Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi đến tái sinh tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên trạng thái IIIA1 tại vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông tỉnh Thanh hóa (Trang 49 - 51)

Lớp cây bụi thảm tươi cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh trưởng và phát triển của cây tái sinh. Đặc biệt, nó có ảnh hưởng tới sự cạnh tranh không gian dinh dưỡng và ánh sáng dưới tán rừng, khi độ tàn che của rừng thấp thì cây bụi thảm tươi phát triển thuận lợi tạo điều kiện cho những cây chịu bóng tuổi nhỏ sinh trưởng tốt tuy nhiên nó lại là sự cản trở cho cây tái sinh khi lớn lên. Tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng thấp, do tốc độ phát triển của cây bụi thảm tươi thường

nhanh hơn, sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn và đến một lúc nào đó sẽ lấn át cây tái sinh. Kết quả điều tra được tổng hợp ở bảng 4.10 sau:

Bảng 4.10: Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi đến tái sinh tự nhiên

Đặc điểm Trạng thái rừng IIIA1

Cây bụi

Loài cây chủ yếu Thẩu tấu, Bồ cu vẽ, Lấu, Găng, Mua bà, Ớt sừng…

N/ha (cây, bụi) 3940

Htb (m) 1,2

Độ che phủ (%) 30,8

Thảm tươi

Loài phổ biến Cỏ lá tre, Cỏ tranh, Cỏ chít, Cỏ gà, Dương xỉ, Đơn buốt, Cỏ lào, Cỏ đuôi ngựa, Cỏ trinh nữ… Htb (m) 0,45 Độ che phủ (%) 32,8 Tái sinh Mật độ (N/ha) 8880 Số cây triển vọng 1173 Tỷ lệ cây triển vọng (%) 12,46

Ở trạng thái rừng này tầng cây bụi rất đa dạng về thành phần, trong đó phổ biến nhất là các loài như: Thẩu tấu, Bồ cu vẽ, Lấu, Găng, Mua bà, Ớt sừng… với mật độ 3940 cây(bụi)/ha, chiều cao trung bình 1,2m và độ che phủ là 30,8%.

Riêng tầng thảm tươi có nhiều loài cỏ ưa sáng như: Cỏ lá tre, Cỏ tranh, Cỏ chít, Cỏ gà, Cỏ lào, Cỏ đuôi ngựa, Cỏ trinh nữ,… với chiều cao trung bình 0,45m và độ che phủ 32,8%.

Ngoài ra ở còn thấy xuất hiện nhóm cây khí phụ sinh ít gặp như một vài loài thuộc họ Loranthaceae, Moraceae và một số loài thuộc ngành Dương xỉ.

Tóm lại, cây bụi, thảm tươi là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây tái sinh, đặc biệt là sự cạnh tranh về dinh dưỡng và ánh sáng dưới tán rừng. Qua điều tra chúng tôi nhận thấy lớp cây bụi thảm tươi thuộc trạng thái rừng nghiên cứu sinh trưởng và phát triển khá mạnh dù chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của độ tàn che. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi độ tàn che của rừng giảm thì cây bụi, thảm tươi phát triển mạnh tạo điều kiện cho những cây tái sinh chịu bóng tuổi nhỏ tuy nhiên chúng sẽ là trở ngại cho sự phát triển của cây tái sinh khi đã lớn

thảm tươi thường nhanh hơn, sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn và dần dần sẽ lấn át cây tái sinh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên trạng thái IIIA1 tại vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông tỉnh Thanh hóa (Trang 49 - 51)