Đẩy mạnh hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật giao thông đường bộ và các lĩnh vực pháp luật khác có liên quan

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay (Trang 90 - 96)

AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘ

3.2.1. Đẩy mạnh hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật giao thông đường bộ và các lĩnh vực pháp luật khác có liên quan

đường bộ và các lĩnh vực pháp luật khác có liên quan

Trong những năm qua, pháp luật GTĐB chưa được xây dựng một cách hoàn chỉnh. Từ khi Luật GTĐB được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13/11/2008 có hiệu lực vẫn còn phải làm rất nhiều việc để cụ thể hóa Luật, đưa Luật này thực sự đi vào cuộc sống để phát huy tác dụng điều chỉnh.

Trong những năm tới, trên cơ sở Luật GTĐB, các văn bản hướng dẫn đã được ban hành thì các ngành hữu quan cần rà soát lại toàn bộ các văn bản quy phạm pháp luật GTĐB và các văn bản quy phạm pháp luật ở các lĩnh vực khác có liên quan đến lĩnh vực GTĐB để bổ sung, sửa đổi hoặc hủy bỏ những văn bản không còn hiệu lực, ban hành những văn bản quy phạm pháp luật mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Luật GTĐB thực hiện một cách có kết quả. Có thể thấy rằng, hiện nay khung pháp luật GTĐB đã bao quát được trên các vấn đề như quy tắc GTĐB; kết cấu hạ tầng GTĐB; phương tiện tham gia

GTĐB; người điều khiển phương tiện tham gia GTĐB; vận tải đường bộ; QLNN về GTĐB; khen thưởng xử lý vi phạm về GTĐB, tài chính cho hoạt động GTĐB. Tuy nhiên, những văn bản quy phạm pháp luật GTĐB đã và đang được nghiên cứu xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới là:

- Quy định về quản lý phương tiện vận tải, phân cấp quản lý, trách nhiệm trong kiểm định an toàn phương tiện.

- Tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến chế tạo mới, thử nghiệm xe ôtô các loại theo tiêu chuẩn ISO.

- Bổ sung, sửa đổi các tiêu chuẩn hiện hành về chu kỳ kiểm định, ô nhiễm môi trường.

- Tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật đối với xe máy chuyên dùng.

- Quy định chế độ sử dụng và thời gian lao động của người lái xe. - Tiêu chuẩn sức khỏe và tâm lý người lái ôtô.

- Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn mở trường đào tạo lái xe.

- Xây dựng tiêu chuẩn Trung tâm sát hạch, cấp giấy phép lái xe tập trung. - Sửa đổi, bổ sung nội dung, chương trình đào tạo và hình thức thi cấp giấy phép lái xe cho người lái xe ôtô, môtô.

- Quy định về xét duyệt nhập khẩu xe ôtô, môtô.

- Quy định về thủ tục đăng ký cấp và thu hồi biển số phương tiện GTĐB. - Quy định về thu hồi có thời hạn hoặc thu hồi vĩnh viễn giấy phép lái xe. - Quy định về kiểm định ATGT cho các công trình nâng cấp, cải tạo và xây dựng mới.

- Sửa đổi, bổ sung quy trình thiết kế đường bộ. - Sửa đổi về cấp đường.

- Quy trình quản lý, khai thác đường cấp cao. - Quy trình về bảo đảm ATGT trong thi công.

- Quy định về tổ chức và hoạt động công tác tuần tra, kiểm soát trên đường bộ.

- Quy định về tín hiệu ưu tiên.

- Quy định về phòng, chống đua xe trái phép.

Ngoài ra, cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định về hành lang ATGT, giao thông tĩnh, về đường ngang qua đường sắt, về quản lý tăng cường giao thông công cộng; về tổ chức giao thông; về vai trò, trách nhiệm của chính quyền cấp xã, cấp huyện cũng như kinh phí đảm bảo TTATGTĐB lâu dài.

