ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng TMCP á châu chi nhánh hà nội (Trang 47 - 51)

2.4.1. Kết quả đạt đƣợc

Từ khi đƣợc thành lập cho đến nay, ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội đã tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm trong hoạt động trên thị trƣờng cũng nhƣ có mối quan hệ truyền thống với khách hàng. Nhìn chung, hoạt động của Chi nhánh là khá tốt và góp phần khơng nhỏ vào sự lớn mạnh của hệ thống Ngân hàng TMCP Á Châu. Những kết quả đạt đƣợc qua việc phân tích số liệu trong 3 năm 2011 - 2013 của Chi nhánh là:

- Dƣ nợ có sự tăng trƣởng về thị phần so với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn tỉnh. Chi nhánh đã tập trung vào các dự án, phƣơng án có hiệu quả khơng phân biệt đến thành phần kinh tế, chú trọng đến công tác thẩm định và kiểm soát sau cho vay để đảm bảo chất lƣợng cho vay, bám sát các dự án có hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng

- Chi nhánh đã quan tâm đến việc mở rộng cho vay các doanh nghiệp ngồi quốc doanh, cơng ty cổ phần, công ty tƣ nhân và hộ sản xuất kinh doanh giúp chuyển dịch cơ cấu và đã bƣớc đầu có kết quả. Chuyển đổi cơ cấu từ cho vay Doanh nghiệp nhà nƣớc sang cho vay Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chuyển dịch từ cho vay bằng ngoại tệ sang cho vay bằng nội tệ nhằm đem lại lãi xuất cao hơn, giảm rủi ro khi gặp phải do biến động của tỷ giá.

- Thực hiện tốt công tác cơ cấu và phân loại nợ theo qu,y định của NHNN rà soát dƣ nợ theo từng thời điểm để xác định đúng chất lƣợng tín dụng.

- Thực hiện tốt việc phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro nâng cao chất lƣợng tín dụng.

- Chi nhánh đã thực hiện nghiêm túc việc yêu cầu tài sản đảm bảo đối với các khoản cho vay của ngân hàng theo quy định của Chính phủ về tài sản đảm bảo. Do đó, tỷ lệ nợ có tài sản đảm bảo của Chi nhánh khá cao, đảm bảo an toàn cho ngân hàng. - Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng ln chiếm tỷ trọng cao trong tổng lợi nhuận của

Chi nhánh. Mặc dù, trong 3 năm 2011 – 2013 tỷ trọng này đã có sự giảm dần so với các năm trƣớc đó nhƣng điều đó là hợp lý vì trong tình hình kinh tế hiện nay,

sự cạnh tranh luôn gay gắt buộc các ngân hàng một mặt phải đa dạng hố các hình thức sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng để thích nghi với điều kiện mới, một mặt vẫn phải phát triển các dịch vụ truyền thống.

- Về cơ bản, Chi nhánh tuân thủ đúng các bƣớc của quy trình nghiệp vụ tín dụng, thực hiện kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay.

2.4.2. Hạn chế & nguyên nhân

Hạn chế:

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, Chi nhánh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế sau:

Một là, mặc dù trong những năm gần đây công tác cho vay của Chi nhánh đã tập trung

vào các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cho vay tiêu dùng, đời sống và hộ sản xuất nhằm thay đổi cơ cấu cho vay song về cơ bản chƣa có sự thay đổi nhiều trong cơ cấu cho vay, cho vay Doanh nghiệp quốc doanh vẫn chiếm ƣu thế hơn.

Hai là, hiệu suất sử dụng vốn của Chi nhánh khá cao nhƣng lại bất hợp lý. Chi nhánh

có nguồn vốn huy động lớn tỉ lệ dƣ nợ cao nhƣng nợ xấu và nợ quá hạn khá nhiều, điều này cho thấy Chi nhánh chƣa khai thác đƣợc hết sức mạnh của nguồn vốn để đem lại thu nhập cho Chi nhánh, trong khi nguồn vốn huy động lại phải trả chi phí.

Ba là, trong 3 năm 2011 – 2013, tỷ lệ nợ quá hạn có xu hƣớng tăng theo thời gian. Nợ

xấu chủ yếu của Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cho vay tiêu dùng, đời sống, trong đó nợ xấu trung dài hạn là của Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn.

