Quản lý nhà nước trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ nhằm đảm bảo trật tự an toàn xã hộ

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay (Trang 41 - 42)

bộ nhằm đảm bảo trật tự an toàn xã hội

Hoạt động GTĐB diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc, liên quan đến mọi tầng lớp dân cư, mọi chủ thể trong xã hội. TTATGTĐB được bảo đảm, tức giao thông được thông suốt, tài sản, tính mạng, mọi lợi ích chính đáng khác của những chủ thể tham gia giao thông được đảm bảo, người dân có cuộc sống yên lành, ổn định, nhu cầu đi lại, phát triển kinh tế, v.v.. được thuận lợi là điều kiện góp phần để đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Trật tự an toàn xã hội được quan niệm là trạng thái của các quan hệ xã hội được hình thành và điều chỉnh bởi hệ thống quy phạm pháp luật của Nhà nước, quy phạm chính trị, quy phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục trong đời

sống cộng đồng của một dân tộc, một Nhà nước, là tình trạng xã hội ổn định, ở đó mọi công dân sống và lao động có tổ chức, có kỷ cương, mọi lợi ích chính đáng được bảo đảm, không bị xâm hại. Trong khi đó, QLNN trong bảo đảm TTATGTĐB hướng tới thực hiện mục tiêu mọi hoạt động GTĐB được trật tự, an toàn, nhanh chóng, tiện lợi, thông suốt và mỹ quan môi trường, hạn chế thấp nhất các vi phạm pháp luật GTĐB, hạn chế ùn tắc GTĐB, kiềm chế tai nạn GTĐB, ngăn ngừa thiệt hại do tai nạn GTĐB gây ra.

Như vậy, TTATGTĐB là một bộ phận không thể tách rời, có quan hệ khăng khít với trật tự an toàn xã hội; TTATGTĐB được đảm bảo thì mới góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Trật tự an toàn xã hội được đảm bảo vững chắc sẽ là cơ sở, là điều kiện để giữ vững TTATGTĐB, củng cố phát huy tính pháp chế XHCN trong QLNN về TTATGTĐB.

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w