Mặt khác, trong định hướng sửa đổi, bổ sung pháp luật GTĐB trong những năm tới nên chú trọng đến vấn đề hợp tác quốc tế như chuyển giao công nghệ trong sản xuất, lắp ráp phương tiện giao thông; đào tạo đội ngũ nhân viên hướng dẫn, cưỡng chế giao thông, v.v.. Trong tiến trình hội nhập phát triển và quốc tế hóa, GTĐB nội địa và xuyên quốc gia chính là chiếc cầu nối đầu tiên để các quốc gia hòa nhập và cùng phát triển. Việc đảm bảo TTATGTĐB trong thế kỷ mới này không còn là vấn đề của một quốc gia, dân tộc mà là những vấn đề bức xúc của toàn cầu. Hậu quả của việc mất TTATGTĐB như TNGT đường bộ, UTGT đường bộ, ô nhiễm môi trường đang trở thành hiểm họa của nhân loại và là nhiệm vụ quan trọng cần giải quyết của mọi quốc gia. Việt Nam nói chung, đặc biệt trên toàn địa bàn Thành phố Hà Nội đã và đang chịu sự chi phối, ảnh hưởng sâu sắc các thành tựu khoa học và công nghệ về GTĐB của nhân loại. Hầu hết các phương tiện GTĐB, phương tiện chỉ huy, điều khiển GTĐB, các kỹ thuật tổ chức trong mạng GTĐB, trong xây dựng các chương trình GTĐB, các nguyên tắc cơ bản trong quản lý, điều hành hoạt động GTĐB, v.v.. ở Việt Nam và trên địa bàn Thành phố Hà Nội đều nhập ngoại hoặc kế thừa khai thác, sử dụng, học tập kinh nghiệm của nước ngoài. Hơn nữa, trong tương lai không xa, cùng với sự

hội nhập kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung, phải từng bước tham gia các Hiệp ước quốc tế về GTĐB với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đẩy mạnh con đường CNH, HĐH đất nước, đồng nghĩa với giao thông vận tải với các loại hình đa dạng, trong đó GTĐB luôn là mảng quan trọng nhất phải đi trước một bước, Thủ đô Hà Nội phải đảm bảo thực sự là trung tâm, huyết mạch của nền kinh tế đất nước, là cầu nối vững chắc cho sự giao lưu, hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội.

Về lâu dài, cần nghiên cứu cho tách hệ thống quy tắc GTĐB trong Luật GTĐB năm 2008 thành một luật riêng. Bởi vì, quy tắc GTĐB là hệ thống các điều luật quy định trạng thái hoạt động, cách thức xử sự của các đối tượng tham gia hoạt động giao thông trên đường bộ, nhằm đảm bảo an toàn, nó là xương sống của pháp luật GTĐB. Vì vậy, hệ thống các quy tắc GTĐB cần được định hướng nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và tách ra khỏi Luật GTĐB thành một luật mới có thể mang tên Luật Quy tắc GTĐB. Giống như các nước phát triển, như ở Nhật Bản, ngay từ năm 1960 đã có bốn Luật liên quan đến GTĐB, Luật An toàn giao thông, Luật Đường bộ, Luật Phương tiện đường bộ. Cùng với nó là các chương trình về ATGT, giáo dục, cưỡng chế, v.v.. Hay như ở Thái lan có Luật Giao thông vận tải trên bộ năm 1979, Luật về xe không có động cơ, v.v..

Bên cạnh đó, các Sở, ban, ngành, cơ quan chức năng của Thành phố Hà Nội cần làm tốt công tác tổ chức, hướng dẫn nhân dân đóng góp nhiều ý kiến góp phần bổ sung, hoàn thiện pháp Luật GTĐB. Pháp luật GTĐB có liên quan đến mọi tầng lớp nhân dân, liên quan mật thiết đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đến tâm tư, tình cảm của mỗi người. Vì vậy, việc ban hành pháp luật GTĐB cần có sự đóng góp ý kiến của đông đảo các tầng lớp nhân dân trong xã hội thì hiệu quả của pháp luật GTĐB mới được phát huy cao nhất trong đời sống xã hội.

