TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC HỒN THIỆN CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm (Trang 36 - 41)

TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP.

III.1 Các nguyên tắc xác định chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm:

Các doanh nghiệp tồn tại trên thị trường đều mong muốn một điều rằng: tiêu thụ được nhiều sản phẩm, thu về lợi nhuận cao, có tích lũy để tái sản xuất mở rộng, do đó họ cần phải xây dựng được một chiến lược phát triển trong dài hạn, một chiến lược giúp cho doanh nghiệp đạt được những mục tiêu nhất định. Đây là cũng một vấn đề cần xem xét, bởi lẽ mỗi doanh nghiệp khác nhau lại có những điều liện, hồn cảnh, địa vị, vị thế khác nhau, do đó cũng phải chon lựa những chính sách khác nhau. Nhưng cho dù sử dụng chính sách nào đi chăng nữa thì cũng cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

* Chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm phải dựa trên những cơ sở của thị trường hiện có. Muốn vậy, doanh nghiệp cần xây dựng và thực hiện được các biện pháp khai thác thị trường hiện có cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, kết hợp tìm kiếm và mở rộng thị trường mới.

* Chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm phải dựa trên cơ sở huy động tối đa các nguồn lực và cơ hội của doanh nghiệp. Các nguồn lực như lao động, vốn, nhà xưởng, máy móc, thiết bị của doanh nghiệp, các nhân tố này đều ảnh hưởng trực tiếp tới số lượng, chất lượng, giá cả của sản phẩm. Mỗi kế hoạch sản xuất đều phải cân đối giữa nhu cầu sản xuất với khả năng của doanh nghiệp, có vậy mới đảm bảo thỏa mãn được thị trường, ổn định thị trường.

* Chính sách hỗ trợ tiêu thụ phải dựa trên cơ sở phân tích nhu cầu, khả năng của người tiêu dùng, dự báo chính xác những biến động của thị trường. Doanh nghiệp cần xác

đinh chính xác nhu cầu của thị trường và khả năng đáp ứng nhu cầu đó của cơng ty, và đánh giá thử xem nó đã phù hợp với người tieu dùng hay chưa? Có như vậy, doanh nghiệp mới tạo được chỗ đứng vững chắc của doanh nghiệp trên thị trường.

* Chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm phải phù hợp với các quy chế, luật định và thống kê quản lý vĩ mô của Nhà nước, của xã hội trong từng thời kỳ. Mỗi sự thay đổi đều là các nhân tố khách quan tác động đến kế hoạch tiêu thụ của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần cố gắng kiểm sốt nó nhằm hạn chế các tác động xấu tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

* Chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm phải đảm bảo cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực như hiện nay.

* Chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm phải đảm bảo trong dài hạn, doanh nghiệp phải thu được lợi nhuận, tăng được doanh thu.

* Chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm phải đảm bảo tăng được tài sản vơ hình của doanh nghiệp, đó chính là tăng uy tín của doanh nghiệp nhờ tăng niềm tin của người tiêu dùng vào các sản phẩm mà doanh nghiệp đã sản xuất ra.

Cuối cùng, các chính sách đó phải có tính khả thi cao, phù hợp với thực tiễn của doanh nghiệp, khắc phục được những khó khăn hiện tại của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, nâng cao khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp.

III.2. Tính tất yếu của việc tăng cƣờng các chính sách hỗ trợ tiêu thụ:

Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối trung gian giữa người sản xuất với người tiêu dùng. Trước đây, hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp hết sức đơn giản, doanh nghiệp hoạt động theo các chỉ tiêu của Nhà nước qui định, tức là doanh nghiệp chỉ cần sản xuất theo các chỉ tiêu mà Nhà nước giao cho, cịn việc sản phẩm có tiêu thụ được hay khơng, với giá cả bao nhiêu, thì doanh nghiệp khơng cần biết đến. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra như sau:

Doanh nghiệp khơng cần tìm kiếm thị trường, mõi thứ đã có Nhà nước lo, do đó doanh nghiệp hầu như khơng có hoạt động tiêu thụ, và cũng khơng có cơng tác xây dựng các chính sách hỗ trợ tiêu thụ.

Nhưng ngày nay, doanh nghiệp đang đứng trước một môi trường kinh doanh đầy biến động, doanh nghiệp phải tự quyết định sự sống cịn của mình, phải tự quyết định ba vấn đề trung tâm của quá trình sản xuất kinh doanh: sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản xuất như thế nào? Qua trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra như sau:

Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp phải xác định được nhu cầu của thị trường, loại sản phẩm, chất lượng, mẫu mã…Từ đó mới có kế hoạch mua các yếu tố đầu vào để sản xuất ra sản phẩm. Đòi hỏi doanh nghiệp phải đề cao vai trò của hoạt động tiêu thụ sản phẩm, cũng như việc hồn thiện hơn nữa các chính sách hỗ trợ tiêu thụ, có vậy thì mới nâng cao hiệu quả của hoạt động tiêu thụ, tác động trực tiếp tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Chính vì vậy, hồn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm là một yếu tố khách quan để doanh nghiệp có thể đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ trong cơ chế như hiện nay.

