Tổ thành của tầng cây cao và tầng cây tái sinh được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.8: Bảng tính hệ số tương đồng (Sorensen) Trạng
thái
Số loài cây Số loài cây cao có cây Tỷ lệ kế thừa (%) Chỉ số Sorensen Tầng cây cao (A) Tầng cây tái sinh (B) IIIA1 16 19 12 75 0,68
Từ bảng trên ta nhận thấy rằng ở khu vực nghiên cứu đã có sự kế thừa của tầng cây mẹ đối với cây tái sinh. Trong đó: tầng cây cao có 16 loài tầng cây tái sinh có 19 loài tham gia vào tổ thành rừng. Ở đây, cây tái sinh có sự kế thừa tương đối cao từ tầng cây mẹ với 12 trên tổng số 16 loài (75%) thuộc tầng cây cao xuất hiện ở tầng cây tái sinh. Ngoài 12 loài cây tái sinh kế thừa của tầng cây cao còn có sự xuất hiện thêm của 7 loài mới.
Như vậy, ở đây đã có sự kế thừa nguồn giống tại chỗ tuy rằng sự kế thừa này không hoàn toàn vì có những loài cây mẹ không xuất hiện ở tầng cây tái sinh và có thêm nhiều loài mới xuất hiện và có thêm nhiều loài mới xuất hiện. Nhìn chung, tầng cây tái sinh bao giờ cũng phong phú hơn so với tầng cây cao. Tuy nhiên, quan hệ giữa tầng cây cao với tầng cây tái sinh bao giờ cũng là quan hệ nhân quả, nghĩa là, tổ thành cây tầng trên sẽ ảnh hưởng trước tiên đến tổ thành tầng cây tái sinh bên dưới. Còn đối với sự xuất hiện của những loài mới là do kết quả của sự phát tán từ nơi khác đến và do quá trình phục hồi của một số loài cây vốn đã bị mất đi do trải qua quá trình khai thác kiệt kéo dài… Thực tế này cho thấy, các trạng thái rừng đang trong quá trình diễn thế đều hướng tới sự ổn định về thành phần loài và sự bền vững về kết cấu.
Kết quả đánh giá mức độ kế thừa của lớp cây tái sinh so với tầng cây cao bằng chỉ số Sorensen cho thấy, chỉ số BC là 0,68. Chỉ số này <0,75 chứng tỏ tại trạng thái nghiên cứu các loài cây tái sinh tái sinh ngẫu nhiên.