Tình hình kinh tế năm 2016
Kết thúc năm 2015 - Năm có ý nghĩa to lớn và quan trọng, năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 với nhiều thành tựu to lớn và những kết quả đáng ghi nhận. Nền kinh tế Việt Nam bước vào năm 2016, năm đầu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020 và cũng là năm đầu tiên thực hiện nghị quyết đại hội XII của đảng với nhiều điều kiện thuận lợi và những dự báo khả quan. Cụ thể:
Kinh tế - xã hội năm 2016 của thế giới vẫn được đánh giá là có nhiều bất ổn, mặc dù đang nỗ lực phục hồi nhưng mức độ phục hồi chậm và nhiều rủi ro do chính trị đang bất ổn. Hiện thế giới có nhiều vấn đề liên quan như các điểm nóng Trung Đơng, người nhập cư vào châu Âu, khu vực biển Đơng...
Trong bối cảnh đó, nền kinh tế Việt Nam được đánh giá ổn định hơn và đang trên đà tiếp tục phát triển sau giai đoạn phục hồi 2014-2015. Năm 2016, với việc Việc thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA), kết thúc đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và hình thành Cộng đồng ASEAN sẽ mở ra cơ hội và không gian phát triển rộng lớn hơn. Và những điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt sau đại hội Đảng lần thứ XII và bầu cử đại biểu quốc hội khóa XIV sắp tới, với sự thay đổi lớn về nhân sự sẽ hứa hẹn nhiều thay đổi trong chính sách phát triển kinh tế -xã hội nói chung giúp cho Việt Nam có những bươc đi mới. Theo dự báo của nhiều
Cụ thể về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam quý I năm 2016 như sau (Theo nguồn từ tổng cục thống kê) :
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2016 ước tính tăng 5.46% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực cơng nghiệp và xây dựng tăng 6.72%, đóng góp 2.33 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung; khu vực dịch vụ tăng 6.13%, đóng góp 2.48 điểm phần trăm; riêng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 1.23%, làm giảm 0.16 điểm phần trăm mức tăng trưởng chung. Tăng trưởng quý I năm nay cao hơn mức tăng của quý I các năm 2012-2014, nhưng có dấu hiệu chững lại so với mức tăng 6.12% của cùng kỳ năm 2015. Xét về góc độ sử dụng GDP quý I/2016, tiêu dùng cuối cùng tăng 6.87% so với cùng kỳ năm 2015, đóng góp 5.39 điểm phần trăm; tích lũy tài sản tăng 8,3%, đóng góp 1.56 điểm phần trăm; chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ làm giảm 1.49 điểm phần trăm của mức tăng trưởng chung.
- Chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý I năm 2016 tăng 1.25% so với bình quân cùng kỳ năm 2015, tuy cao hơn so với mức tăng 0.74% của cùng kỳ năm trước, nhưng thấp hơn nhiều so với mức tăng CPI trong quý I của một số năm gần đây.
- Lạm phát cơ bản tháng 3/2016 giảm 0.09% so với tháng trước và tăng 1.64% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 3 tháng đầu năm 2016 tăng 1.76% so với bình quân cùng kỳ năm 2015.
- Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/3/2016 ước tính đạt 182.4 nghìn tỷ đồng, bằng 18% dự tốn năm.Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/3/2016 ước tính đạt 227.7 nghìn tỷ đồng, bằng 17.9% dự tốn, trong đó chi đầu tư phát triển trên 40.1 nghìn tỷ đồng,
nợ và viện trợ 31.9 nghìn tỷ đồng, bằng 20.6%.
- Tính chung quý I năm 2016, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 37.9 tỷ USD, tăng 4.1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 10.8 tỷ USD, tăng 0.3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngồi (kể cả dầu thơ) đạt 27.1 tỷ USD, tăng 5.8%. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu quý I đạt 39.8 tỷ USD, tăng 9.3% so với cùng kỳ năm 2015. Kim ngạch hàng hố nhập khẩu q I ước tính đạt 37.1 tỷ USD, giảm 4.8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 14.9 tỷ USD, giảm 3.5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngồi đạt 22.2 tỷ USD, giảm 5.7%. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu quý I năm nay đạt 40.7 tỷ USD, tăng 4.4% so với cùng kỳ năm 2015.
Tình hình kinh doanh và triển vọng phát triển ngành xây dựng giai đoạn 2016-2020.
- Đối với lĩnh vực xây Dựng Dân Dụng: Trong thời gian tới sẽ được hỗ trợ bởi Luật Nhà Ở (sửa đổi) 2014. Cụ thể, Luật Nhà Ở 2014 cho phép người nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam, dự kiến sẽ là lực đẩy quan trọng trong trong thị trường Bất Động Sản Việt Nam. Hiện tại, theo ước tính chỉ có khoảng 500/80.000 người nước ngồi ở Việt Nam sở hữu nhà. Do đó, việc nới lỏng chính sách này có khả năng sẽ tạo nên lực cầu lớn trong phân khúc nhà cao cấp. Ngồi ra, Tính tới năm 2020, nước ta sẽ có khoảng 4.2 triệu người lao động có nhu cầu về nhà ở tương đương với nhu cầu khoảng 33.6 triệu m2. Trong đó, theo ước tính nước ta sẽ cần khoảng 430,000 căn hộ cho người có thu nhập thấp, tương ứng với 17.8 triệu m2 và vốn đầu tư khoảng 100,000- 120,000 tỷ.
50%), tương đương với lượng giải ngân trung bình 4-5 tỷ USD/năm. Hiện tại, nước ta đang tham gia đàm phán và ký kết 6 hiệp định FTAs mới, trong đó có TPP, cùng với những cải thiện về hệ thống logistics và môi trường kinh doanh. Do đó, triển vọng của ngành xây dựng cơng nghiệp được đánh giá khả quan trong những năm tới. Đặc biệt là năm 2016 với dự báo nguồn vốn FDI tăng mạnh.
- Đối với ngành xây dựng cơ sở hạ tầng: Triển vọng của ngành xây dựng cơ sở hạ tầng cũng được FPTS đánh giá khả quan trong thời gian tới. Theo thống kê, Việt Nam có khoảng 40% số lượng đường bộ trong hệ thống giao thơng có chất lượng thấp và rất thấp. Do đó, lượng vốn ước tính cần cho việc nâng cấp hệ thống đường bộ sẽ đạt 48-60 tỷ USD cho đến năm 2020, tương đương với nhu cầu đầu tư hàng năm vào khoảng 202,000 tỷ VNĐ/năm. Ngồi ra, Chính Phủ cũng đã lên kế hoạch xây dựng 26 sân bay (10 sân bay quốc tế và 16 sân bay nội địa) cho đến năm 2020. Trong đó, nổi bật nhất là dự án sân bay Quốc Tế Long Thành (Đồng Nai) với tổng vốn đầu tư vào khoảng 10 tỷ USD.
Từ đó cho thấy trong thời gian tới, các doanh nghiệp ngành xây dựng nói chung và cơng ty Sơng Đà Hà Nội nói riêng có nhiều điều kiện thuận lợi cũng như triển vọng để phát triển. Đặt ra cho công ty nhiều cơ hội cũng như thách thức, địi hỏi cơng ty phải có những biện pháp hợp lý, thiết thực nhằm cải thiện tình hình tài chính của cơng ty trong thời gian tới. Từ đó nắm bắt các cơ hội thuận lợi để phát triển cơng ty, vì mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.