Ảnh hưởng của một số nhân tố đến khả năng tái sinh tự nhiên dưới tán rừng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên trạng thái IIIA1 tại vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông tỉnh Thanh hóa (Trang 46 - 47)

* Từ kết quả nghiên cứu về tái sinh, có thể rút ra một số nhận xét chung như sau:

- Sau một thời gian phục hồi, số lượng và chất lượng cây tái sinh sẽ đạt được mức đảm bảo cho rừng đủ khả năng phục hồi mà không cần đến các biện pháp tác động của con người. Mặc dù các loài cây kém giá trị còn nhiều, các loài cây có giá trị rất ít hoặc có thể không có nhưng đây mới là giai đoạn đầu của quá trình phục hồi nên những loài cây tiên phong ưa sáng, mọc nhanh có nhiều cơ hội phát triển để tạo hoàn cảnh rừng sau này.

- Tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng thấp, chất lượng chủ yếu tập trung vào các cấp chất lượng tốt và trung bình, cây bụi thảm tươi phát triển mạnh nên cần phải có những biện pháp chăm sóc hợp lý cho cây tái sinh có triển vọng.

- Cây rừng phân bố cụm đã tạo cho rừng nhiều chỗ trống và nhiều chỗ có quá nhiều cây tái sinh. Vì thế nên vấn đề đặt ra ở đây là phải điều tiết được mật độ cây tái sinh và phân bố của chúng trên bề mặt đất cho phù hợp nhằm tận dụng được không gian dinh dưỡng một cách triệt để, tạo điều kiện tốt nhất cho cây tái sinh sinh trưởng và phát triển.

4.3. Ảnh hưởng của một số nhân tố đến khả năng tái sinh tự nhiên dưới tán rừng rừng

Rừng và môi trường luôn có ảnh hưởng qua lại mật thiết với nhau, rừng luôn chịu chi phối bởi các nhân tố sinh thái, ngược lại rừng có khả năng điều tiết một số nhân tố sinh thái. Môi trường bao gồm nhiều nhóm nhân tố như: khí hậu (bức xạ mặt trời, nhiệt độ, nước, thành phần và sự chuyển động của không khí), đất đai (đá mẹ, đặc tính lý hóa của đất), năng lượng (năng lượng mặt trời, năng lượng gió) và

các hiện tượng thiên nhiên như sấm, chớp, bão,… Khi các sinh vật sống gần nhau trong quần thể thì bản thân mỗi một sinh vật cũng là một nhân tố của môi trường. Các nhân tố môi trường có ảnh hưởng đến sự phát sinh, sinh trưởng và phát triển của rừng gọi là nhân tố sinh thái. Các nhân tố sinh thái bao giờ cũng tác động tổng hợp đồng thời lên đời sống sinh vật. Mọi nhân tố sinh thái đều gắn bó chặt chẽ với nhau và khi một nhân tố sinh thái thay đổi thì các nhân tố sinh thái khác cũng thay đổi theo. Mặt khác, sinh vật bao giờ cũng yêu cầu sự tổng hợp của các nhân tố sinh thái.

Tác động của các nhân tố sinh thái luôn luôn thay đổi theo không gian và thời gian. Trong các nhân tố sinh thái, có những nhân tố rất cần thiết, bắt buộc phải có để duy trì sự sống của sinh vật như: ánh sáng, CO2, nước, đất... đó được gọi là những nhân tố sinh tồn (theo Phùng Ngọc Lan – Nguyễn Kim (1992)). Vì vậy, khi tiến hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến rừng nói chung và quá trình tái sinh tự nhiên tại rừng thứ sinh trạng thái IIIA1 thuộc vùng đệm Khu BTTN Pù Luông – Thanh Hóa nói riêng là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, ta biết rằng các nhân tố sinh thái luôn tác động tổng hợp đến rừng nên việc tách riêng từng nhân tố sinh thái để nghiên cứu quả là khó khăn. Ở đây đề tài cũng chỉ xem xét, đánh giá trên quan điểm khách quan của từng nhân tố một cách tương đối.

Do khu vực nghiên cứu đồng nhất về điều kiện khí hậu, thủy văn nên sự khác biệt của từng nhân tố là không rõ ràng. Song, chúng tôi tập trung vào nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số nhân tố sau đến khả năng tái sinh dưới tán rừng thứ sinh trạng thái IIIA1

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên trạng thái IIIA1 tại vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông tỉnh Thanh hóa (Trang 46 - 47)