TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘ
2.2.1.3. Công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, chiến lược, chính sách phát triển phương tiện
tầng giao thông đường bộ, chiến lược, chính sách phát triển phương tiện giao thông đường bộ
Để xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, chính sách phát triển phương tiện giao thông đường bộ, UBND Thành phố chỉ đạo các Sở chuyên ngành như: Kế hoạch - Đầu tư, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Xây dựng, Giao thông vận tải, Công an Thành phố và các đơn vị chức năng tổ chức hoàn thiện các đề án về phát triển vận tải hành khách công cộng ở Thủ đô đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; đề án nghiên cứu, sắp xếp mạng lưới điểm đỗ xe và bến bãi đỗ xe công cộng trên địa bàn Thành phố đến năm 2020. Xây dựng quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2050; đề án quản lý hoạt động vận tải khách bằng taxi trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2010- 2015 tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, Công an Thành phố đã phối hợp với Sở
Giao thông vận tải tham mưu cho UBND Thành phố triển khai các giải pháp, biện pháp về hạ tầng giao thông đường bộ như duy tu, duy trì đảm bảo TTATGTĐB các tuyến đường trên địa bàn Thành phố, qua việc vá ổ gà, thảm duy tu mặt đường, sơn kẻ tổ chức giao thông; chỉnh sửa, tháo dỡ, thay thế, lắp đặt mới biển báo các loại, v.v…
Đồng thời, từng bước hoàn thiện, mở rộng, nâng cấp các tuyến Quốc lộ hướng tâm như Đường Láng - Hòa Lạc (đã hoàn thành và đặt tên là Đại lộ Thăng Long); Quốc lộ 2; đoạn Phủ Lỗ - Vĩnh Phúc; Quốc lộ 32: đoạn Nam Thăng Long - Cầu Diễn, Quốc lộ 21b…
Bên cạnh đó, còn tiến hành kiểm định 32 cầu yếu trên địa bàn Thành phố như Cầu Kim Ngưu, Cầu Lủ, Cầu Tô Lịch, Cầu Mai Lĩnh để sửa chữa, cải tạo. Xây dựng các cầu, hầm dành cho người đi bộ sang đường trên các tuyến đường Giảng Võ - Láng Hạ, Đại Cồ Việt, Liễu Giai, Trần Duy Hưng, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chí Thanh (đến nay có 25 hầm chui, 15 cầu đi bộ).
Ngoài ra, tổ chức nghiên cứu, điều chỉnh, quy hoạch mạng lưới các điểm đỗ xe, bãi đỗ xe công cộng và bến xe trên địa bàn thành phố. Hoàn thành cống hóa làm bãi đỗ xe như: Nghĩa Đô, Nguyễn Khánh Toàn, Phan Kế Bính, Thái Hà; xây dựng bến xe khách liên tỉnh Yên Nghĩa (Hà Đông); bến xe Hoài Đức, Chúc Sơn (Trên địa bàn Thành phố hiện có 6 bến xe khách).
Thành phố đã và đang phát triển các loại hình vận tải hành khách công cộng, trong đó ưu tiên phát triển các loại hình vận tải hành khách bằng xe buýt, với các tuyến xe buýt đặt hàng và các tuyến xe buýt thực hiện theo phương thức xã hội hóa, hiện nay có các xe buýt loại lớn (80 chỗ); xe buýt loại trung bình (45 chỗ); xe buýt loại nhỏ (24-30 chỗ). Đã xây dựng làn đường dành riêng cho xe buýt trên đường Nguyễn Trãi (từ Ngã Tư Sở đến cầu Hà Đông). Phát triển loại hình xe buýt chuyên trách phục vụ cán bộ, công nhân viên, học sinh, sinh viên. Tổ chức 05 tuyến xe buýt chuyên trách phục
vụ cán bộ, công chức Thành phố Hà Nội. Xây dựng phương án xe buýt nhanh trên một số trục đường chính như Quốc lộ 1, Quốc lộ 6, Quốc lộ 32. Theo phương án này, một số tuyến xe buýt hạn chế điểm dừng để giảm thời gian một chuyến đi và vẫn đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân.