7. Nội dung của luận văn:
2.2.1 Mô hình quản lý và chức năng nhiệm vụ bộ máy của Tổng công ty
2.2.1.1 Mô hình quản lý:
Tổng công ty có cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành gồm:
- Hội đồng quản trị; - Ban Kiểm soát; - Tổng giám đốc;
- Các Phó Tổng giám đốc; - Kế toán trưởng;
Với sơ đồ tổ chức như sau:
2.2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận.
• Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại Tổng công ty, có quyền nhân danh Tổng công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của Tổng công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu phân cấp cho các cơ quan, tổ chức khác là đại diện chủ sở hữu thực hiện.
Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và trước pháp luật về mọi hoạt động của Tổng công ty.
• Chủ tịch Hội đồng quản trị: có các quyền hạn và nhiệm vụ sau đây
- Thay mặt Hội đồng quản trị ký nhận vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do chủ sở hữu nhà nước đầu tư cho Tổng công ty; quản lý Tổng công ty theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;
- Tổ chức nghiên cứu chiến lược phát triển; kế hoạch dài hạn; dự án đầu tư có quy mô thuộc quyền quyết định của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng quản trị trình Đại diện chủ sở hữu quyết định; phương án đổi mới tổ chức, nhân sự chủ chốt của Tổng công ty để trình Hội đồng quản trị;
- Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị; quyết định chương trình, nội dung họp và tài liệu phục vụ cuộc họp, triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Hội đồng quản trị;
- Thay mặt Hội đồng quản trị ký các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;
- Tổ chức theo dõi và giám sát việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị; có quyền đình chỉ các quyết định của Tổng giám đốc trái với nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;
- Các quyền khác theo phân cấp, uỷ quyền của Hội đồng quản trị và Bộ Giao thông vận tải.
• Ban kiểm soát
Ban kiểm soát do Hội đồng quản trị thành lập để giúp Hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt
động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán, báo cáo tài chính và việc chấp hành Điều lệ Tổng công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị.
• Tổng giám đốc
Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật, điều hành hoạt động hàng ngày của Tổng công ty theo mục tiêu, kế hoạch và các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị phù hợp với Điều lệ Tổng công ty; chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
• C á c Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng
Tổng công ty có số lượng Phó Tổng giám đốc và kế toán trưởng theo quy định. Phó Tổng giám đốc, kế toán trưởng do Hội đồng quản trị tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc ký hợp đồng, chấp dứt hợp đồng theo đề nghị của Tổng giám đốc.
Các Phó Tổng giám đốc giúp Tổng giám đốc điều hành Tổng công ty theo phân công và ủy quyền của Tổng giám đốc; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền. Việc ủy quyền có liên quan đến việc ký kết hợp đồng kinh tế hoặc liên quan tới việc sử dụng con dấu của Tổng công ty đều phải thực hiện bằng văn bản.
Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán của Tổng công ty; giúp Tổng giám đốc giám sát tài chính tại Tổng công ty theo pháp luật về tài chính, kế toán; chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền.
• Bộ máy giúp việc
Các phòng (ban) chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công việc của Tổng công ty, bao gồm:
- Phòng Kinh doanh thị trường; - Phòng Kỹ thuật công nghệ; - Phòng Thiết bị;
- Phòng Thương mại Vật tư;
- Phòng Tổ chức Cán bộ - Lao động; - Phòng Tài chính - Kế toán;
- Văn phòng tổng hợp; - Các Ban điều hành dự án.
2.2.1.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban cụ thể như sau:
- Phòng Kinh doanh Thị trường: Thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là chủ trì xây dựng kế hoạch đầu tư dài hạn, trung hạn, kế hoạch đầu tư hàng quý, hàng năm của Tổng công ty; Chủ trì kiểm tra kế hạch đầu tư dài hạn, trung hạn, hàng năm của doanh nghiệp thành viên, công ty liên kết; Chủ trì lập và phân tích các dự án đầu tư; Tham mưu để phê duyệt giá dự toán công trình do các công ty lập. Tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty mẹ và các công ty thành viên; Chủ trì nghiên cứu, tìm kiếm, xây dựng cơ sở dữ liệu, đánh giá và dự báo thị trường trong và ngoài nước làm cơ sở hoạch định, xây dựng chiến lược, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm của Tổng công ty trong lĩnh vực đấu thầu, tìm kiếm việc làm. Ngoài ra, Phòng còn có chức năng tìm kiếm việc làm, quảng bá hình ảnh công ty để công ty mở rộng thêm thị trường và tìm ra nhiều lĩnh vực kinh doanh mới.
+ Phòng Kỹ thuật Công nghệ: Có nhiệm vụ nghiên cứu tham mưu cho Ban lãnh đạo Tổng công ty những vấn đề lớn trong lĩnh vực quản lý Kỹ thuật và Công nghệ thi công các công trình cầu, đường, cảng, sân bay. Hướng dẫn kỹ thuật tại các đơn vị thành viên lập phương án, biện pháp thiết kế thi công các công trình hạ tầng giao thông sao cho đảm bảo chất lượng hiệu quả tốt nhất.
+ Phòng Thiết bị: Có nhiệm vụ quản lý việc sử dụng, khai thác thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất của đơn vị; tổ chức đấu thầu thiết bị, nghiên cứu và đề xuất việc ứng dụng công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực thiết bị vào thi công, chế tạo cơ khí và lắp đặt máy, đồng thời phổ biến các Quy định của nhà nước, của Tổng công ty về các vấn đề liên quan tới lĩnh vực máy, thiết bị.
+ Phòng Thương mại Vật tư: Có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường để đầu tư kinh doanh hàng nhập khẩu và hàng nội địa, đảm bảo đúng thời điểm, đúng chủng
loại, giá cả hợp lý, đại hiệu quả. Đồng thời tham mưu các chủ trương chính sách phù hợp với tình hình thực tế của từng gói thầu, từng dự án, đáp ứng thực tiễn sản xuất kinh doanh của đơn vị. Lập các hợp đồng thương mại, theo dõi tình hình thanh quyết toán việc mua bán, sử dụng vật tư.
+ Phòng Tổ chức Cán bộ - Lao động: Có nhiệm vụ kiện toàn bộ máy tổ chức của công ty. Theo dõi năng lực của các thành viên, lập báo cáo tổ chức cán bộ, lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội theo đúng quy định.
+ Phòng Tài chính - Kế toán:Quản lý công tác tài chính kế toán, cập nhật sổ sách và bảo quản chứng từ, mở sổ sách kế toán theo dõi, cập nhật toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh toàn công ty đúng thời khoá luật quy định.
+ Văn phòng tổng hợp:Phụ trách những công việc hành chính, văn phòng.
+ Các Ban điều hành dự án: Là bộ phận trực thuộc cơ quan Tổng công ty, do Tổng giám đốc quyết định thành lập, có tư cách pháp nhân không đầy đủ, có con dấu giao dịch riêng, được mở tài khoản chuyên chi tại Ngân hàng theo quy định của Nhà nước. Ban điều hành dự án hoạt động theo chế độ thủ trưởng và có bộ máy tham mưu, giúp việc.
Có hai hình thức tổ chức Ban điều hành:
- Khi gói thầu do Tổng công ty trúng thầu hoặc được chỉ định thầu với quy mô nhỏ, yêu cầu về công nghệ thi công không phức tạp - dưới đây gọi là hình thức 1.
- Khi gói thầu do Tổng công ty hoặc liên doanh với các đối tác trúng thầu hoặc được chỉ định thầu với quy mô lớn - dưới đây gọi là hình thức 2.
