1.2.2.7 .Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp
2.2. Đánh giá thực trạng tài chính tại CTCP đầu tư Hải Đường
2.2.1.2. Tình hình huy động vốn của công ty
Đánh giá tình hình huy động nguồn vốn của cơng ty thơng qua bảng phân tích diễn biến nguồn vốn cơng ty năm 2013( Bảng 2.02)
Qua bảng phân tích diễn biến nguồn vốn năm 2013 ta thấy cuối năm so với đầu năm tổng nguồn vốn tăng, điều này cho thấy công ty đang mở rông quy mô sản xuất kinh doanh. Công ty kết hợp huy động cả nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài để phục vụ nhu cầu vốn cho kinh doanh, bằng chứng là cả nợ phải trả và vốn chủ sỡ hữu trong kì đều tăng.Vốn chủ sỡ hữu tăng về số tuyệt đối nhưng tỷ trọng trong tổng nguồn vốn lại giảm cho thấy doanh nghiệp đang tăng vay nợ nhiều hơn là tăng vốn chủ. Điều này làm tăng rủi ro tài chính nhưng đổi lại sẽ làm tăng mức sinh lời cho vốn chủ sỡ hữu nếu doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả.
Cụ thể
- Nợ phải trả: tăng là do nợ ngắn hạn và dài hạn tăng. Tốc độ tăng của nợ ngắn hạn và nợ dài hạn cũng tương đương nhau cho thấy doanh nghiệp có sự cân nhắc trong việc huy động vốn. Cụ thể là dùng nguồn dài hạn tài trợ cho tài sản dài hạn. Và dùng nguồn ngắn hạn tài trợ cho nhu cầu vốn ngắn hạn
Nợ ngắn hạn tăng 3,232,236,954 đồng từ 15,133,849,273( đồng lên 18,366,086,227 đồng) với tỷ lệ tăng 21% làm cho tổng nguồn vốn tăng thêm một lượng là 6,346,715,650 đồng. Trong năm nợ ngắn hạn tăng 21% là nguyên nhân trực tiếp làm tăng nợ phải trả. Nợ ngắn hạn tăng đồng nghĩa với
nghĩa vụ thanh toán nợ ngắn hạn tăng lên gây sức ép không nhỏ cho doanh nghiệp trong việc tìm nguồn trả nợ .
Đi sâu xem xét các khoản mục trong Nợ ngắn hạn ta thấy có 2 khoản mục đáng chú ý là:
Vay và nợ ngắn hạn tăng 2,361,991,677 đồng (từ 11,595,304,410 đồng lên 13,957,296,087 đồng) với tỷ lệ tăng là 20%. Điều này trực tiếp làm cho nợ ngắn hạn tăng tương ứng 2,361,991,677 đồng. Cuối năm so với đầu năm vay và nợ ngắn hạn trong tổng nợ ngắn hạn giảm 1% (cơ cấu thay đổi từ 77% thành 76%). Tuy tỷ trọng của vay và nợ ngắn hạn biến động giảm nhưng giảm không đáng kể, mặt khác vay và nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ ngắn hạn. Cho thấy nguồn vốn bổ sung cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty của yếu là từ vốn đi vay ngắn hạn của các cá nhân tổ chức khác. Điều này có thể giải thích là do cơng ty mới thành lập chưa lâu lợi nhuận giữ lại của công ty rất nhỏ so với nhu cầu vốn kinh doanh. Nên việc đi vay là tất yếu
Phải trả người bán cuối năm tăng 901,204,754 đồng( từ 3,101,309,275 đồng lên 4,002,514,029 đồng) với tỷ lệ tăng 29% đã trực tiếp làm cho nợ phải trả tăng 901,204,754 đồng. Xem xét tài liệu thực tế tại cơng ty thấy khơng có khoản phải trả người bán nào q hạn. Việc tăng mua hàng phục vụ sản xuất kinh doanh bằng phương pháp trả chậm giúp công ty giảm áp lực trong việc huy động các nguồn vốn khác. Mặt khác, khoản tín dụng thương mại này khơng phải trả lãi suất sẽ giúp doanh công ty tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên cơng ty cần theo dõi sát sao thời hạn phải trả của các khoản chiếm dụng này để kịp thời thanh toán cho nhà cung cấp đảm bảo uy tín cho cơng ty.
Người mua trả tiền trước cuối năm tăng 81,971,225 đồng (từ 70,663,648 đồng lên 152,634,873 đồng) với tỷ lệ tăng là 116%. Tuy tỷ lệ tăng
là rất cao nhưng về giá trị tuyệt đối thì nhỏ phần nào cho thấy cơng ty đang trong tình trạng sản xuất khơng theo kịp nhu cầu.
