7. Nội dung của luận văn:
2.1.1 Giới thiệu chung
Cuối năm 1991, Nhà nước chủ trương tách lực lượng duy tu và lực lượng xây dựng cơ bản. Các lực lượng xây dựng cơ bản được hợp thành Tổng công ty Xây dựng miền Trung (nay là Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4); các lực lượng quản lý duy tu đường hợp thành Khu quản lý đường bộ 4.
Lúc mới chuyển, Tổng công ty Xây dựng Miền Trung có 4.764 cán bộ công nhân, viên chức với biên chế 13 đơn vị: Công ty cầu cảng 473, Công ty Cầu cảng 479, Công ty Công trình 480, Công ty Công trình 482, Công ty Công trình 475, Công ty Công trình 484, Công ty Công trình 469, Công ty đường bộ 471, Công ty Xây dựng và XNKVT Miền Trung, Nhà máy CT665, Xí nghiệp B19, Xí nghiệp F19 và Xí nghiệp Đ19.
Từ năm 1992 nền kinh tế thực sự vận hành theo cơ chế thị trường, lấy cạnh tranh làm quy luật tồn tại, đặt các doanh nghiệp vốn không ít khó khăn do lịch sử để lại, đứng trước thử thách mất, còn.
Trước tình hình đó, Tổng công ty đã tổ chức lại sản xuất và quản lý. Sáp nhập 4 đơn vị yếu kém thành hai. Xác lập mô hình quản lý Tổng công ty vừa làm chức năng cơ quan cấp trên, vừa là cấp hạch toán cụ thể, phần lớn công ty hạch toán độc lập, số còn lại hạch toán nội bộ, tạo điều kiện tiến tới tổ chức thành lập đoàn kinh tế, và trên cơ sở dó, Tổng công ty có điều kiện tiến nhanh hơn trên con đường tích lũy để đối mới kỹ thuật và công nghệ.
Trong ba năm, Tổng công ty đã đưa hơn 50 công trình cầu lớn nhỏ trên quốc lộ, tỉnh lộ vào sử dụng, 40 km nền mặt đường nâng cấp.
Kế thừa truyền thống Anh hùng, bước vào thời kỳ đổi mới và hội nhập, cũng là thời kỳ mà Tổng công ty đứng trước những vận hội, song cũng là thời kỳ đầy khó khăn, thách thức: thiếu vốn, thiếu việc làm, thiết bị và công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý, trình độ kỹ thuật còn non kém, lại phải cạnh tranh quyết liệt trong cơ chế
thị trường. Tổng công ty đã hoàn thiện công nghệ đúc đẩy cầu Hiền Lương do Cộng hòa Liên bang Nga trợ giúp kỹ thuật công nghệ, được Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước đánh giá xuất sắc. Công nghệ đã áp dụng xây dựng 5 nhịp phía Bắc của Cầu Quán Hàu (Quốc lộ 1A), Cầu Sảo Phong (Quốc lộ 12), Cầu Dinh (Quốc lộ 48 - Nghệ An) và cầu Hà Nha (Quốc lộ 14). Cũng chính ở cầu Quán Hàu, Tổng công ty đã khoan thành công cọc khoan nhồi với thiết bị hiện đại có thể khoan sâu 80m, đường kính tối đa 2m. Tổng công ty đã chủ động đầu tư nhiều công nghệ tiên tiến như: Công nghệ đúc hẫng, dầm Super T được áp dụng ở cầu Quán Hàu, Tân Đệ, Trường Hà, Hà Nha, Bến Lức, Yên Lệnh, Đà Rằng,…; Công nghệ treo dây văng thi công cầu Đăkrông; Công nghệ thi công mặt đường bê tông nhựa và bê tông xi măng theo tiêu chuẩn AASHTO được áp dụng thi công ở các dự án nâng cấp Quốc lộ 18, Láng - Hòa Lạc, Hà Nội - Giẽ, Quốc lộ 1A đoạn Vinh - Đông Hà, Đông Hà - Huế, dự án đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 6, dự án đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương,…; Công nghệ đúc dầm trên đà giáo di động thi công trên cầu Trần Phú - Nha Trang, cầu Thanh Trì - Hà Nội. Trong kiểm soát chất lượng công trình đã áp dụng kiểm định tiên tiến như phương pháp siêu âm, PIT để kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi, chất lượng bê tông công trình.
Phát huy nội lực không chỉ về vốn, về cơ sở vật chất kỹ thuật đã có, Tổng công ty còn đặc biệt quan tâm tới nguồn nhân lực con người bằng việc tiếp nhận kỹ sư mới ra trường, tập trung đào tạo và đào tạo lại lực lượng cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề.
Vừa độc lập, tự chủ, vừa thực hiện liên danh, liên kết với chủ thầu trong và ngoài nước, Tổng công ty đã thắng thầu trên nhiều công trình. Tổng công ty đã và đang tham gia thi công các dự án lớn: đường 18, Láng - Hòa Lạc, đường 14, đường 51 và Quốc lộ 5. 19 cầu trên Quốc lộ 1A đoàn thành phố Hồ Chí Minh đi Cần Thơ, Quốc lộ 1A đoàn Vinh - Đông Hà, Đông Hà - Huế, Cầu Tân Đệ, dự án R5 Quốc lộ 10 - Hải Phòng, cầu Bến Lức, cầu Đà Rằng, cầu Vĩnh Tuy. Cùng với Tổng công ty Xây dựng Thăng Long đầu tư xây dựng cầu Yên Lệnh theo phương thức Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (B.O.T). Năm 2003 Tổng công ty đã đầu tư xây dựng
tuyến trành Quốc lộ 1A đoạn trành thành phố Vinh với tổng kinh phí gần 400 tỷ đồng cũng theo phương thức BOT. Hiện nay các dự án đã được đưa vào khai thác.
Trong những năm tới đây với năng lực hiện có, Tổng công ty sẽ tiếp tục đầu tư hoàn thiện các công nghệ thi công tiên tiến; hoàn chỉnh hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 - 2000; đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp để hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con vào 01/01/2007. Ngoài chức năng xây dựng giao thông, những năm gần đây Tổng công ty còn đầu tư mở rộng nhiều ngành nghề và loại hình kinh doanh theo hướng đa dạng hóa như: sản xuất công nghiệp, thủy điện, xi măng, khai thác và kinh doanh nước khoáng thiên nhiên, xây dựng thủy lợi, xuất khẩu lao động, nhập khẩu vật tư thiết bị, xây dựng kinh doanh nhà ở, hạ tầng đô thị,..