III.3 Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả việc thực hiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ: III.3.1 Phân tích thị phần:

Mức tiêu thụ của cơng ty khơng thể hiện rõ thành tích của cơng ty khá hơn so với đối thủ cạnh tranh. Để đạt được mục đích này, doanh nghiệp cần theo dõi thị phần của mình. Nếu thị phần của doanh nghiệp tăng, có nghĩa là doanh nghiệp đã chiếm ưu thế so với đối thủ cạnh tranh và ngược lại. Doanh nghiệp cần lựa chọn các số đo của thị phần để tiến hành phân tích. Sau đây là 4 số đo cơ bản:

+ Thị phần tổng quát: Là mức tiêu thụ của nó được tính bằng tỉ lệ phần trăm trên tổng mức tiêu thụ của thị trường.

+ Thị phần phục vụ: Là mức tiêu thụ của doanh nghiệp tính bằng tỉ lệ phần trăm

trên tổng mức thị trường phục vụ. Thị trường phục vụ của doanh nghiệp là tất cả những người mua có khả năng và sẵn sàng mua sản phẩm của công ty trên thị trường.

+ Thị phần tƣơng đối (so với ba đối thủ lớn nhất): Số đo này đòi hỏi phải biểu

diễn mức tiêu thụ của doanh nghiệp bằng tỷ lệ phần trăm trên tổng mức tiêu thụ của ba đối thủ cạnh tranh lớn nhất. Nếu số đo này lớn hơn 33% thì có thể nói doanh nghiệp có thị phần lớn.

+ Thị phần tƣơng đối (so với 3 đối thủ cạnh tranh dẫn đầu): Số đo này đòi hỏi

phải biểu diễn mức tiêu thụ của doanh nghiệp bằng tỉ lệ phần trăm trên tổng mức tiêu thụ của ba đối thủ cạnh tranh lớn nhất

III.3.2 Số lƣợng sản phẩm tiêu thụ:

Được đo bằng thước đo hiện vật với đơn vị cái, chiếc, bộ,…Tuy nhiên chỉ tiêu này chỉ phản ánh đơn thuần về số lượng, chứ chưa phản ánh được đúng bản chất của hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

III.3.3 Doanh thu tiêu thụ:

Ta có cơng thức DTTT= 1 * n i Qi Gi   Trong đó:

Qi: Khối lượng hàng hóa i tiêu thụ trong kỳ. Gi: Giá bán sản phẩm i.

n: Số lượng hàng hóa tiêu thụ trong kỳ.

Khối lượng sản phẩm hàng hóa thứ i bán ra trong kỳ:

Qti = Qđki + Qsxi - Qcki Trong đó:

Qti : Khối lượng hàng hóa i bán ra trong kỳ, Qđki : Hàng hóa i tồn đầu kỳ.

Qsxi: Số lượng hàng hóa i sản xuất trong kỳ. Qcki: Số lượng hàng hóa i tồn cuối kỳ. Hệ số tiêu thụ hàng hóa:

Hti càng tiến tới 1 cầng tốt, chứng tỏ sản phẩm sản xuất ra đến đâu tiêu thụ đến đó.

III.3.4 Phân tích chi phí cho hoạt động xây dựng các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm trên doanh số bán, lợi nhuận thu về:

Chỉ tiêu này được tính dựa trên cơ sở tỷ lệ giữa chi phí bỏ ra cho việc xây dựng các chính sách hỗ trợ với doanh thu tiêu thụ, thể hiện một đồng doanh thu thu về cần tốn bao nhiêu đồng chi phí cho hoạt động này, tương tự như vậy ta có chỉ tiêu đó so với lợi nhuận doanh nghiệp thu về.

Chi phí bỏ ra cho hoạt động hỗ trợ tiêu thụ CT1= ----------------------------------------------------------- Doanh thu tiêu thụ

Chi phí bỏ ra cho hoạt động hỗ trợ tiêu thụ CT2= -------------------------------------------------------------- Lợi nhuận

III.3.5 Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ Tỷ lệ % thực hiện Qti

kế hoạch tiêu thụ = ----------------- * 100% từng loại sản phẩm Qki

Trong đó:

Qti : Số lượng sản phẩm i tiêu thụ thực tế. Qki: Số lượng sản phẩm i tiêu thụ kì kế hoạch

Thƣớc đo giá trị:

Tỷ lệ % hoàn thành (Khối lượng sản phẩm * Giá bán kế hoạch) kế hoạch tiêu thụ thực tế (giá cố định) tiêu thụ chung = -------------------------------------------------------- (Khối lượng sản phẩm * Giá bán kế hoạch)

tiêu thụ thực tế (giá cố định) Nếu tỷ lệ này >=100%, hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch tiêu thụ.

CƠNG TY TNHH BÍCH HỢP

Tên giao dịch : CƠNG TY TNHH BÍCH HỢP

Trụ sở chính : 241 Nguyễn Tất Thành, Tp Tuy Hòa, Phú Yên. Điện thoại : 057.383.8187

Fax : 057.382.3575 MST : 4400350172

PHẦN THỨ HAI

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CƠNG TY TNHH BÍCH HỢP PHÚ YÊN BÍCH HỢP PHÚ YÊN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)