công ty:
V.1 Thành lập bộ phận Marketing và đẩy mạnh công tác điều tra, nghiên cứu thị trƣờng: trƣờng:
Kinh tế thị trường ngày càng phát triển, hoạt động Marketing càng giữ vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty. Công tác nghiên cứu thị trường là một cơng tác hết sức khó khăn, phức tạp, địi hỏi phải có cái nhìn khách quan về thị trường, để có thể đề ra được những kế hoạch cụ thể, những chiến lược phát triển của công ty.
Hiện nay, công ty vẫn chưa có nhân viên làm cơng tác này, nên cơng tác nghiên cứu thị trường của cơng ty cịn bỏ ngõ. Đó chính là lí do em đưa ra đề suất này, do hình thức hoạt động của cơng ty, nên chỉ cần 2 nhân viên phụ trách bên mảng này là đủ. Hai nhân viên này u cầu phải có trình độ, am hiểu về nghiên cứu thị trường, hai nhân viên này sẽ cùng với bộ phận kinh doanh của công ty, sẽ đưa ra được những kế hoạch phát triển cơng ty một cách tồn diện. Phương pháp thu thập thơng tin có nhiều, sau đây là một số biện pháp mà cơng ty có thể áp dụng:
+ Thu thập thơng tin về thị trường, khách hàng thông qua các đại lý, cửa hàng của công ty. Theo dõi, thống kê chủng loại, mẫu mã hàng hóa đã tiêu thụ theo mùa, theo từng giai đoạn, theo từng thị trường.
+ Thu thập thông tin về chủng loại mặt hàng đang bán buôn của các đối thủ cạnh tranh của công ty trên thị trường. Xác định giá cả, chất lượng sản phẩm cùng loại, nắm được tình hình tiêu thụ của sản phẩm đó.
+ Thu thập thơng tin về phương thức bán hàng, hình thức phục vụ khách hàng tại các điểm bán hàng của công ty cũng như của đối thủ để từ đó có sự so sánh, chon lựa phương thức phù hợp nhất.
+ Cơng tác nghiên cứu thị trường cịn bao hàm cả việc chào hàng ở các thị trường mới cũng như các thị trường quen thuộc. Từ các thơng tin có được công ty mạnh dạn chuẩn bị nguồn vốn để mua nguyên liệu để phục vụ sản xuất đáp ứng nhu cầu.
V.2 Đề ra các biện pháp quản lý các kênh phân phối:
Các đại lý phân phối sản phẩm của công ty, là cầu nối trung gian giữa công ty và khách hàng. Công ty phải tiến hành giám sát hoạt động của họ, nhằm hạn chế những trường hợp họ làm mất uy tín của cơng ty trong lpngf khách hàng như: họ bán các sản phẩm kém chất lượng, giá cả đắt hơn, mà khách hàng cứ nhằm tưởng là của cơng ty. Hoặc đơi lúc hình thức thanh tốn giữa cơng ty và đại lý thực hiện không đúng hạn, gây hiện tượng quyền lợi ảnh hưởng nhau, không thể hợp tác và hỗ trợ nhau phát triển được nữa. Chính và vậy, giữa cơng ty và các đại lý phân phối phải có các ràng buộc là các hợp đồng mua bán, có các điều khoản được qui định rõ ràng, hạn chế những trường hợp đáng tiếc nhất có thể xảy ra.
V.3 Đẩy mạnh chính sách giao tiếp, khuếch trƣơng:
Giao tiếp, khuếch trương là để cung cầu gặp nhau, để công ty thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng và giảm đươch chi phí, rủi ro trong kinh doanh. Với biện pháp này, công ty không chỉ bán được nhiều hơn mà điều quan trọng là qua đó tác động vào thay thế, đổi mới cơ cấu tiêu dùng nhằm gợi mở nhu cầu.
Hiện nay, công tác giao tiếp, khuếch trương của cơng ty cịn rất kém, ngân sách cho hoạt động này còn thấp. Các nhà kinh doanh cho rằng quảng cáo là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất trong công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty. Trong 100% kết quả tiêu thụ có đến 36% uy tín của cơng ty + 24% do quảng cáo + 10% do giá cả + 10% chất lượng + 20% do các nhân tố khác. Quảng cáo trên truyền hình tuy chi phí rất tốn kém nhưng hiệu quả mà nó mang lại nếu chúng ta biết làm đúng cách sẽ là rất lớn. Chính vì vây, để khuếch trương công ty, khuếch trương sản phẩm của công ty, công ty phải tăng chi phí cho các hoạt động quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như: đài phát thanh, đài truyền hình tỉnh Phú yên, các báo, tạp chí kinh tế trong tỉnh và trong
khu vực. Hoạt động này cần phải được cải tiến. Trước kia công ty chi ngân sách cho hoạt động quảng cáo theo ý kiến chủ quan của Giám đốc, nên hiệu quả mang lại của hoạt động này không cao. Công ty cần sớm đưa ra được những kế hoạch cụ thể cho các hoạt động quảng cáo, khuếch trương trong một năm. Cụ thể công ty cần trả lời các câu hỏi như sau:
Số lần xuất hiện của các đợt quảng cáo?
Khi nào là quảng cáo trên truyền hình để phát huy kết quả nhất?
Khi nào là sử dụng hình thức quảng cáo trên các báo, tạp chí, với tần suất như thế nào và nội dung quảng cáo ra sao?
Công ty phải làm thế nào để khách hàng luôn nhớ đến công ty?
