Khái quát tình hình đầu tư và sử dụng vốn của công ty cổ phần

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư hải đường (Trang 52 - 55)

1.2.2.7 .Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

2.2. Đánh giá thực trạng tài chính tại CTCP đầu tư Hải Đường

2.2.2. Khái quát tình hình đầu tư và sử dụng vốn của công ty cổ phần

tư Hải Đường

Thơng qua bảng phân tích cơ cấu và biến động vốn của công ty cổ phần đầu tư Hải Đường năm 2013 (bảng 2.05) để đánh giá khái quát về tình hình đầu tư và sử dụng vốn của cơng ty năm 2013, cụ thể như sau:

Tổng tài sản của công ty đang huy động vào hoạt động kinh doanh tại thời điểm cuối năm là 36,359,041,698 đồng, tăng 6,346,715,650 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 21%. Điều này cho thấy cơng ty đang mở rộng quy mơ kinh doanh.

Nhìn vào bảng phân tích ta thấy tổng tài sản tăng chủ yếu là do tài sản ngắn hạn tăng. Đi sâu phân tích tình hình biến động tài sản ngắn hạn ta thấy:

Tài sản ngắn hạn của công ty cuối năm 2013 tăng 5,916,515,667 đồng so với thời điểm đầu năm 2013 (từ 14,400,730,456 đồng lên 20,317,246,123 đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng là 41%. Tài sản ngắn hạn của công ty tăng mạnh như vậy là do:

Tiền và tương đương tiền của công ty cuối năm tăng 25,105,995 đồng so với thời điểm đầu năm ( từ 716,447,442 đồng lên 741,553,437 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 5% đã làm cho tài sản ngắn hạn của công ty tăng thêm 25,105,995 đồng.

Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty cuối năm 2013 tăng 3,016,052,223 đồng (từ 6,340,490,227 đồng lên 9,356,542,450 đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng 48%. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng đã trực tiếp làm cho tài sản ngắn hạn tăng 3,016,052,223 đồng.

Hàng tồn kho thời điểm cuối năm tăng 3,142,230,486 đồng so với thời điểm đầu năm (từ 6,161,236,247 đồng lên 9,303,466,733 đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng 42.78%. Hàng tồn kho tăng cao là vấn đề đáng lo ngại đối với công ty. Khi xem xét tài liệu tại công ty ta thấy hàng tồn kho của công ty chủ yếu là nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ và sản phẩm dở dang. Trong đó giá trị sản phẩm dở dang là cao nhất. Với lượng tồn kho lớn như vậy sẽ làm vốn của công ty bị ứ đọng,tốn kém chi phí tồn trữ bảo quản từ đó làm giảm hiệu quả kinh doanh. Công ty cần xem xét rà sốt lại tồn bộ lượng hàng tồn kho trên cơ sở đánh giá nhu cầu sản xuất và tình hình tiêu thụ trong kì tới để quyết định mức tồn kho hợp lí tránh tình trạng ứ đọng vốn, tăng nhanh tốc độ quay vịng vốn, giảm chi phí kinh doanh và giảm áp lực huy động vốn.

Tài sản lưu động khác cuối năm giảm 266,873,036 đồng (từ 1,182,556,540 đồng xuống 915,683,504 đồng) với tỷ lệ giảm là 22.57%. Với việc giảm tài sản lưu động khác làm cho tài sản ngắn hạn giảm 266,873,036 đồng. Tuy nhiên tài lưu động khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản ngắn hạn nên trong khi tài sản lưu động khác giảm thì tài sản ngắn hạn vẫn tăng do các khoản phải thu và hàng tồn kho tăng khá mạnh

Tài sản dài hạn của công ty cuối năm 2013 tăng 430,199,982 đồng so với thời điểm đầu năm (từ 15,611,595,592 đồng lên 16,041,795,574 đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng là 2.76%. Năm 2013 công ty tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh nên tăng cường đầu tư máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, điều đó làm cho tài sản dài hạn tăng. Tài sản dài hạn của công ty chủ yếu là tài sản cố định hữu hình. Vì vậy ta đi sâu xem xét tình hình trang bị và sử dụng TSCĐ của công ty:

TSCĐ của công ty được theo dõi chặt chẽ về nguyên giá ,giá trị hao mịn,giá trị cịn lại cũng như tình hình biến động của TSCĐ. Cụ thể, có thể xem xét tình hình trang bị, biến động cũng như tình hình kĩ thuật của TSCĐ của công ty năm 2013 như sau:

