Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) giải pháp đẩy mạnh các ứng dụng thanh toán trực tuyến trên website www hangtot com của công ty cổ phần công nghệ DKT (Trang 35 - 38)

2.2. Đánh giá tổng quan tình hình, ảnh hưởng nhân tố mơi trường đến việc đẩy

2.2.2.1. Môi trường vĩ mô

Kinh tế và Chính trị có mối quan hệ biện chứng với nhau. Kinh tế đảm bảo quyền lợi chính trị, ngược lại chính trị đảm bảo cho kinh tế vận động và phát triển. Cả 2 yếu tố này có ảnh hưởng tới sự phát triển của TMĐT nói chung, thanh tốn nói riêng trong bối cảnh hội nhập sâu rộng trên mọi mặt của Việt Nam với thế giới.

Các yếu tố của môi trường kinh tế tác động lớn tới sự phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh TMĐT, đồng thời, sự phát triển của các doanh nghiệp TMĐT cũng góp phần khơng nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2009, tình hình kinh tế của các nước trên thế giới gặp nhiều khó khăn kéo dài đến tận thời điểm hiện tại: tỷ lệ thất nghiệp cao, nợ công tăng, lạm phát, ... . Năm 2012, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt mức 5,03%, giảm 0,86% so với 20119. Tuy nhiên trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ thì mức tăng như thế được xem là hợp lý. Kinh tế khó khăn khiến cho các doanh nghiệp tìm mọi cách để giảm chi phí, và thực tế các doanh nghiệp tìm đến với TMĐT ngày càng nhiều hơn. Thêm nữa, việc Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra rất nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng thị trường, nâng cao khả năng tiếp cận những công nghệ tiên tiến, mặc dù cũng phải đối mặt với khơng ít những khó khăn, thách thức. Và TMĐT chính là cầu nối giúp cho hoạt động thương mại quốc tế được đẩy mạnh hơn.

Về chính trị, so với các nước khác trên thế giới, Việt Nam được xếp vào một trong những quốc gia có nền chính trị ổn định nhất. Nền chính trị ổn định tạo nền tảng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi lĩnh vực trong đó có TMĐT được phát triển một cách an tồn, ổn định.

Văn hóa – Xã hội

Sự hiểu biết của người tiêu dùng về TMĐT được coi là một trong những nhân tố tạo nên sự thành công của TMĐT nói chung và TTTT nói riêng. Hiện nay, vấn đề này phần nào đã giải quyết được khi mà mua sắm trực tuyến, TTTT tại Việt Nam ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng, đặc biệt trong giới trẻ. Đây được xem là một thế hệ năng động, có cái nhìn tích cực với những điều mới mẻ, ưa thích và thường xuyên tiếp cận với công nghệ. Tuy nhiên, cơ cấu dân số của mỗi quốc gia khơng chỉ có giới trẻ, thêm vào đó, sự nhận thức cũng có sự

khác biệt ở mỗi vùng địa lý khác nhau, thành thị khác nông thôn, miền nam khác miền bắc hay miền trung, ... Do đó cũng khơng thể khơng đề cập tới tâm lý chung của đại đa số người tiêu dùng có ảnh hưởng khơng tốt tới TMĐT, tới mua sắm trực tuyến và đặc biệt là TTTT như: Tâm lý về sự rủi ro trong TTTT, thói quen tiêu dùng và sử dụng tiền mặt, thói quen đến các siêu thị, trung tâm thương mại mua sắm như một thú vui, giải trí, ...

Pháp luật

Ngay khi kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006-2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 15 tháng 9 năm 2005, hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam về lĩnh vực TMĐT liên tục được bổ sung, hoàn thiện. Văn bản đầu tiên điều chỉnh chuyên sâu về lĩnh vực này là Luật Giao dịch điện tử được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005 và chính thức có hiệu lực từ 01/03/2006. Tiếp đó là Luật Cơng nghệ thơng tin, Luật Giao dịch điện tử và hàng loạt các nghị định, thông tư hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung như: Nghị định hướng dẫn luật giao dịch điện tử về chữ ký số và chứng thực chữ ký số, nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính, nghị định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng, thông tư hướng dẫn nghị định TMĐT về cung cấp thông tin và giao kết hợp đồng trên website TMĐT, nghị định về thanh tốn khơng dùng tiền mặt,... . Bên cạnh đó, khung chế tài cho việc xử lý vi phạm hành chính liên quan đến ứng dụng TMĐT và CNTT cũng dần được hồn thiện. Ngồi ra, năm 2009 Quốc hội thơng qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự, bổ sung thêm một số tội danh và nâng cao hình phạt đối với tội phạm sử dụng cơng nghệ cao, trong đó có tội phạm trong lĩnh vực TMĐT.

Ngày 12/07/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1073/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011-2015. Đến nay, khung pháp lý cho TMĐT tại Việt Nam có thể nói đã tương đối hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các ứng dụng TMĐT trong xã hội.

Hình 2.3: Hệ thống luật, nghị định về giao dịch điện tử và CNTT

(Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam 2011 – Cục TMĐT và CNTT, Bộ Công Thương)

Công nghệ thông tin – Viễn thông

Công nghệ là nhân tố ảnh hướng rất lớn tới sự phát triển của TMĐT. Việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang được coi trọng vì nó có vai trị rất lớn trong các hoạt động kinh tế, sản xuất kinh doanh, xúc tiến thương mại cũng như triển khai hoạt động TTTT trong kinh doanh TMĐT. Trong 10 năm trở lại đây, tỷ lệ sử dụng Internet tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực. “Trong một thời gian ngắn, Việt Nam đã theo kịp những quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, những quốc gia đã có lịch sử Internet tồn tại lâu đời hơn. Internet đang nhanh chóng trở thành một phần thiết yếu trong đời sống người Việt Nam”10.

Hạ tầng viễn thơng của Việt Nam cũng có bước phát triển vượt bậc, được Đảng và nhà nước chú trọng phát triển, là “hạ tầng của hạ tầng” trong định hướng phát triển đất nước theo hướng hiện đại đến năm 2020. Thêm vào đó, các cơn lốc “siêu phẩm cơng nghệ” như iPhone, iPad, Galaxy Tab, smart phone, ... với nhiều tính năng vượt trội được thị trường nồng nhiệt đón nhận, hỗ trợ cho TMĐT nói chung và TTTT nói riêng ngày một phát triển mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu (Luận văn TMU) giải pháp đẩy mạnh các ứng dụng thanh toán trực tuyến trên website www hangtot com của công ty cổ phần công nghệ DKT (Trang 35 - 38)