Một số kiến nghị với nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) giải pháp đẩy mạnh các ứng dụng thanh toán trực tuyến trên website www hangtot com của công ty cổ phần công nghệ DKT (Trang 58 - 62)

www.hangtot .com của Công ty Cổ phần Công nghệ DKT

3.4. Một số kiến nghị với nhà nước

3.4.1. Hoàn chỉnh cơ sở pháp lý

Hiện nay, các giao dịch điện tử ở Việt Nam đã được nhà nước thừa nhận và bảo hộ. Bằng chứng là đã có rất nhiều các luật, nghị định, thông tư hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung về TMĐT ra đời như Luật giao dịch điện tử, luật CNTT, nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, các thơng tư hướng dẫn nghị định TMĐT về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website TMĐT, ... Tuy nhiên quá trình xây dựng và ban hành các văn bản này cịn chậm, khơng có tầm nhìn xa, luật thường đuổi theo sau theo kiểu “mất bò mới lo làm chuồng” gây nên khó khăn cho việc thực thi và quản lý. Vấn đề thu phí nội mạng trong các giao dịch thẻ ngân hàng thời gian gần đây cũng đang gây ra nhiều luồng dư luận trái chiều trong xã hội, gây cản trở cho TTĐT nói chung và TTTT nói riêng. Kiến nghị với nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa quá trình ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp, đồng thời nghiên

Ngoài ra cần nghiên cứu và tiến tới ban hành hoặc sửa đổi các văn bản pháp luật có liên quan quyền sở hữu trí tuệ, chế tài sử phạt và nhiều khía cạnh đa dạng khác. Đồng thời, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật tháo gỡ khó khăn trong việc đầu tư vào lĩnh vực CNTT đặc biệt là công nghệ phần mềm sẽ góp phần tích cực cho sự phát triển của TMĐT nói chung và TTTT nói riêng.

3.4.2. Tăng cường hiệu quả quán lý nhà nước đối với TMĐT, nâng cao nănglực giải quyết tranh chấp trong hoạt động TTTT lực giải quyết tranh chấp trong hoạt động TTTT

Trong những năm qua, nước ta đã và đang đẩy mạnh việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực của nền kinh tế song quản lý nhà nước đối với lĩnh vực TMĐT lại chưa đem lại hiệu quả, còn nhiều bất cập. Các cơ quan quản lý mà trực tiếp là Cục TMĐT và CNTT, Bộ Công Thương, cần phối hợp chặt chẽ hơn với các bộ, ban, ngành và hiệp hội có liên quan, thống nhất từ trung ương tới địa phương, thay đổi cơ chế làm việc, nâng cao chất lượng quản lý, giúp cho việc hoạch định chính sách của Nhà nước cũng như doanh nghiệp được tốt hơn.

TMĐT mang lại nhiều lợi ích to lớn song nó lại tồn tại rất nhiều khó khăn, rào cản khi triển khai tại Việt Nam. Trong khi đó, đa phần các doanh nghiệp tại Việt Nam là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, không hề dễ dàng để tham gia vào ngay vào TMĐT, vì vậy, Nhà nước ần có các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tạo lập cơ sở hạ tầng, phát triển kỹ thuật và cơng nghệ để doanh nghiệp có những nền tảng cơ bản nhất triển khai TMĐT, phát huy tốt hơn nữa vai trò của hiệp hội TMĐT Việt Nam, tạo điều kiện cho TMĐT Việt Nam phát triển ngày càng vững, mạnh.

Đối với các vấn đề vướng mắc trong hoạt động kinh doanh hay việc phải đối mặt với các tranh chấp thương mại, tranh chấp trong TTTT, cơ quan quản lý cần nâng cao hơn nữa năng lực giải quyết tranh chấp. Ngày nay, các tranh chấp thương mại liên quan tới mua bán trực tuyến xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt là những tranh chấp về tài sản trí tuệ liên quan đến mơi trường mạng có độ phức tạp ngày càng cao. Bên cạnh hành lang pháp lý yếu thì năng lực quản lý của cơ quan có thẩm quyền cũng có nhiều hạn chế. Nhiệm vụ cấp bách đặt ra là cần thiết phải nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp về TMĐT, TTTT.

Tăng cường quan hệ, hợp tác quốc tế về TMĐT, CNTT và TTTT, tạo điều kiện cho DN trong nước có cơ hội giao lưu, hợp tác với các DN nước ngoài.

