Những tồn tại trong công tác quản lý chi phí thi công xây dựng công trình và

Một phần của tài liệu đề xuất một số giải pháp quản lý chi phí trong quá trình thi công nhằm giảm giá thành công trình tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 (Trang 51 - 57)

7. Nội dung của luận văn:

2.3.2 Những tồn tại trong công tác quản lý chi phí thi công xây dựng công trình và

và nguyên nhân

Trong quãng thời gian hoạt động của mình, mặc dù đã thu không ít thành công, tạo uy tín lớn trên thị trường nhưng Tổng công ty vẫn còn nhiều tồn tại cần phải khắc phục. Những thiếu sót đó tồn tại ở nhiều khâu trong quản lý thi công công trình như:

2.3.2.1 Tồn tại trong hệ thống định mức, đơn giá thi công hiện hành

Ở nước ta công tác quản lý giá trong xây dựng luôn được quan tâm và ngày càng được hoàn thiện cả về nội dung và phương pháp tính toán. Nội dung và cơ cấu giá trị dự toán công trình xây dựng qua các thời kỳ đã gắn liền với sự phát triển của ngành xây dựng cũng như của đất nước, đã dần dần phản ánh đầy đủ các loại chi phí cần thiết để tạo nên công trình xây dựng. Việc phân loại các chi phí phù hợp với các đặc điểm của từng loại chi phí, đảm bảo việc tính toán và quản lý chi phí được thuận lợi và sát thực tế hơn.

Hệ thống định mức, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật dùng để lập dự báo bao gồm các loại định mức thi công, định mức dự toán, đơn giá xây dựng cơ bản, giá tính cho 1m2 sử dụng hay một đơn vị công suất các ngôi nhà, hạng mục công trình, công trình thông dụng cũng như các định mức tính theo tỷ lệ (định mức chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước) ngày một hoàn thiện.

Về việc quản lý giá đã xóa bỏ chế độ thực thanh, thực chi, chuyển sang thực hiện việc quản lý giá theo định mức, đơn giá xây dựng cơ bản và khối lượng công việc thực hiện phù hợp với hồ sơ thiết kế được duyệt.

Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động đầu tư và xây dựng công tác định giá và quản lý giá còn bộc lộ một số tồn tại sau:

- Còn thiếu căn cứ, cơ sở khoa học để xác định các chỉ tiêu về giá sản phẩm xây dựng trong các giai đoạn của quá trình đầu tư và xây dựng như tổng mức đầu tư, tổng dự toán... Các chỉ tiêu này được xác định theo cách ước tính...

- Một số công việc chưa có định mức, đơn giá hoặc có định mức, đơn giá nhưng đã lạc hậu, không phù hợp với trình độ phát triển khoa học công nghệ và tình hình quản lý giá xây dựng hiện nay.

+ Một số định mức không phù hợp: như AF.33320, AF.33320 (đổ bê tông dầm cầu thi công bằng phương pháp đúc hẫng) và AF.33410 (Bê tông dầm hộp cầu). Ở những định mức này hao phí nhân công là quá lớn. Với thực tế thi công hiện nay không cần đến hao phí nhân công quá nhiều như thế này. Gây lãng phí ảnh hưởng đến chi phí thi công xây dựng công trình.

Bảng 2-5: Một số Định mức không phù hợp (AF.33320, AF.33330) Mã hiệu Công tác xây lắp Thành phần hao phí Đơn vị Loại dầm Đúc đẩy Đúc hẫng trên cạn Đúc hẫng trên mặt nước AF.333 Bê tông

dầm cầu thi công bằng phương pháp đúc đẩy, đúc hẫng (1 m3) Vật liệu Vữa m3 1,015 1,015 1,015 Ống nhựa phi 58 m 0,02 - - Ống nhựa phi 75 m - 1,02 1,02 Vật liệu khác % 4 4 4

Nhân công 4,0/7 công 11,36 16,64 19,76 Máy thi công

Máy đàm dùi 1,5KW ca 0,18 0,18 0,18 Cần cẩu 16T ca 0,035 - - Cần cẩu 25T ca - 0,11 - Cần cẩu nổi 30T ca - - 0,11 Máy bơm BT 50m3/h ca 0,035 0,035 0,05 Sà Lan 400T ca - - 0,11 Tầu kéo 150CV ca - - 0,11 Máy khác % 2 2 2

Bảng 2-6: Một số Định mức không phù hợp (AF.33410)

Mã hiệu

Công tác xây dựng

Thành phần hao phí Đơn vị Số lượng

AF.333 Bê tông dầm hộp cầu Vật liệu Vữa m3 1,015 Ống nhựa phi 75 m 1,02 Vật liệu khác % 4

Nhân công 4,0/7 công 11,36

Máy thi công

Máy bơm BT 50m3/h ca 0,035

Máy đàm dùi 1,5KW ca 0,18

Cần cẩu 25T ca 0,035

Máy khác % 2

+ Một số định mức chưa có do áp dụng khoa học công nghệ mới như định mức Cọc cát đầm hay cọc ống thép.