V.4 Tăng cƣờng công tác chào hàng:
- Tổ chức chào hàng là một biện pháp nhằm giới thiệu sản phẩm của công ty đến với khách hàng. Trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay thì việc sử dụng các hình thức chào hàng là quan trọng, nó góp phần giúp các doanh nghiệp thấy được vị trí đồng thời mở rộng được thị trường.
- Tổ chức thực hiện hệ thống nhân viên chào hàng chính là đội ngũ cán bộ thị trường. Công ty cần trang bị cho họ những kiến thức về giới thiệu, mời chào, thuyết phục khách hàng, trình bày giới thiệu sản phẩm của cơng ty. Ngoài ra, cũng cần trang bị cho họ những kiến thức về các sản phẩm cùng loại có trên thị trường để khi chào hàng, họ sẽ biết cách làm nổi bật ưu diểm của sản phẩm của công ty và giấu đi được những nhược điểm của nó.
- Nội dung chào hàng: Nhân viên làm công việc này phải giới thiệu đầy đủ về sản phẩm, so sánh được với sản phẩm cùng loại, khai thác được thế mạnh của mình và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh. Thực tế, Cơng ty đã có bộ phận này song lượng cán bộ làm cơng tác này cịn q ít cho nên dù rất nhiệt tình với cơng việc nhưng hiệu quả vẫn chưa được cao.
- Tổ chức bán theo các Cataloge đã thiết kế sẵn, giới thiệu sản phẩm đến các thị trường tiềm năng, với những đối tượng khách hàng mới.
- Điều kiện tiến hành: trước hết Công ty cần xác định đối tượng chào hàng, nghiên cứu tâm lý đối tượng, lựa chọn địa điểm chào hàng để có tác động kích thích mua hàng,
đúng thời điểm, để đạt được hiệu quả cao trong công tác này cần thực hiện một số yêu cầu sau:
Sản xuất cung ứng đủ số lượng, chủng loại, mẫu mã để phục vụ tốt công tác chào hàng.
Đào tạo nhâ viên chào hàng.
V.5 Tăng cƣờng hỗ trợ bán hàng thông qua các biện pháp xúc tiến và yểm trợ bán hàng: hàng:
- Đối với công tác xúc tiến bán hàng, Công ty cần tập trung vào việc xây dựng các mối quan hệ với quần chúng thông qua hội nghị khách hàng, hội thảo, tặng quà. Muc tiêu của xây dựng các mối quan hệ quần chúng là tạo lòng tin của họ đối với Cơng ty và hàng hóa của Cơng ty, tranh thủ sự ủng hộ và tạo ràng buộc của khách hàng đối với Công ty. Thông qua việc xây dựng các mối quan hệ quần chúng để:
- Qua hội nghị sẽ giúp Công ty quan sát và nắm được thái độ của quần chúng, giúp công ty biết được các thành cơng và nhưng mặt cịn tồn tại cần được giải quyết của công ty.
- Công ty lắng nghe các ý kiến của quần chúng, cơng bố các chính sách, điều kiện mua bán. Thơng qua quan hệ này để cơng ty kiểm tra lại các chính sách, biện pháp để nâng cao hiệu quả và an toàn của hoạt động kinh doanh.
KẾT LUẬN
Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, công tác thực hiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm là một yếu tố sống cịn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển được. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng của công tác này là một yêu cầu tất yếu đối với bất cứ một doanh nghiệp nào.
Với bề dày lịch sử 20 năm hoạt động, công ty đã rất nhiều khó khăn và vượt qua được và đứng vững và phát triển được như ngày hôm nay. Cụ thể là:
Sản phẩm của công ty chất lượng ngày càng cao.
Mạng lưới tiêu thụ của công ty ngày càng được mở rộng.
Các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận…đều tăng qua các năm.
Bên cạnh đó cơng ty vẫn cịn nhiều hạn chế chưa khắc phục được. Những tồn tại do nhiều nguyên nhân gây nên nhưng trên hết là do công tác hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm của công ty chưa được tốt. Cơng ty chưa nghiên cứu tìm ra được các giải pháp hiệu quả để đầy mạnh hiệu quả của hoạt động này.
Dựa trên những cơ sở lý luận đã học được ở nhà trường cùng với những kiến thức có được qua thời gian thwucj tập tại cơng ty, em đã có được một số góp ý nhằm hồn thiện hơn các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tại công ty để tăng cường lượng sản phẩm tiêu thụ của cơng ty. Bìa làm của em khơng tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự góp ý và chỉ bảo của thầy cơ, ban giám đốc và các anh chị trong công ty để bài làm của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em chân thành cảm ơn cô Cao Thị Tố Nga, cùng các cô chú, anh chị trong cơng ty TNHH Bích Hợp đã hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quản trị Marketing của Philip Kotler, nhà xuất bản thống kê Hà Nội. 2. Marketing căn bant của Philip Kotler, nhà xuất bản thống kê Hà Nội. 3. Tài liệu Marketing của thầy Võ Đình Quyết, Đại học Nha Trang.
4. Giáo trình Quản trị hoạt động thương mại của Doanh nghiệp công nghiệp, PGS-TS Nguyễn Kế Tuấn (chủ biên), NXB Giáo dục 1996.
5. Giáo trình Marketing thương mại, TS Nguyễn Xuân Dũng (chủ biên), NXB Thống kê 1999.
6. Giáo trình quản trị doanh nghiệp, PGS-TS Lê Văn Tâm (chủ biên), NXB Giáo dục.
7. Tạp chí thương nại, Công nghiệp, Thời báo kinh tế Việt Nam, Đầu tư. 8. Tài liệu của cơng ty TNHH Bích Hợp Phú n.
9. Tài liệu trên Google.