Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay (Trang 82 - 86)

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘ

2.2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

chỉ đạo, điều hành thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự ATGT chưa thường xuyên, liên tục và mạnh mẽ; ý thức tự giác chấp hành pháp luật trật tự ATGT của một bộ phận người tham gia giao thông còn rất yếu kém. Các hành vi vi phạm như đi không đúng phần đường, làn đường; điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ quá tốc độ cho phép; lái xe ôtô sử dụng rượu, bia; người điều khiển xe môtô, xe gắn máy có nồng độ cồn vượt quá quy định; người tham gia giao thông bằng xe môtô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm; học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe vẫn điều khiển xe môtô, xe gắn máy; lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, mở đường ngang trái phép… còn xảy ra thường xuyên, phổ biến. Những vi phạm này là nguyên nhân chính gây TNGT và là nguy cơ làm gia tăng TNGT. Có thể xác định nguyên nhân cơ bản của những hạn chế của QLNN trong bảo đảm TTATGTĐB trên địa bàn Thành phố như sau:

Thứ nhất, các vấn đề về quản lý và thể chế

Cơ quan quản lý ATGT chưa đủ mạnh, sự phối hợp giữa các cơ quan tổ chức chịu trách nhiệm về ATGT chưa cao, mặt khác còn trùng lặp chức năng giữa các cơ quan và thiếu hệ thống trao đổi thông tin số liệu giữa các cơ quan; Việc thực hiện các biện pháp ATGT còn chậm trễ, chưa kiên trì, liên tục, ý thức, nhận thức về các quy định, quy tắc ATGT và các biện pháp an toàn của một số bộ phận còn thiếu; Phát triển kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được sự gia tăng các phương tiện cơ giới đường bộ; Hạn chế về nguồn nhân lực và tài chính; Các hệ thống văn bản pháp luật mới đã được ban hành nhưng chưa áp dụng như công tác thẩm định ATGT v.v; Thiếu năng lực quy hoạch trong các cơ quan chịu trách nhiệm, đặc biệt ở vùng nông thôn; Thiếu sự phối hợp với các cơ quan có trách nhiệm trong các ngành khác nhau; Thiếu các hướng dẫn, tiêu chuẩn về kiểm soát điều khiển giao thông; Thiếu các hoạt động giáo dục ở các khu vực ngoại thành; Hệ thống cấp cứu y tế trong các bệnh viện chưa phát triển.

Thứ hai, Các vấn đề về kết cấu hạ tầng và quản lý giao thông

Cơ sở hạ tầng đường bộ và mức độ bảo trì chưa đầy đủ, chậm xử lý các điểm đen, thiếu các công trình nghỉ, dừng xe dọc đường; Quản lý giao thông trong các khu vực đô thị lớn còn thiếu, như quản lý nơi đỗ xe, kiểm soát tín hiệu giao thông và tổ chức giao thông; Dòng giao thông hỗn hợp phần lớn là môtô, xe gắn máy; thiếu hệ thống vận tải công cộng trong các khu vực đô thị (hiện nay hệ thống vận tải hành khách công cộng ở các Thành phố Hà Nội mới đáp ứng 6%-8% nhu cầu đi lại); Các biện pháp an toàn cho những người tham gia giao thông còn hạn chế, đặc biệt đối với người đi bộ và xe đạp; Việc quản lý hành lang ATGT còn lỏng lẻo; Trang thiết bị ATGT tại các điểm giao cắt chưa đáp ứng đầy đủ.

Thứ ba, Các vấn đề về giao thông vận tải đường bộ

Cơ sở vật chất, phương tiện tại các trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe đã cũ, chủ yếu ở khu vực nông thôn, không có đủ các trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng gần đây; Không có hệ thống cấp giấy phép lái xe cho loại xe môtô dưới 50 cc; Thiếu sự quản lý lái xe sau khi được cấp giấy phép lái xe; Thiếu giáo viên đào tạo lái xe tại các trung tâm và thiếu sự thống nhất trong hệ thống sát hạch; Kỹ thuật lái xe kém, lái xe không giấy phép, giấy phép lái xe giả, vấn đề sức khoẻ v.v (đặc biệt ở khu vực ngoại thành); Bảo dưỡng phương tiện kém bao gồm cả xe môtô, đặc biệt ở nông thôn; Sử dụng xe đã qua hạn sử dụng; Xe tải thường chở qua tải; Sự bất cẩn của một số lái xe chuyên nghiệp như lái xe khách, xe tải và taxi; Vẫn còn hiện tượng xe chở khách đường dài vi phạm quy định.

Thứ tư, Các vấn đề về cưỡng chế thi hành luật

Thiếu hệ thống kiểm soát giao thông phù hợp, trang thiết bị phục vụ tuần tra và cưỡng chế thi hành tuy đã được đầu tư nhưng về cơ bản vẫn còn

thiếu so với nhu cầu; Năng lực cưỡng chế của cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông còn hạn chế; Cơ sở dữ liệu về TNGT chưa hoàn chỉnh, hệ thống điều tra tai nạn giao thông và việc quản lý số liệu còn phức tạp.

Thứ năm, Các vấn đề về tuyên truyền, giáo dục

Người tham gia giao thông còn thiếu kiến thức và nhận thức về quy tắc và quy định về giao thông; Tình hình TTATGTĐB tại khu vực các trường học nằm dọc trên các tuyến đường tuy đã được cải thiện nhiều nhưng vẫn còn nhiều bất cập; Thời lượng giảng dậy về toàn toàn giao thông từ cấp mầm non đến đại học còn hạn chế; Vấn đề giảng dạy ATGT ở các vùng ngoại thành đã được đưa vào chương trình, tuy nhiên còn thiếu tài liệu giảng dạy và sách giáo khoa; Chưa có giáo viên chuyên trách giảng dạy về ATGT tại các trường học và cộng đồng dân cư; Công tác theo dõi và đánh giá về các chiến dịch và hoạt động ATGT chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Chương 3

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w