Qua bảng 2.06 (Tình hình trang bị TSCĐ) ta thấy, tổng nguyên giá TSCĐ cuối năm tăng 2,441,364,491 đồng so với thời điểm đầu năm ( từ 18,779,726,857 đồng lên 21,221,091,348 đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng 13%. Trong năm công ty đưa vào vận hành thêm một dây chuyền sản xuất mới nâng tổng số dây chyền sản xuất lên tám (8) dây chuyền so với trước đây là 7 dây chuyền. Như vậy là năng lực sản xuất được tăng cường, đảm bao khả năng đáp ứng đơn hàng lớn cũng như sản xuất sản phẩm cung cấp cho thị trường trong nước. Mặt khác, ta thấy tỷ lệ hao mịn TSCĐ của cơng ty cuối năm 2013 là 31%, nghĩa là các tài sản của cơng ty hiện cịn mới, năng lực sản xuất cịn khá tốt.

Về cơ cấu vốn: Tổng tài sản của công ty cuối năm 2013 tăng so với thời

điểm đầu năm 2013 do cả tài sản ngắn hạn và dài hạn đều tăng. Trong đó tài sản ngắn hạn tăng nhiều hơn tài sản dài hạn, từ đó cho thấy cơng ty ưu tiên đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Để thấy rõ hơn chính sách đầu tư của cơng ty năm 2013 ta đi sâu phân tích các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản cơng ty năm 2013(Bảng 2.07)

Qua bảng phân tích ta thấy tỷ suất đầu tư tài sản ngắn hạn thời điểm cuối năm 2013 là 56% tăng 8% so với thời điểm đầu năm. Nghĩa là trong một đồng tài sản thì có 0.56 đồng là tài ngắn hạn vào thời điểm cuối năm. Tỷ suất đầu tư tài sản dài hạn thời điểm cuối năm 2013 giảm 8% so với thời điểm đầu năm ( từ 52% xuống còn 44%). Năm 2013 công ty đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nhưng ưu tiên đầu tư vào tài sản ngắn hạn( cụ thể là các tài sản dự trữ cho sản xuất), điều này đánh giá là hợp lí khi mà cơng ty đang muốn tăng cường sản xuất sản phẩm để tiêu thụ trong nước song song với gia công hàng xuất khẩu. Cơ cấu vốn được cho là hợp lí,tuy nhiên trong một vài năm tới tỷ suất đầu tư tài sản sản ngắn hạn sẽ còn tiếp tục gia tăng. Hệ số tự tài trợ TSDH của công ty thời điểm cuối năm 2013 tăng 5% so với đầu năm (từ 69% lên 74%), nghĩa là trong một đồng TSDH thì có 0.74 đồng được tài

trợ từ vốn chủ sỡ hữu, điều nay mang lại cho cơng ty sự an tồn về tài chính nhưng sẽ làm tăng chi phí sử dụng vốn của cơng tỵ

Đánh giá về mơ hình tài trợ của cơng ty qua bảng các chỉ tiêu đánh giá mơ hình tài trợ vốn của cơng ty( bảng 2.08) và sơ đồ mơ hình tài trợ vốn của cơng ty( sơ đồ 2.03 và sơ đồ 2.04).

Qua phân tích khái qt mơ hình tài trợ của cơng ty ta thấy có sự thay đổi cơ bản trong mơ hình tài trợ của cơng ty. Nguồn vốn lưu động thường xuyên đầu năm 2013 âm đã chuyển sang dương vào cuối năm 2013. Nếu như đầu năm 2013 nguồn hvốn thường xuyên không đủ để tài trợ cho tài sản dài hạn,doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn tạm thời để bù đắp thì đến cuối năm 2013 nguồn vốn thường xuyên không chỉ đủ tài trợ cho tài sản dài hạn mà còn tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Như vậy là chính sách tài trợ của cơng ty đã thay đổi tn thủ ngun tắc cân bằng tài chính. Mơ hình này mang lại cho doanh nghiệp sự an tồn tài chính nhưng đổi lại là chi phí sử dụng vốn cao do doanh nghiệp đang dùng vốn dài hạn để tài trợ cho nhu cầu ngắn hạn. Mặt khác,mơ hình tài trợ này khơng tạo ra sự linh hoạt trong việc sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đánh giá thực trạng tài chính và một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư hải đường (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)