Cọc cát đầm: Để xử lý đất yếu người ta có thể dùng công nghệ cọc cát đầm hay viết tắt là cọc cát (Sand Compaction Pile-SCP). Phương pháp cọc cát đầm là một phương pháp để làm ổn định nền đất yếu bằng cách thi công các cọc cát được đầm kĩ với đường kính lớn bằng quá trình lặp đi lặp lại rút hạ cọc ống thép được rung. Phương pháp này tạo ra các ống mao dẫn (là cọc cát) làm giảm mực nước ngầm trong đất, làm chặt đất và cải thiện chỉ tiêu cơ lý của đất nền.

Cọc ống thép: Tương tự như các loại cọc khác (cọc BTCT. cọc khoan nhồi, cọc ống BTCT...), cọc ống thép được sử dụng cho kết cấu móng các công trình xây dựng như nhà cao tầng, sân bay, bến cảng, cầu đường... Việc áp dụng từng loại cọc phụ thuộc vào công tác chế tạo, thi công công trình, điều kiện tự nhiên, loại kết cấu của từng công trình cụ thể.Với sự phát triển về kinh tế và công nghiệp, ứng dụng cọc ống thép ngày càng trở nên phổ biến hơn trong quá trình phát triển đô thị, cải thiện cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cảng, nhà ở và những công trình khác. Cọc

ống thép mang lại nhiều ưu điểm vượt trội so với cọc bê tông bởi độ bền và cường độ cao của vật liệu, đạt được khả năng chịu tải trọng cao và khả năng kháng ngang lớn.

Đây là các phương pháp thi công hiện đại, nhà nước chưa ban hành đơn giá, định mức cụ thể cho phương pháp thi công này. Đây cũng là một hạn chế lớn của quy định về định mức đơn giá của nhà nước ta hiện nay.

- Việc quản lý giá trong đấu thầu xây dựng còn nhiều tồn tại như giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu sẽ khó có thể là mức giá hợp lý là giá trần khi xét thầu vì giá gói thầu không có một điều kiện ràng buộc nào (có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn dự toán hay tổng dự toán được duyệt). Hiện tượng bỏ giá thầu thấp hiện nay dẫn tới các hiện tượng làm bừa, làm ẩu, bớt xén nguyên vật liệu, gây tổn hại đến chất lượng công trình, ảnh hưởng đến lợi ích dài hạn và sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Thêm nữa do xảy ra tình trạng thừa hoặc thiếu mức tiêu hao như đã nói ở trên, nên các đội thi công thường tìm cách ghi nhận đơn giá vật liệu, thuê nhân công, ca máy thấp hoặc cao hơn so với giá thực tế để khống chế theo giá trị trúng thầu. Điều này tạo ra khó khăn trong giải trình đơn giá khi quyết toán công trình, nhất là các công trình chỉ định thầu.

Xuất phát từ những thực trạng trên là do việc kiểm soát chi phí thi công chưa được hoàn thiện theo một quy trình chặt chẽ, khoa học, phù hợp với quy chế quản lý tài chính và các quy định về đầu tư xây dựng.

2.3.2.2 Chi phí tài chính tăng do chậm tiến độ thi công, chậm trễ trong công tác thanh toán, quyết toán công trình

Thực tế công tác thanh, quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành ở các cấp, các ngành, các địa phương thực hiện chưa nghiêm và còn chậm. Thông thường phải sau hơn hai tháng, sau hoàn thiện thi công mới có hồ sơ thanh toán. Hồ sơ thanh toán còn nhiều vấn đề như thiếu tính đồng bộ. Chính vì vậy gây tình trạng bị ứ đọng vốn lớn làm tăng chi phí thi công xây dựng công trình. Nguyên nhân có thể do từng đơn vị tự lập hồ sơ thanh toán của đơn vị mình chậm, hồ sơ không đầy đủ thiếu tính đồng bộ. hoặc do Chủ đẩu tư không có vốn nên chậm thanh toán cho Nhà thầu làm cho Nhà thầu bỏ vốn thi công mà không thể thu hồi được, làm tăng chi phí tài chính đáng kể kéo theo đó là làm tăng chi phí thi công xây dựng công trình.

