Công tác tổ chức, đảm bảo trật tự an toàn giao thông

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay (Trang 69 - 71)

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘ

2.2.1.5. Công tác tổ chức, đảm bảo trật tự an toàn giao thông

Do lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông trên một số tuyến đường, nút giao thông tăng đột biến dẫn đến xuất hiện nhiều điểm thường xuyên bị UTGT, gây bức xúc trong nhân dân và dư luận xã hội, UBND đã chỉ đạo các ban, ngành của Thành phố tổ chức khảo sát tại các điểm nóng hay sảy ra UTGT và tiến hành sắp xếp, tổ chức lại giao thông trên một số nút, các tuyến phố chính có lưu lượng phương tiện tham gia giao thông lớn. Đồng thời, lấy ý kiến góp ý của đông đảo quần chíng nhân dân về công tác tổ chức giao thông để đảm bảo hoàn thiện các giải pháp tổ chức giao thông, góp phần giảm ùn tắc và TNGT trên địa bàn Thành phố.

Triển khai, cải tạo, lắp đặt mới, điều chỉnh đèn tín hiệu để tổ chức lại giao thông các nút thường xuyên có nguy cơ xảy ra ùn tắc trên trục tuyến đường vành đai và hướng tâm như Cổ Nhuế - Phạm Văn Đồng, Xuân Đỉnh - Phạm Văn Đồng; Kim Mã - Liễu Giai; Đào Duy Anh - Phạm Ngọc Thạch -

Xã Đàn; Nguyễn Văn Linh - khu đô thị Việt Hưng; Tuyến đường Lê Văn Lương - Láng Hạ - Giảng Võ - Cát Linh; Nguyễn Trãi - Trần Phú - Hà Đông; Giải Phóng - Lê Duẩn; Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh, v.v… Tình trạng ách tắc giao thông tại các tuyến đường và nút như trên về cơ bản đã được giải quyết, từng bước lập lại TTATGTĐB, trật tự đô thị trên địa bàn Thành phố, được nhân dân ủng hộ và dư luận đánh giá cao.

Chỉ đạo liên ngành Sở Giao thông vận tải - Công an Thành phố thực hiện tốt các phương án tổ chức phân luồng giao thông từ xa phục vụ nhân dân đi lại trong Tết Nguyên Đán, Lễ hội Chùa Hương, Lễ kỷ niệm 30/4 - 01/5; hội nghị các nước ASEAN, Đại lễ lỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và các sự kiện quan trọng của Trung ương và Thành phố. UBND Thành phố đã chỉ đạo, triển khai thực hiện các biện pháp về tổ chức giao thông, cụ thể như:

Tổ chức phân làn giao thông riêng cho ôtô, môtô, xe máy và xe thô sơ trên những tuyến phố có đủ điều kiện để khắc phục tình trạng lưu thông hỗ hợp trên các tuyến phố như tuyến đường Bắc Thăng Long - Nội Bài - Phạm Văn Đồng - Phạm Hùng; Trần Duy Hưng - Nguyễn Chí Thanh - Liễu Giai - Văn Cao; Lê Duẩn - Giải Phóng; Trần Khát Chân - Đại Cồ Việt.

Tổ chức xén hè, xén dải phân cách mở rộng đường cua và mặt cắt đường; điều chỉnh, cắm bổ sung biển báo hiệu đường bộ trên các tuyến; điều chỉnh các nút giao thông cho phù hợp với thực tế phương tiện tham gia giao thông; sơn kẻ, phân làn đường tại các nút giao thông; sơn gờ giảm tốc; đặt dải phân cách cứng để phân làn… (Phụ lục 1).

Hoàn thiện, nâng cao năng lực của Trung tâm điều khiển giao thông, tổ chức lắp đặt các nút điều khiển bằng đèn tín hiệu giao thông, bổ sung hệ thống Camera, đồng hồ đếm ngược trên các tuyến đường xây dựng mới, đồng thời thường xuyên điều chỉnh chu kỳ đèn tín hiệu giao thông cho phù hợp với

thực tế tình hình giao thông tại các nút. Tổ chức khảo sát để cho phép rẽ phải khi có đèn đỏ tại một số nút giao thông. Hiện trên địa bàn thành phố có 233 nút được lắp đèn THGT/2.150 nút giao thông (đang hoạt động: 211 nút). Có 34 Camera được lắp (đang hoạt động: 24 nút), ngoài ra còn có 50 Camera của VOV giao thông.

Điều chỉnh, phân luồng giao thông theo giờ trong ngày; tổ chức các cặp đường một chiều cho xe ôtô và thực hiện điều chỉnh cơ cấu phương tiện của các tuyến xe buýt đi qua khu vực phố cổ quận Hoàn Kiếm.

Tổ chức cấm các phương tiện tham gia giao thông hoạt động trên tuyến phố Hàng Đào - Hàng Ngang - Hàng Đường - Hàng Giấy từ 18h hôm trước đến 5h sang hôm sau vào các ngày thứ 6, thứ 7 và Chủ Nhật, tạo thành tuyến phố đi bộ. Đang tiếp tục nghiên cứu, khảo sát để cấm phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến đường xung quanh Hồ Hoàn Kiếm.

Phối hợp với ngành đường sắt để lắp đặt hệ thống đèn cảnh báo tại các tuyến đường giao cắt với tuyến đường sắt để người tham gia giao thông biết, giảm tốc độ, đi cẩn thận hơn và tránh gây nguy hiểm. Trên địa bàn Thành phố có 706 điểm giao cắt, đến nay tại 60 điểm đã có gác chắn Barie; đã lắp đặt thiết bị cảnh báo tự động, biển báo hiệu tại 77 điểm. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 569 đường ngang dân sinh tự do dân tự mở không có gác chắn và các hệ thống cảnh báo…

Tổ chức giải tỏa các chợ đang họp trên các tuyến đường làm ảnh hưởng đến giao thông như: chợ đêm Trần Nhật Duật, chợ cây cảnh Hoàng Hoa Thám và di chuyển chợ Long Biên xuống khu vực chợ Đền Lừ… Di chuyển các bến xe tải trong chợ Long Biên ra ngoại thành. Giải tỏa 16 kiốt trước cửa khu vực Ga Hà Nội.

Một phần của tài liệu quản lý nhà nước trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(135 trang)
w