3 .Hạch toán chi phí nhân cơng trực tiếp
3. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, phƣơng hƣớng giảm chi phí
3.2 Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chi phí của Cơng ty
Bất kỳ một doanh nghiệp nào từ góc độ quản trị nội bộ cũng coi việc sử dụng tiết kiệm chi phí, hạ giá thành là một trong những giải pháp hàng đầu để đạt và duy trì một suất lợi nhuận cao. Hiệu quả sử dụng chi phí phản ánh rõ nét khả năng sinh lời của vốn hay hiệu quả sử dụng một đồng vốn đầu tư của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến nhu cầu và phương thức huy động vốn.
Để thấy rõ hơn ảnh hưởng của các khoản mục chi phí tới tổng chi phí, giá thành sản phẩm tồn Cơng ty ta đi phân tích chi phí giá thành qua bảng sau:
Bảng số 25 : Bảng phân tích chi phí giá thành quý IV năm 2003 Chỉ tiêu Dự toán Thực tế Chênh lệch Số tiền (1000đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (1000đ) Tỷ trọng (%) ± ( 1000 đ) % CP NVL TT 25.654.881 69,97 25.398.332 69,86 - 256.549 99 CP NCTT 6.970.865 19 5.923.693 16,29 -1.047.172 85,98 CP SXC 4.039.509 11,03 5.036.886 13,85 +997.377 124,69 Tổng 36.665.255 100 36.358.911 100 -306.344 99,16
Qua bảng trên ta thấy Công ty đã thực hiện được mục tiêu tiết kiệm chi phí song cịn thấp. Tổng chi phí thực tế q IV năm 2003 giảm so với dự toán một lượng là 305.344.000 đồng hay đạt 99,16 %. Bước đầu có thêt đánh giá được Cơng ty đã có sự có gắng trong việc quản lý chi phí , hạ giá thành sản phẩm
Cụ thể nguyên vật liệu thực tế chỉ bằng 99% so với dự toán hay giảm 1% so với dự tốn bằng 256.549 nghìn đồng. Bên cạnh đó tỷ trọng chi phí ngun vật liệu trực tiếp trong tổng chi phí có giảm hơn so với dự tốn.Sự chênh lệch nhỏ giữa thực tế và dự toán một mặt cho thấy doanh nghiệp đã xây dựng được một mức đơn giá dự toán vật liệu tương đối hợp lý nhưng mặt khác phản ánh một thực tế là việc sử dụng chi phí vật liệu đạt hiệu quả tiết kiệm chưa cao. Song với việc giảm được 256.549 nghìn đồng so với dự tốn cho thấy Công ty đã cố gắng trong tiết kiệm chi phí và đã có sự quản lý NVL tương đối chặt chẽ.
Chi phí nhân cơng trực tiếp giảm so với dự tốn một lượng tương đói lớn là 1.047.172 nghìn đồng chỉ bằng 85,98 % so với dự tốn tức là giảm được 14,2%, bên cạnh đó tỷ trọng chi phí nhân cơng trong tổng chi phí có sự giảm đáng kể. Có được kết quả này là do việc Cơng ty áp dụng cơ khoán đến tận từng tổ thi công, việc làm này đã tăng đáng kể năng suất lao động dẫn đến tiết kiệm tương đối chi phí nhân cơng. Song bên cạnh đó Cơng ty đã áp dụng
máy móc nhiều hơn trong quá trình thi cơng cũng đã làm giảm được chi phí nhân cơng trực tiếp.
Chi phí sản xuất chung tăng so với dự tốn 997.377 nghìn đồng tức tăng lên so với dự toán 24,69 %. Điều này tuy vượt so với dự toán song cần phải xem xét nếu sự tăng lên đây là do chi phí sử dụng máy thi cơng tăng thì vẫn được coi là hợp lý. Tuy nhiên nếu việc gia tăng này là do chi phí sản xuất chung khác tăng lên thì cơng ty cần phải phân tích kỹ hơn và đưa ra biện pháp phù hợp, hiệu quả trong quản lý chi phí sản xuất chung