Nguyên nhân:

Những hạn chế trên đây do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan gây ra. Trong đó, đứng về phía ngân hàng thì những tồn tại đó một phần do Chi nhánh hoạt động chƣa thực sự hiệu quả trong một số bộ phận, một số khâu. Mặt khác, phần lớn tồn tại vẫn chủ yếu từ phía khách hàng gặp phải khó khăn, rủi ro trong hoạt động kinh doanh dẫn đến khơng thể hồn trả nợ vay đầy đủ hoặc đúng hạn. Đứng về phía khách quan, thì tình hình kinh tế ln biến động, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt.

Thứ nhất, trình độ của đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập, đa số cán bộ trẻ chƣa có kinh nghiệm thực tế nên việc tiếp nhận phân tích thơng tin cịn hạn chế khiến cho cơng tác dự báo, dự đoán chƣa đƣợc chuẩn xác.

Thứ hai, quy trình nghiệp vụ tín dụng cịn chƣa phù hợp với thực tế và đôi khi cán bộ tín dụng làm việc theo suy đoán chủ quan của mình, điều này dẫn đến quy trình tín dụng khơng đƣợc thực hiện một cách nghiêm ngặt.

Thứ ba, hoạt động tín dụng là hoạt động liên quan đến nhiều lĩnh vực nên địi hỏi cán bộ tín dụng phải là ngƣời am hiểu sâu sắc các vấn đề kinh tế tài chính, nắm bắt kịp thời diễn biến mới xảy ra có liên quan đến hoạt động tín dụng. Nhƣng trên thực tế, không phải cán bộ nào tại Chi nhánh cũng am hiểu hết các vấn đề, điều này dẫn đến chất lƣợng tín dụng giảm sút.

Thứ tƣ, cán bộ tín dụng là ngƣời thu thập và xử lý thông tin về khách hàng vay vốn. Để có một quyết định cho vay đúng đắn thì nguồn thơng tin phải thu thập từ nhiều nguồn: từ chính khách hàng vay vốn, từ thị trƣờng,… Điều này dẫn đến công tác thu thập thông tin đơi lúc gặp khó khăn. Hơn nữa, việc tổng hợp thơng tin của cán bộ tín dụng cũng chƣa thật sự tốt giữa thông tin về bản thân khách hàng, thông tin ngành và thông tin từ thị trƣờng. Nên khi khách hàng gặp khó khăn trong việc kinh doanh thì sẽ ảnh hƣởng xấu đến việc trả nợ của khách hàng.

Thứ năm, cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ tại chỗ đối với những cán bộ thừa hành và cán bộ quản lý nghiệp vụ tín dụng chƣa đƣợc thƣờng xuyên, sâu sát.

- Nguyên nhân từ phía khách hàng

Trên đây là những nguyên nhân xuất phát từ ngân hàng, những rủi ro và tổn thất mà ngân hàng có thể gặp phải cịn xuất phát từ phía khách hàng. Nếu năng lực quản lý, sử dụng vốn của khách hàng khơng hiệu quả thì sẽ dẫn đến việc làm ăn thua lỗ, không thu hồi đƣợc vốn, khách hàng gặp khó khăn trong vấn đề tài chính, điều này sẽ làm giảm hiệu quả thu hồi vốn và lãi của ngân hàng và ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng của ngân hàng. Mặt khác, nếu khách hàng cố tình sử dụng vốn sai mục đích, khơng đúng với quy định trong hợp đồng tín dụng thì đây sẽ là một tổn thất lớn cho ngân hàng, điều này dẫn đến chất lƣợng tín dụng khơng đƣợc đảm bảo, ảnh hƣởng lớn đến uy tín của ngân hàng.

- Nguyên nhân khách quan

Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trƣờng ngân hàng: có nhiều Ngân hàng đang cùng hoạt động trên cùng địa bàn với Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Hà Nội nhƣ: chi nhánh của Vietcombank, Seabank, Abbank, BIDV, điều này sẽ làm cho hoạt động của Chi nhánh trở nên khó khăn hơn.

CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP & KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á

CHÂU – CHI NHÁNH HÀ NỘI

3.1. ĐỊNH HƢỚNG NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng TMCP á châu chi nhánh hà nội (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)