Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, hướng dẫn pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay (Trang 98 - 101)

AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘ

3.2.3. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, hướng dẫn pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

hướng dẫn pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Cùng với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về TTATGTĐB, việc phổ biến, giáo dục pháp luật một cách thường xuyên, sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, để mọi người nắm được và nghiêm chỉnh chấp hành phải được hết sữa coi trọng. Phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm từng bước góp phần nâng cao dân trí pháp lý, nâng cao năng lực thực hiện đúng đắn, nghiêm chỉnh pháp luật, xác lập kỷ cương, phát huy dân chủ, ổn định chính trị - xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền.

Có thể nói, những năm vừa qua, các Sở, ban, ngành chức năng, các cấp chính quyền của Thành phố đã chú ý duy trì công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TTATGTĐB. Ý thức pháp luật của một bộ phận người tham gia giao thông đã được nâng lên đáng kể, song nhìn chung ý thức chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ còn hạn chế, tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông còn nhiều, một số người vi phạm do không hiểu biết pháp luật, nhưng cũng không ít người có hiểu biết nhưng ý thức chấp hành kém, cố tình vi phạm các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Qua phân tích các trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông đã được kiểm tra phát hiện và các lỗi gây TNGT những năm qua thì do người tham gia giao thông chiếm tỷ lệ đến 80%, thường do lái xe vi phạm tốc độ, tránh vượt, uống rượu, bia vẫn điều khiển phương tiện. Trong nguyên nhân do người tham gia giao thông gây TNGT thì lỗi do người điều khiển phương tiện chiếm phần lớn và là nguyên nhân trực tiếp.

Trước tình hình đó, một trong những biện pháp quan trọng hàng đầu là phải thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật an toàn giao thông. Giải pháp này đóng vai trò hết sức quan trọng, góp phần nâng cao dân trí và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông nhằm kiềm chế mức độ gia tăng số người chết vì TNGT. Khi trình độ dân trí được nâng cao, kết cấu hạ tầng giao thông được hoàn thiện, tốc độ gia tăng phương tiện giảm, sẽ đạt được mục tiêu giảm TNGT. Tuy nhiên, do nhận thức, thói quen, lối sống của người dân, nên để việc thực hiện pháp luật về trật tự an toàn giao thông, có văn hóa giao thông trở thành nếp sống của từng người dân đòi hỏi phải có thời gian. Điều này đòi hỏi biện pháp này phải được thực hiện kiên trì, thường xuyên và lâu dài.

Hiện nay và trong vòng 5 năm tới, mục tiêu của công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ là nâng cao sự hiểu biết những quy định về trật tự an toàn giao thông đối với từng khu dân cư trên địa bàn Thành phố và toàn thể cộng đồng. Định hướng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, nếu kiên trì giáo dục pháp luật nói chung, pháp luật về TTATGTĐB nói riêng, Thành phố Hà Nội sẽ có một thế hệ đạt được những yêu cầu trên và dẫn tới hành thành văn hóa giao thông, thói quen tôn trọng pháp luật giao thông đường bộ.

Để đạt được những mục tiêu trên, cần nghiên cứu về hình thức và phương pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông cho phù hợp với từng đối tượng, cần tập trung vào các nhóm đối tượng học sinh, thiếu niên, thanh niên, người sử dụng môtô, xe máy; người điều khiển xe thô sơ; người lái xe ôtô; cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp, mọi tầng lớp nhân dân v.v… sinh sống trên địa bàn Thành phố. Cần có nội dung, hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú và thiết thực.

Những nội dung, hình thức tuyên truyền sau đây đã và đang mang lại hiệu quả rõ rệt cần được tiếp tục đẩy mạnh trong thời gian tới, cụ thể là: tuyên truyền miệng; phát động các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về TTATGTĐB; tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo viết, đài truyền hình, đài phát thanh; xây dựng, tổ chức triển lãm tranh, ảnh; tuyên truyền bằng khẩu hiệu; hội thảo chuyên đề; phát động, xây dựng và duy trì các phong trào thi đua đảm bảo trật tự ATGT, v.v…

Ngoài ra, có thể áp dụng nhiều hình thức tuyên truyền khác như tổ chức các câu lạc bộ pháp luật, các đội thông tin cổ động về TTATGTĐB; phổ biến pháp luật ATGT thông qua lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hóa; in phát các tờ rơi, tờ gấp, thông báo trên các bản tin của thôn, của tổ dân phố; phát động thi sáng tác tranh, ảnh, truyện ngắn, phóng sự, ký, tấu, bài hát có chủ đề về trật tự ATGT để tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; biên soạn các quy định về ATGT để mọi tầng lớp nhân dân cam kết chấp hành, v.v…

Một nội dung hết sức quan trọng trong tuyên truyền, giáo dục pháp luật trật tự ATGT là đưa chương trình ATGT vào giảng dạy chính khóa ở các bậc học từ mầm non đến trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và các trường dạy nghề. Đội ngũ giáo viên, giảng viên dạy về đạo đức, giáo dục công dân, pháp luật ở các trường cũng chính là những tuyên truyền viên pháp luật có khả năng và cần được huy động.

Mặt khác, các cơ quan chức năng cần phối hợp với các cấp chính quyền thường xuyên phát động phong trào thi đua, lôi kéo mọi ngành, mọi cấp, mọi tầng lớp nhân dân tham gia giữ gìn trật tự ATGT; động viên, tuyên truyền nêu gương những lái xe giỏi, an toàn, những người tham gia giao thông có ý thức cao. Tổ chức các hội thi, hội nghị để tôn vinh những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tham gia bảo đảm TTATGTĐB, ngăn ngừa

TNGT xảy ra. Đây cũng là những biện pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự ATGT mang lại hiệu quả cao, cần được quan tâm duy trì thường xuyên và nhân rộng ra ở tất cả các cơ quan, đơn vị.

Những hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên đây muốn đạt hiệu quả cao phải kết hợp giáo dục có tính cộng đồng với giáo dục theo đối tượng; kết hợp giáo dục gia đình với nhà trường và xã hội; kết hợp giáo dục với cưỡng chế thực hiện; phải tiến hành thường xuyên liên tục, có chương trình kế hoạch cụ thể, phải xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên có đủ nhiệt huyết, đủ trình độ hiểu biết pháp luật GTĐB, gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật GTĐB.

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w