Hình thái phân bố cây tái sinh trên mặt đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên trạng thái IIIA1 tại vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông tỉnh Thanh hóa (Trang 45 - 46)

Tái sinh tự nhiên có một đặc trưng rất phổ biến là phân bố của chúng trên mặt đất không được đồng đều, từ đó tạo ra nhiều chỗ có lượng cây tái sinh lớn hay nhiều chỗ rất ít hoặc thậm chí không có cây tái sinh phát triển. Vì thế, hình thái phân bố cây tái sinh trên mặt phẳng nằm ngang là một chỉ tiêu quan trọng làm cơ sở cho việc xúc tiến tái sinh tự nhiên để tái tạo rừng. Sự phân bố cây tái sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: đặc tính sinh vật học, sinh thái học của từng loài, không gian dinh dưỡng, nguồn gốc tái sinh,… Ngoài ra, nghiên cứu phân bố cây tái sinh tự nhiên trên mặt phẳng nằm ngang có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình lợi dụng khả năng tái sinh tự nhiên để phục hồi rừng. Thực tế cho thấy có những lâm phần có những lâm phần mật độ tái sinh cao, chất lượng cũng như tổ thành cây tái sinh đảm bảo cho quá trình tái sinh, nhưng vẫn phải tiến hành xúc tiến tái sinh do phân bố cây tái sinh trên bề mặt đất rừng chưa được hợp lý. Do đó, nghiên cứu hình thái phân bố của cây tái sinh là cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật nhằm thúc đẩy tái sinh theo hướng có lợi cho mục đích sử dụng. Hình thái phân bố cây tái sinh được xác định bằng tiêu chuẩn T, kết quả xử lý được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 4.7: Hình thái phân bố cây tái sinh trên mặt đất Trạng

thái

Xbq S2 ϖ Hình thái

phân bố

Kết quả kiểm tra mạng hình phân bố cho thấy, ở trạng thái nghiên cứu cây tái sinh có hình thái phân bố cụm. Vì vậy, các giải pháp thúc đẩy tái sinh tự nhiên trong khu vực cần chú ý để điều chỉnh mạng hình phân bố của cây tái sinh từ phân bố cụm trở về phân bố đều nhằm tạo không gian dinh dưỡng cho các cây trong quần thể, giảm bớt sự cạnh tranh giữa các cây tái sinh với nhan nhằm rút ngắn thời gian

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên trạng thái IIIA1 tại vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông tỉnh Thanh hóa (Trang 45 - 46)