Tích cực trong việc thu hồinợ và thanh toán các khoản nợ

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần sông đà hà nội (Trang 107 - 108)

3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH

3.2.4. Tích cực trong việc thu hồinợ và thanh toán các khoản nợ

Trong năm 2015, trong bối cảnh công ty thực hiện mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, cơng ty đã thực hiện tăng chính sách bán chịu. Điều này trong ngắn hạn có lợi trong doanh nghiệp trong việc thu hút khách hàng. Tuy nhiên xét về dài hạn, điều này làm tăng nguy cơ xảy ra rủi ro không thu hồi được nợ đối với doanh nghiệp, kéo theo đó là các rủi ro thanh tốn khi mà doanh nghiệp khơng đảm bảo được khả năng trả nợ. Để thu nhanh chóng số vốn bị ứ đọng, đảm bảo khả năng thanh toán, doanh nghiệp cần chú trọng tới các biện pháp sau:

- Đối với các khoản phải thu, chủ yếu là phải thu khách hàng: Do chiến lược mở rộng quy mô kinh doanh và lĩnh vực hoạt động để gia tăng thị phần nên việc thu hồi lại vốn thường bị kéo dài. Vì vậy, khi ký kết các hợp đồng với khách hàng, công ty cần thảo luận và thống nhất các điều khoản về thời hạn thanh tốn, hình thức thanh tốn một cách cụ thể, chặt chẽ. Căn cứ vào kế hoạch thu hồi nợ, xác định giá trị và thời điểm dịng tiền vào, từ đó điều chỉnh kế hoạch trả nợ. Có như vậy mới giúp cho khả năng thanh tốn của cơng ty

- Mặt khác, để thu hút khách hàng, trong q trình bán hàng cơng ty nên thực hiện các chế độ ưu đãi với khách hàng như chiết khấu giảm giá đối với những hợp đồng có giá trị lớn, chiết khấu thanh toán đối với các khách hàng thanh toán trước hạn… Điều này vừa góp phần kích thích tiêu thụ sản phẩm, vừa giảm bớt được phần nợ cần thu hồi. Tuy nhiên, công ty cần xác định một tỷ lệ chiết khấu, giảm giá hợp lý để phát huy hiệu quả cao nhất.

Cơng ty cũng nên có sự lựa chọn đối tượng khách hàng có thể cho trả chậm bằng cách nghiên cứu kỹ lưỡng khả năng thanh toán của khách hàng, yêu cầu đặt cọc hoặc bảo lãnh nếu cần thiết. Trong điều kiện thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, bên cạnh các chính sách đối với các khoản phải thu khách hàng, cơng ty cũng cần nâng cao uy tín của mình và tạo được mối quan hệ tốt đẹp đối với các nhà cung cấp để tránh bị chiếm dụng vốn vào các khoản mục trả trước cho người bán.

- Đối với các khoản nợ của công ty

Chiếm dụng vốn từ các nhà cung cấp đem lại nhiều thuận lợi cho cơng ty nhưng nó cũng địi hỏi cơng ty phải có kế hoạch thanh toán cho người bán cụ thể, gây dựng uy tín và lịng tin của các nhà cung cấp đối với công ty.

Giải pháp tốt nhất là tăng doanh thu và từ đó tăng lợi nhuận cho cơng ty, tích cực thu hồi nợ để trả nợ và đầu tư mới.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần sông đà hà nội (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)