CHƯƠNG V KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KHUYẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên trạng thái IIIA1 tại vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông tỉnh Thanh hóa (Trang 53 - 54)

5.1. Kết luận

 Cấu trúc tầng cây cao:

+ Qua nghiên cứu tổ thành tầng cây cao ở 3 OTC cho thấy rằng số lượng loài cây khá nhiều tuy nhiên ở mỗi loài số lượng cá thể còn ít, chỉ có một số loài chiếm ưu thế rõ ràng như Kháo xanh, Kim Giao, Côm tầng,...

+ Mật độ tầng cây cao tại khu vực nghiên cứu đạt mức 183 cây/ha - 227 cây/ha.

 Đặc điểm tái sinh của rừng:

+ Mật độ cây tái sinh ở mức khá cao (8880 cây/ha) và có xu hướng giảm khi cấp chiều cao tăng lên.

+ Cây tái sinh chủ yếu tái sinh từ hạt (90,5%) với tỷ lệ tái sinh 12,46% và tập trung chủ yếu ở cấp chất lượng tốt (49,29%).

 Các nhân tố hoàn cảnh ảnh hưởng đến tái sinh tự nhiên bao gồm: + Tổ thành tầng cây cao và tổ thành cây tái sinh

+ Độ tàn che của tầng cây cao + Lớp cây bụi, thảm tươi

 Đã đề xuất được một số giải pháp kỹ thuật nhằm xúc tiến khả năng tái sinh của rừng trạng thái IIIA1.

5.2. Tồn tại

Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi thấy có một số tồn tại sau:

- Diện tích rừng tự nhiên tại vùng đệm Khu BTTN Pù Luông – Thanh Hóa tương đối lớn, tuy nhiên mới chỉ nghiên cứu trên đối tượng là trạng thái rừng IIIA1 nên không thể bao quát được tình hình cụ thể của toàn bộ rừng trên phạm vi toàn vùng đệm.

- Đề tài chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của nhân tố sinh thái đến tái sinh tự nhiên nên chưa thể phản ánh hết được sự phụ thuộc của lớp cây tái sinh vào điều kiện bên ngoài. Chưa nghiên cứu ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố sinh thái đến tái sinh tự nhiên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên trạng thái IIIA1 tại vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông tỉnh Thanh hóa (Trang 53 - 54)