3.4.3. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và đào tạo chính quy TMĐT

Hiện nay, hoạt động tuyên truyền phổ biến về TMĐT đã được các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan thơng tin đại chúng quan tâm thúc đẩy. Chính bản

thân các doanh nghiệp cũng đã chú trọng tới vấn đề này. Theo báo cáo chỉ số TMĐT 2012, hơn một nửa số doanh nghiệp được điều tra đã quan tâm tới hoạt động bồi dưỡng kiến thức về CNTT và TMĐT cho nhân viên thông qua việc cử nhân viên tham dự các chương trình đào tạo hoặc bồi dưỡng tại chỗ. Tuy nhiên, có tới 31% doanh nghiệp khơng tiến hành bất cứ hình thức bồi dưỡng nào. Với xu thế phát triển như hiện nay, việc đẩy đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến và đào tạo về TMĐT là cần thiết trong đó đào tạo chính quy cần được chú trọng hơn cả. Trường Đại học Thương mại là trường duy nhất trong cả nước thành lập khoa TMĐT và thành lập từ rất sớm (năm 2005) chịu trách nhiệm đào tạo ra những cử nhân quản trị TMĐT một cách bài bản, có định hướng, còn các trường khác chỉ đào tạo TMĐT dưới dạng một học phần. Trong thời gian tới, cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan quản lý nhà nước liên quan là Bộ Giáo dục Đào tạo và Bộ Công Thương trong việc dự báo nhu cầu, cũng như đánh giá chất lượng đào tạo hiện nay để có những biện pháp thúc đẩy hoạt động đào tạo TMĐT đi vào chiều sâu. Các trường đào tạo cũng cần chủ động liên kết với các doanh nghiệp, xây dựng mối quan hệ hữu cơ liên quan đến cung cầu nhân lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vững chuyên môn, giỏi nghiệp vụ.

KẾT LUẬN

Với sự phát triển như vũ bão của ngành công nghệ thông tin và viễn thông như hiện nay, việc ứng dụng CNTT và viễn thông vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong tương lai chắc chắn sẽ có nhiều khởi sắc. Thanh tốn trực tuyến dần khắc phục những vướng mắc đang gặp phải, đưa TMĐT phát triển ngày một mạnh mẽ hơn, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững, hiệu quả.

Trong q trình thực tập tại Cơng ty Cổ phần Công nghệ DKT, tác giả đã có điều kiện để tìm hiểu, nghiên cứu thực tế các hoạt động của sàn giao dịch điện tử C2C và B2C www.hangtot.com. Trên cơ sở lý luận về TTTT cùng kết quả phân tích thực trạng tại website, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh các ứng dụng thanh toán trực tuyến trên website www.hangtot.com của Cơng ty Cổ phần Cơng nghệ DKT.

Với kinh nghiệm ít ỏi và khả năng hạn chế của một sinh viên, khóa luận này chắc chắn cịn nhiều thiếu sót, một lần nữa, tác giả mong nhận được sự phản hồi từ phía thầy cơ giáo, và các cá nhân tổ chức có liên quan để khóa luận được hồn chỉnh hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài giảng Thanh toán trong Thương mại Điện tử (2012) – Bộ môn Nguyên lý TMĐT, trường Đại học Thương mại

2. Báo cáo Chỉ số TMĐT Việt Nam (2012), Hiệp hội TMĐT Việt Nam

3. Báo cáo Thương mại Điện tử Việt Nam (2011), Bộ Công Thương Việt Nam 4. Website:

Cổng thông tin điện tử chính phủ (www.chinhphu.vn)

Cổng thơng tin điện tử Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công thương (http://www.vecita.gov.vn/)

Các website của Công ty Cổ phần Công nghệ DKT www.dkt.com.vn, www.hangtot.com, www.bizweb.vn,…

Website: www.taobao.com`, www.alipay.com

Các website trên thị trường Việt Nam hoạt động theo mơ hình sàn giao dịch điện tử như www.vatgia.com, www.chodientu.vn, www.rongbay.com,…

Diễn đàn thương mại điện tử (www.diendantmdt.com)

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) giải pháp đẩy mạnh các ứng dụng thanh toán trực tuyến trên website www hangtot com của công ty cổ phần công nghệ DKT (Trang 58 - 62)