Hình thức 1:
Với hình thức này, Tổng công ty có thể thành lập hoặc không thành lập Ban điều hành.
a. Trường hợp không thành lập Ban điều hành: Tổng công ty ủy quyền cho một công ty thành viên trực tiếp điều hành mọi hoạt động xây dựng của gói thầu và chịu trách nhiệm trực tiếp trước Tổng công ty, Chủ đầu tư và trước pháp luật về tiến độ, chất lượng và giá thành theo các điều kiện của Hợp đồng.
b. Trường hợp thành lập Ban điều hành: mô hình Ban điều hành được tổ chức theo mục b, hình thức 2 của Điều này.
Hình thức 2:
Với hình thức này, Ban điều hành có thể được tổ chức theo một trong hai mô hình sau:
a. Ban điều hành hoạt động độc lập:
Tổng công ty hoặc Liên danh thành lập Ban điều hành. Giám đốc Ban điều hành thực hiện nhiệm vụ điều hành hoạt động xây lắp trên công trường theo sự chỉ đạo của Tổng giám đốc (nếu Tổng công ty trúng thầu) hoặc Hội đồng quản lý Liên danh (nếu Liên danh với các đối tác trúng thầu).
b. Ban điều hành hoạt động phụ thuộc:
- Về nguyên tắc được tổ chức hoạt động và có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn như hình thức Ban điều hành hoạt động độc lập.
- Điểm khác cơ bản: Ban điều hành hoạt động phụ thuộc chỉ có tài khoản phụ nội bộ, tài khoản chính ở cơ quan Tổng công ty hoặc ở từng đơn vị thành viên tham gia Liên danh. Tài khoản nội bộ này do Giám đốc Ban điều hành trực tiếp quản lý và đảm bảo cho Ban điều hành hoạt động bình thường, nhằm đáp ứng được các yêu cầu về tiến độ, chất lượng yêu cầu của dự án. Mọi chi phí cho Ban điều hành hoạt động, mua sắm trang thiết bị... đều phải có kế hoạch do Giám đốc Ban điều hành lập và được Tổng giám đốc hoặc Hội đồng quản lý Liên danh thông qua.
c. Tuỳ đặc thù của từng gói thầu mà Tổng công ty (hoặc Liên danh) có thể áp dụng một trong các hình thức điều hành gói thầu nêu trên và có bản thoả thuận phân cấp chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa Giám đốc Ban điều hành với các bên tham gia gói thầu.
• Đơn vị hạch toán phụ thuộc
Đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng công ty thực hiện chế độ phân cấp hoạt động kinh doanh, hạch toán, tổ chức và nhân sự của Tổng công ty theo quy định tại điều lệ hoặc quy chế của đơn vị hạch toán phụ thuộc do Tổng giám đốc xây dựng và trình Hội đồng quản trị phê duyệt. Tổng công ty chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính phát sinh đối với các cam kết của các đơn vị hạch toán phụ thuộc.
• Công ty con là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Luật doanh nghiệp, quy định của Chính phủ về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và các quy định pháp luật có liên quan. 2. Hội đồng quản trị Tổng công ty là đại diện chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
•Công ty con là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty liên doanh
1. Công ty con là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên, công ty liên doanh do Tổng công ty giữ cổ phần chi phối, vốn góp chi phối được thành lập, tổ chức và hoạt động theo luật pháp về loại hình công ty đó. 2. Tổng công ty thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cổ đông hoặc thành viên, bên liên doanh, bên góp vốn chi phối tại công ty con theo quy định của pháp luật và điều lệ của Công ty đó.
3. Tổng công ty trực tiếp quản lý cổ phần, vốn góp chi phối ở công ty con thông qua người trực tiếp quản lý phần vốn của Tổng công ty tại các công ty con. •Công ty liên kết
1. Công ty liên kết được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật tương ứng với hình thức pháp lý của doanh nghiệp đó.
2. Tổng công ty cử người đại diện để thực hiện các quyền hạn và nghĩa vụ của cổ đông, thành viên góp vốn, bên liên doanh theo điều lệ của công ty liên kết hoặc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo hợp đồng liên kết.