói quen của người tiêu dùng Việt Nam là sử dụng tiền mặt để thanh tốn vì tính thuận tiện trong giao dịch mua bán hằng ngày, nhất là khi hầu hết các giao dịch chỉ trong phạm vi nhỏ, hẹp. Do vậy, có thể nói đây là một lực cản lớn đối với việc triển khai thanh tốn khơng dùng tiền mặt. Ngồi ra tâm lý mong muốn “xem tận mắt, sờ tận tay” để kiểm nghiệm độ tin cậy trong giao dịch TMĐT đã khiến cho TTTT khó xâm nhập vào đời sống và ln là khái niệm xa lạ đối với nhiều người. Khảo sát của giới chuyên gia cho thấy, tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực doanh nghiệp và chiếm đại đa số trong các giao dịch thanh toán của khu vực dân cư. Một trong các phương tiện thanh toán khá phổ biến hiện nay là thẻ thanh toán giao dịch qua máy ATM, máy POS. Tuy nhiên, dù số lượng thẻ, máy ATM, máy POS (hệ thống tiếp nhận thẻ) đã được lắp đặt nhiều, giao dịch phổ biến hơn, song mục tiêu giảm giảm khối lượng tiền mặt vào lưu thơng vẫn cịn rất xa vời. Thống kê của NHNN cho thấy, khoảng 80% giao dịch qua ATM là để… rút tiền mặt, các dịch vụ khác hầu như ít được sử dụng.

TMĐT tại Việt Nam khơng cịn mới nhưng vẫn còn khá non trẻ, bởi vậy đặt ra khá nhiều các vấn đề trong q trình triển khai. Ngồi những hạn chế đề cập đến ở trên phải kể đến một loạt các vần đề khác như môi trường xã hội và tập quán kinh doanh chưa tương thích, nguồn nhân lực TMĐT cịn thiếu và yếu, hạ tầng CNTT và viễn thông vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, ...

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) giải pháp đẩy mạnh các ứng dụng thanh toán trực tuyến trên website www hangtot com của công ty cổ phần công nghệ DKT (Trang 29 - 32)