Xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm xúc tiến khả năng tái sinh của rừng trạng thái IIIA1.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên trạng thái IIIA1 tại vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông tỉnh Thanh hóa (Trang 51 - 53)

rừng trạng thái IIIA1.

Rừng thứ sinh trạng thái IIIA1 thuộc vùng đệm Khu BTTN Pù Luông có tổ thành khá phong phú, thường có 11 đến 18 loài tham gia trên diện tích điều tra 1000m2. Trong đó có nhiều loài cây có giá trị cao như Kim giao, Lát hoa, Trám đen, … tuy nhiên số lượng còn rất ít. Rừng có độ tàn che thấp. Mật độ tái sinh dưới tán rừng khá cao (trên 8000 cây/ha) nhưng chất lượng và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng thấp. Vì vậy cần có một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp tác động vào rừng để cây rừng có thể phục hồi nhanh hơn.

Giải pháp kỹ thuật được coi là khâu cốt lõi để điều chỉnh hệ sinh thái rừng theo hướng có lợi. Một trong những nhân tố cần phải được coi trọng hàng đầu khi thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho rừng tự nhiên trên núi đá vôi là lớp cây tái sinh dưới tán rừng. Như đã trình bày ở trên, tái sinh rừng chịu ảnh hưởng tổng hợp của nhiều nhân tố khác nhau, song để khống chế riêng một nhân tố để nghiên cứu quả là không dễ dàng. Vấn đề được đặt ra là làm thế nào để điều tiết quá trình tái sinh tự nhiên cho phù hợp bởi vấn đề đảm bảo tái sinh rừng luôn luôn phải được đặt lên hang đầu. Đây cũng là nội dung bắt buộc của một phương thức lâm sinh thực sự nhằm sử dụng bền vững tài nguyên rừng.

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung: diện tích này khá nhiều đối với khu vực nghiên cứu. Đối tượng bao gồm những diện tích có cây gỗ rải rác và cây bụi có mật độ cây tái sinh mục đích có chiều cao >50cm. Biện pháp kỹ thuật được tiến hành là điều tra thiết kế khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, chọn loài cây, kết hợp trồng bổ sung,… tác động với các mức độ khác nhau tùy thuộc vào điều kiện cụ thể (với mức độ thấp thì quản lý bảo vệ là chính, với mức độ cao hơn thì phát dọn thực bì, cuốc xới đất, tra dặm và trồng bổ sung,…). Cần mở tán rừng trồng để tạo điều kiện cho cây tái sinh phát triển tốt hơn, rừng nhanh chóng được phục hồi. Với công tác chọn loài cây trồng bổ sung ta nên tiến hành chọn những loài cây bản địa

vì chúng phù hợp với điều kiện tự nhiên khu vực vừa để nhanh chóng thay thế rừng trồng thành rừng gần giống tự nhiên, vừa nâng cao chất lượng cho rừng.

Trồng bổ sung các loài cây gỗ có giá trị kinh tế cao, trong quá trình cải tạo rừng cần giữ lại các loài cây gỗ tầng cao cũng như các loài cây tái sinh có giá trị.

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh: áp dụng các biện pháp khoanh nuôi bảo vệ, có thể kết hợp trồng bổ sung một số loài cây đặc sản dưới tán rừng. Nếu là rừng sản xuất thì điều tiết tổ thành tầng cây cao để giảm bớt sự cạnh tranh, giảm bớt mật độ cây kém giá trị kinh tế, tạo điều kiện cho các loài cây gỗ có giá trị sinh trưởng và tái sinh, trồng bổ sung cây mục đích.

Điều tiết tổ thành tầng cây cao theo hướng tăng sản lượng cây gỗ có giá trị kinh tế, tỉa thưa và khai thác những loài cây không đáp ứng đủ nhu cầu về kinh tế, phòng hộ để tận dụng sản phẩm gỗ xây dựng, nguyên liệu giấy, gỗ ván dăm (Cơm muội, Thôi ba,…) và chất đốt phục vụ cho đời sống của người dân. Làm giàu rừng bằng những loài cây bản địa có giá trị kinh tế như: Trám, Nghiến, Lát hoa,…

Tóm lại, biện pháp kỹ thuật tác động vào khu vực vùng đệm Khu BTTN Pù Luông chủ yếu là việc lựa chọn loại cây trồng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên là giải pháp quan trọng để có một hệ sinh thái rừng bền vững, đa dạng về loài, phong phú về chất lượng, có khả năng chống chịu tốt với những điều kiện bất lợi của môi trường, tốn ít chi phí đầu tư và có tính khả thi cao nhằm mang lại lợi ích cao nhất về cả mặt phòng hộ và kinh tế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên trạng thái IIIA1 tại vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông tỉnh Thanh hóa (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w