Ngoài ra việc chậm trễ trong quá trình thi công sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chi phí. Phần lớn các dự án bị chậm tiến độ đều làm chi phí tăng thậm chí tăng đến 20%-30% tổng giá trị. Chậm bàn giao đưa công trình vào vận hành còn có nghĩa là vốn đầu tư bị ứ đọng, quay vòng chậm gây thiệt hại cho Nhà thầu, chủ đầu tư, Nhà nước và xã hội. Trong chừng mực nhất định, không đảm bảo đúng tiến độ còn có nghĩa là chất lượng của một số phần việc không đảm bảo.

Tổng công ty có một số dự án bị chậm tiến độ. Vì vậy Tổng công ty sẽ chịu tác động của đủ mọi chi phí và các chi phí này liên tục tăng, từ giá nhân công, vật liệu, giá đền bù, giải phóng mặt bằng, điều chỉnh thiết kế kỹ thuật, quy mô dự án… gây tổn thất không nhỏ cho tài chính của Tổng công ty.

2.3.2.3 Tồn tại trong cơ cấu tổ chức Ban chỉ huy công trường

Chi phí quản lý cho Bộ máy quản lý tại Tổng công ty lớn dẫn đến, ảnh hưởng đến lợi nhuận của Tổng công ty. Quyền lực và trách nhiệm quản lý của các bộ phận có khi trùng nhau nên dễ dẫn đến xung đột.

Nguyên nhân là do cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý chưa phù hợp, cồng kềnh, phân giao nhiệm vụ trùng lặp, chồng chéo, thiếu khoa học, năng lực chuyên môn và tinh thần trách nhiệm của các cán bộ chưa cao.

2.3.2.4 Tồn tại trong khâu kiểm soát cung cấp và sử dụng vật liệu trên công trường

Với đặc thù của sản phẩm công trình giao thông, công trình cần cung cấp một lượng vật liệu rất lớn và đa dạng, bao gồm: vật liệu thô như đất đắp, cát, đá các loại, vật liệu truyền thống như sắt thép, xi măng, bê tông …, đặc biệt hiện nay ngành xây dựng giao thông đang ứng dụng nhiều công nghệ thi công và công nghệ vật liệu mới vào công trình, do vậy chất lượng, tiến độ và giá thành sản phẩm phụ thuộc phần lớn vào khâu cung cấp, quản lý cấp phát và quản lý sử dụng. Tuy vậy qua thực trạng cho thấy việc cung cấp vật liệu về công trình của một số dự án lớn vẫn còn nhiều bất cập về cả số lượng và chất lượng vật liệu cũng như thời gian cung cấp làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ, chất lượng cũng như giá thành công trình. Công tác quản lý sử dụng với thói quen cũ làm thất thoát, lãng phí trong quá trình cấp phát và sử dụng trên công trường.

Nguyên nhân do thiếu khoa học trong quản lý vật tư, chưa có quy trình cấp phát vật tư cụ thể, chưa ứng dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý vật tư.

2.3.2.5 Tồn tại trong việc kiểm soát máy móc, thiết bị thi công

Đặc thù thi công công trình giao thông, yêu cầu thiết bị thi công với số lượng lớn và nhiều chủng loại phục vụ cho công tác đâò đắp, vận chuyển, đặc biệt là các thiết bị phục vụ cho công nghệ thi công mới. Mặc dù Tổng công ty đã có phương pháp tiến bộ là đưa ra kế hoạch hoạt động cho từng máy nhưng nhiều máy chưa thực sự được sử dụng hiệu quả, không sử dụng hết công suất của máy. Việc điều động máy móc thiết bị còn bất cập, chưa phù hợp làm tăng chi phí sử dụng máy.

Nguyên nhân do việc tính toán số lượng máy thi công chưa phù hợp với điều kiện thi công thực tế trên công trường. Việc tính toán lựa chọn giá ca máy cho từng công tác xây lắp làm cơ sở để thuê khoán chưa chuẩn xác. Thi công công trình giao thông thi công tác vận chuyển vật liệu là rất lớn nhưng chưa có phương pháp lựa chọn phương án vận chuyển hợp lý để giảm chi phí công tác vận chuyển.

Một phần của tài liệu đề xuất một số giải pháp quản lý chi phí trong quá trình thi công nhằm giảm giá thành công trình tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)