Một vấn đề cần đặc biệt chú ý là khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật đường bộ phải đảm bảo được tính đồng bộ. Bởi lẽ, để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực GTĐB cần rất nhiều quy phạm đồng bộ của nhiều ngành luật như Luật Hiến pháp (quy định tổ chức, thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước trong lĩnh vực GTĐB) Luật Hành chính (phần lớn các văn bản quy phạm pháp luật GTĐB thuộc Luật Hành chính), Luật Hình sự (quy định tội phạm và hình phạt trong lĩnh vực GTĐB); Luật Đất đai (quy định quản lý đất dành cho đường bộ, công trình đường bộ), v.v.. Do đó, cùng với việc cụ thể hóa Luật GTĐB thì cần chú ý sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực GTĐB ở các ngành luật khác nhau. Chỉ có như vậy mới phát huy được vai trò của pháp luật GTĐB đối với việc tăng cường QLNN trong bảo đảm TTATGTĐB.

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật GTĐB, ngoài việc đảm bảo chất lượng nội dung cần phải hoàn thành đúng tiến độ, bảo đảm thực hiện nghiêm quy trình và thể hiện qua kỹ thuật lập pháp cao; không để xảy ra tình trạng thiếu vắng quy phạm pháp luật GTĐB trong khi quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực GTĐB, đòi hỏi phải có quy phạm pháp luật điều chỉnh. Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật GTĐB phải xác định chính xác, khoa học những căn cứ để xây dựng và hoàn thiện pháp luật GTĐB. Thực tế cho thấy, khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật GTĐB phải bám sát vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng kiện toàn tổ chức bổ máy nhà nước, hoàn thiện khung pháp lý nói chung, chính sách, chiến lược phát triển giao thông vận tải trong đó có GTĐB; căn cứ vào những quy định của Hiến pháp, kinh nghiệm xây dựng pháp luật GTĐB; học tập kinh nghiệm của các nước, dựa vào các công ước quốc tế có liên quan đến lĩnh vực GTĐB để đảm bảo tính phù hợp với thông lệ quốc tế về GTĐB.

Ngoài ra, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật GTĐB cần quán triệt sâu sắc các nguyên tắc có tính chỉ đạo cho hoạt động lập pháp, lập quy nói chung. Đó là những nguyên tắc khoa học, nguyên tắc dân chủ, nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc phù hợp giữa luật quốc gia và luật quốc tế, v.v.. những nguyên tắc này cũng phải được tôn trọng và vận dụng trong hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật GTĐB. Tuy nhiên, khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật GTĐB cần quan tâm đến các nguyên tắc chỉ đạo xây dựng nội dung, nguyên tắc có tính kỹ thuật, pháp lý chuyên môn. Mặt khác, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật cũng cần có sự phối hợp nhịp nhàng của nhiều cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực GTĐB. Bởi lẽ, quản lý lĩnh vực GTĐB có rất nhiều cơ quan, mỗi cơ quan đảm trách một số công việc khác nhau, công việc mà cơ quan nào đảm trách thì chính cơ quan đó thấu hiểu nhiều nhất. Vì vậy, nếu có cơ chế phối hợp nhịp nhàng để họ cùng đóng góp ý kiến, cùng soạn thảo thì chất lượng văn bản quy phạm pháp luật sẽ được bảo đảm hơn. Ví dụ khi soạn thảo những quy định về tuần tra, kiểm soát GTĐB thì phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa Sở Giao thông, Bộ Giao thông vận tải và Công an Thành phố, Bộ Công an.

Một vấn đề nữa cần lưu ý trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật GTĐB là vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác soạn thảo văn bản QLNN trong bảo đảm TTATGTĐB. Ngoài phẩm chất chính trị, đạo đức, họ phải có đủ năng lực chuyên môn. Năng lực chuyên môn ở đây tức là họ phải có sự am tường, hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực GTĐB và phải có trình độ pháp lý nhất định. Tránh tình trạng các cán bộ soạn thảo chỉ có trình độ chuyên môn về lĩnh vực đó mà lại thiếu trình độ pháp lý dẫn đến những sai sót về kỹ năng soạn thảo, non kém về kiến thức pháp lý; nhưng cũng tránh tình trạng cán bộ soạn thảo chỉ có trình độ pháp lý mà lại hụt hẫng trình độ chuyên môn về lĩnh vực cần được quy phạm pháp luật điều chỉnh nên dễ dẫn đến văn bản soạn thảo thiếu tính khoa học, tính thực tiễn.

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay (Trang 90 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w