Kết quả điều tra phân bố tái sinh theo cấp chiều cao ở của rừng thứ sinh trạng thái IIIA1 được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 4.5: Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao
Trạng thái Mật độ Số lượng cây tái sinh theo cấp chiều cao
Cấp I Cấp II Cấp III Cấp IV
(<0,5m) (0,5 – 1m) (1 – 1,5m) (1,5 – 2m)
IIIA1 8880 4133 2000 1573 1173
% 43,91 21,25 16,71 12,46
Kết quả nghiên cứu qua bảng 4.5 cho thấy:
- Chiều cao vút ngọn của cây tái sinh thuộc trạng thái IIIA1 có sự phân cấp khá rõ rệt.
- Số lượng cây tái sinh có sự biến động lớn giữa các các cấp chiều cao. - Số lượng cây tái sinh giảm khi cấp chiều cao tăng lên.
- Tỷ lệ cây tái sinh thuộc cấp chiều cao <0,5m chiếm chủ yếu (43,91%) so với các cấp chiều cao khác còn lại. Điều này chứng tỏ điều kiện ngoại cảnh của khu vực tương đối thuận lợi cho quá trình phát tán và nảy mầm của hạt giống cũng như sự nảy mầm của cây mẹ.
Kết quả nghiên cứu đã phản ánh quá trình đào thải tự nhiên của những loài tái sinh không phù hợp với môi trường sống. Giai đoạn đầu khi cây còn nhỏ, sự cạnh tranh về nhu cầu dinh dưỡng và không gian sống còn ít nhưng khi cây càng lớn thì sự cạnh tranh ngày càng mạnh, điều này khiến cho những cây nào thích nghi tốt thì tồn tại được và ngược lại, nếu không thích nghi được chúng sẽ bị đào thải. Điều này chứng tỏ có sự cạnh tranh không gian dinh dưỡng và ánh sáng của cây mạ, cây con tái sinh với cây bụi thảm tươi khá mạnh mẽ và tất yếu sẽ có nhiều cá thể bị đào thải.