Nợ dài hạn của công ty cuối năm tăng 2,000,000,000 đồng (từ 4,150,250,943 đồng lên 6,150,250,943 đồng) với tỷ lệ tăng là 48%. Nợ dài hạn tăng là do vay và nợ dài hạn tăng. Qua tài liệu thu thập được ta thấy khoản vay và nợ dài hạn của của công ty tại ngân hàng Vietinbank – Láng Hòa Lạc tăng lên 2,000,000,000 đồng. Nguồn vốn dài hạn của công ty tăng cho thấy cơng ty có đang mở rộng quy mơ sản xuất kinh doanh. Thực tế, khi xem xét tài liệu tại cơng ty cũng thấy cơng ty đang có xu hướng tăng tỷ trọng hàng hóa phục vụ thị trường nội địa bên cạnh mơ hình kinh doanh gia cơng hàng may mặc xuất khẩu trực tiếp mà lâu nay doanh nghiệp vẫn đang thực hiện.
Vốn chủ sỡ hữu cuối năm tăng 1,114,478,696 đồng (từ 10,728,225,832 đồng tại thời điểm đầu năm lên 11,842,704,528 đồng vào thời điểm cuối năm) tương ứng với tỷ lệ tăng là 10%. Nguồn vốn chủ sỡ hữu tăng hoàn toàn là do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng và quỹ dự phịng tài chính tăng.
Vốn đầu tư của chủ sỡ hữu trong năm không biến động do trong năm chủ sỡ hữu không tăng vốn mà chủ trương vay vốn bên ngoài để tài trợ cho nhu cầu vốn.
Lợi nhuận chưa phân phối cuối năm tăng 1,005,244,821 đồng (từ 728,225432 đồng lên 1,733,470,653 đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng 138%. Lợi nhuận sau thuế tăng là nguyên nhân trực tiếp làm tăng vốn chủ sỡ hữu. Đồng thời, cho thấy rằng công ty đã rất nỗ lực để làm gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, từ đó làm tăng vốn chủ sỡ hữu.
Trong năm, cơng ty có trích lập quỹ dự phịng tài chính 109,233,875 đồng. Điều này sẽ phần nào giúp công ty chủ động hơn trong việc ứng phó với rủi ro trong kinh doanh năm tiếp theo.
Xem xét cơ cấu nguồn vốn thơng qua bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn theo quan hệ sỡ hữu (bảng 2.03)
Qua bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn theo quan hệ sở hữu (bảng 2.03) ta thấy, hệ số nợ của công ty đầu năm 2013 là 0.64 và thời điểm cuối năm làm 0.67. Nghĩa là cứ bình qn một đồng vốn kinh doanh thì có 0.64 đồng nợ vào thời điểm đầu năm và thời điểm cuối năm là 0.67 đồng. Hệ số nợ của công ty tăng là dấu hiệu cho thấy công ty đang gia tăng nợ, cả nợ ngắn hạn và dài hạn. Trong năm, quy mô sản xuất kinh doanh của công ty được mở rộng là nhờ vào những khoản nợ này. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải hết sức thận trọng vì trong tình hình khó khăn như hiện này thì việc vay nợ cùng với việc sử dụng vốn vay kém hiệu quả sẽ sớm đẩy doanh nghiệp vào khó khăn thậm chí là phá sản. Hệ số vốn chủ sỡ hữu thời điểm cuối năm giảm 0.03 lần (từ 0.36 xuống 0.33) cho thấy khả năng đáp ứng vốn của chủ sỡ hữu giảm xuống. Trong năm, vốn chủ sỡ hữu của công ty tăng lên là do lợi nhuận chưa phân phối tăng, điều này cho thấy cơng ty có tích luỹ vốn.Tuy nhiên với quy mơ lợi nhuận hạn chế nên khả năng tích luỹ vốn khơng thể đáp ứng đủ nhu cầu vốn của cơng ty, do đó việc tăng vay nợ là tất yếu.
Xem xét cơ cấu nguồn vốn theo thời gian huy động sử dụng (bảng 2.04) Qua bảng phân tích ta thấy, trong năm cả NVTT và NVTX đều tăng lên với tỷ lệ tăng khá đều nhau. Mặt khác, tỷ trọng NVTT và NVTX ngang nhau và ổn định qua 2 năm. Điều này cho thấy chính sách huy động của cơng ty là kết hợp cả nguồn ngắn hạn và nguồn dài hạn để có thể khắc phục hạn chế của từng nguồn và phát huy ưu điểm của mỗi nguồn vốn
Như vậy, qua việc phân tích một cách khái quát cơ cấu nguồn vốn của công ty cổ phần đầu tư Hải Đường, ta thấy tổng nguồn vốn của công ty thời điểm cuối năm tăng so với đầu năm đồng nghĩa với việc công ty đang mở rộng quy mô kinh doanh. Cơ cấu nguồn vốn thay đổi theo chiều hướng tăng tỷ trọng nợ và giảm tỷ trọng vốn chủ sỡ hữu. Với một công ty mà lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là gia cơng hàng may mặc xuất khẩu thì cơ cấu vốn thay đổi như trên tỏ ra hợp lí. Nhưng cơ cấu nguồn vốn trong đó tỷ trọng nợ quá cao
đồng nghĩa với mức độ tự chủ tài chính thấp thì khả năng tiềm ẩn rủi ro là rất lớn. Cơng ty nên xem xét hình thức huy động vốn sao cho phù hợp nhất với đặc điểm kinh doanh và tình hình tài chính cơng ty để vừa đẩm bảo khả năng thanh tốn lại vừa mang lại hiệu quả cho công ty.