.Khâu đề phòng và hạn chế tổn thất

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại BIC – thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 49)

Trải qua 4 năm hoạt động độc lập, tổn thất đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển tại BIC là không cao, tỷ lệ bồi thường thấp hơn mức trung bình của thị trường, ở mức trên dưới 30%, đây là thành tích đáng mừng của tồn cơng ty và cũng như của phịng hàng hải. Có được kết quả này là nhờ những biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất được BIC thực hiện rất hiệu quả trong một chương trình quản trị rủi ro cho tồn cơng ty.

Đầu tiên và quan trọng nhất vẫn là khâu đánh giá tổn thất trước khi ký hợp đồng. Với các hoạt động khai thác ở dưới chi nhánh, mọi hợp đồng đều phải được duyệt bởi giám đốc chi nhánh, là những cán bộ chủ chốt của BIC, có trình độ nghiệm vụ cũng như kinh nghiệm lâu năm.Với những hợp đồng lớn không thuộc thẩm quyền chi nhánh, các cán bộ khai thác dưới đó phải duyệt lên phịng hàng hải của hội sở chính. Các cán bộ phịng hàng hải lại một lần nữa xét duyệt và người duyệt cuối cùng là trưởng phòng hàng hải. Còn với những hợp đồng vượt quá thẩm quyền của mình, sau khi duyệt xong, phịng hàng hải lại phải đệ trình lên ban giám đốc ký duyệt. Như vậy với khâu xét duyệt 3 vòng như vậy, cùng với những khách hàng chính là những doanh nghiệp XNK có uy tín, các hợp đồng bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển mà BIC nhận là những hợp đồng ít rủi ro tương đối.

Bảo hiểm hàng hóa XNK bằng đường biển thì khá đa dạng và phức tạp nên việc đề phòng hạn chế tổn thất mà BIC áp dụng cũng rất linh hoạt dựa trên các nhân tố:

- Loại hàng hóa và tính chất của hàng hóa để lựa chọn phương thức phù hợp

- Phương tức đóng gói: chở rời(hay cịn gọi là hàng xá), đóng bao, kiên, container

- Tuyến hành trình vận chuyển - Phương tiện vận chuyển

- Các hiểm họa khác từ con người…

Như đối với hàng nông sản chở rời (loại hàng được rót thẳng vào hầm chứa của tàu) loại hàng này hay bị ẩm mốc do thời tiết bị rơi vãi trong quá trình dỡ hàng và bị mất cắp thì cơng ty thường phối kết hợp với khách hàng thuê công ty giám định để xác định trọng lượng của hàng hóa ngay tại cảng đến hoặc cơng ty cũng có thể u cầu khách hàng thuê đơn vị dỡ hàng chất lượng cao để giảm thiểu việc hàng bị mất cắp hay bị rơi vãi trong quá trình chuyển hàng từ tàu xuống cảng.

Đối với hàng sắt thép (thanh, cuộn, tấm…) được xếp trong hầm tàu. Đây là mặt hàng chiếm một số lượng hợp đồng lớn cua BIC. Khi về tới cảng rất dễ bị mất cắp trong quá trình dỡ hàng hoặc bị lẫn với các cơng ty khác vì hàng giá trị lớn, lại để chung hàng của nhiều chủ hàng trong hầm tàu. Thì cơng ty th giám sát có mặt ngay khi hàng vừa cập cảng để kiểm tra số lượng, hạn chế mất cắp, bị lẫn với các chủ hàng khác.

Hàng hóa giá trị lớn chở rời thì cơng ty thường kiểm tra thông tin về tàu chuyên chở, nếu tàu có bảo hiểm P&I thì có thể địi bồi thường trong trường hợp tổn thất hoặc khuyến cáo khách hàng thuê tàu trẻ đảm bảo an tồn chở hàng. Đối với một số mặt hàng có nguy cơ cao, BIC thuê giám sát khi hàng về cảng để hạn chế rủi ro thiếu hụt và mất cắp như đối với hàng về cảng HCM phải được giám sát rất cẩn thận vì tình trạng mất trộm, mất cắp ở đây rất phổ biến và tinh vi.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại BIC – thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 49)