Chất lượng cây tái sinh và nguồn gốc cây tái sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên trạng thái IIIA1 tại vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông tỉnh Thanh hóa (Trang 43 - 44)

Chất lượng cây tái sinh là kết quả tổng hợp của những tác động qua lại giữa cây rừng với nhau và giữa cây rừng với điều kiện ngoại cảnh. Năng lực tái sinh được đánh giá theo các chỉ tiêu về mật độ, phẩm chất, nguồn gốc và số cây có triển vọng. Năng lực tái sinh phản ánh mức độ thuận lợi của điều kiện hoàn cảnh đối với quá trình phát tán, nảy mầm hạt giống và quá trình sinh trưởng, phát triển của cây mạ, cây con. Điều kiện hoàn cảnh rừng có tác động rất lớn đối với chúng ở giai đoạn này.

Vì vậy, căn cứ vào các kết quả điều tra nghiên cứu thực trạng về khả năng tái sinh của rừng thứ sinh trạng thái IIIA1 tại khu vực nghiên cứu, từ đó có thể tiến hành đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý nhằm tác động vào thảm thực vật rừng để thúc đẩy quá trình tái sinh phục hồi rừng.

Trên cơ sở các tài liệu thu thập được ta tiến hành xử lý, tính toán và thu được kết quả đánh giá chất lượng cây tái sinh thuộc trạng thái rừng nghiên cứu thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.6: Đánh giá chất lượng cây tái sinh

Tốt Trung bình

Xấu Hạt Chồi

IIIA1 8880 49,29 32,01 13,03 90,5 9,5

Qua bảng trên ta nhận thấy:

- Cây tái sinh trong khu vực nghiên cứu tập trung chủ yếu ở cấp chất lượng tốt (49,29%), cây tái sinh ở cấp chất lượng xấu chiếm tỷ lệ thấp (13,03%). Như vậy có thể thấy, khả năng tái sinh trong khu vực nghiên cứu là rất cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó chúng ta vẫn cần phải có thêm những biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp để tác động giúp cho hiệu quả tái sinh đạt cao hơn như: dọn vệ sinh, khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung,…

- Cây tái sinh chủ yếu có nguồn gốc từ hạt (90,5%). Đặc điểm này rất thuận lợi cho việc hình thành tầng rừng chính trong tương lai và đóng quan trọng trong việc góp phần nâng cao chất lượng của rừng. Bởi, cùng một loài cây thì cây mọc từ hạt có đời sống dài hơn cây mọc từ chồi, chất lượng gỗ tốt hơn cây mọc từ chồi và đặc biệt là nó có khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi tốt hơn nhiều lần cây chồi.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên trạng thái IIIA1 tại vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông tỉnh Thanh hóa (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w