.Giải pháp giảm chi phí các hoạt động liên quan đến nghiệp vụ

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại BIC – thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 59)

3.1.4.1.Đánh giá rủi ro

Chi phí bồi thường ln là khoản chi lớn nhất của mỗi doanh nghiệp bảo hiểm, với bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển, tỉ lệ chi bồi thường là khoảng hơn 30%, đây là một tỷ lệ chấp nhận được đối với thị trường Việt Nam hiện nay, tuy nhiên tỉ lệ bồi thường này cịn có thể thấp hơn được nữa và đây cũng là chỉ tiêu của BIC đặt ra cho nghiệp vụ. Để đạt được mục tiêu ấy, BIC nên quan tâm đặc biệt đến hoạt động đánh giá rủi ro trước khi ký hợp đồng, bởi vì nó vừa tác động đến phí bảo hiểm khi ký kết và chi phí bồi thường. Một số biện pháp đề ra như sau: Thu thập thơng tin, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của từng khách hàng, về lịch sử tham gia bảo hiểm cho hàng hóa, lịch sử tổn thất…Thu thập thơng tin về đội tàu vận chuyển hàng hóa để xem xét năng lực đi biển cũng như những rủi ro

có thể gặp phải. Nghiên cứu kĩ tính chất của từng loại hàng hóa, phương thức đóng gói hàng hóa, quốc gia xuất nhập, tuyến đường vận chuyển…Tất cả những xem xét trên nhằm giúp đánh giá rủi ro một cách toàn diện nhất để đưa ra một mức phí bảo hiểm hợp lý và cũng để tính tốn dự phịng bồi thường đảm bảo khả năng chi trả khi có tổn thất xảy ra. Bên cạnh đó, thực tế khai thác những hợp đồng lớn vượt qua mức giữ lại của BIC là muốn ký hợp đồng đó phải chào tái thành cơng. Vì vậy tái bảo hiểm cũng là biện pháp giảm thiểu rủi ro trước khi ký hợp đồng của BIC. Mặc dù hoạt động tái cho các hợp đồng bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển tại BIC là khá tốt, hầu hết các hợp đồng tái đều là tái bảo hiểm cố định với tỷ lệ hoa hồng không phải là thấp, những công ty nhận tái của BIC là những công ty tái hàng đầu như Swiss Re, QBE và Vinare... Trong những năm tới, hoạt động tái vẫn cịn phải cần sự hồn chỉnh nhằm nhanh chóng hồn thành các thủ tục để có thể rút ngắn thời gian ký hợp đồng với khách hàng, nâng cao tính cạnh tranh với các cơng ty khác.

3.1.4.2.Giám định và bồi thường chuẩn xác

Đây là khâu trực tiếp quyết định tới số tiền chi bồi thường của công ty khi tổn thất đã xảy ra, nếu làm tốt sẽ hạn chế được một khoản chi bồi thường đáng kể, tránh được tình trạng trục lợi bảo hiểm. Để thực hiện tốt khâu này cần thực hiện các biện pháp sau:

- Cần theo dõi giám sát chặt chẽ lộ trình vận chuyển hàng hóa, khi có tổn thất xảy ra phải ngay lập tức cử cán bộ giám định bồi thường đến hiện trường để giám định được chính xác nhất và hạn chế tối đa sự cấu kết trục lợi bảo hiểm của phía chủ hàng và chủ tàu.

- Đối với những vụ tổn thất lớn và khâu giám định bồi thường là khó khăn phức tạp, cần cử người liên tục theo sát hiện trường tổn thất và thuê ngay giám định độc lập để đối chiếu kết quả giám định. Các nhà giám định độc

lập mà BIC đang hợp tác và sẽ vẫn tiếp tục thuê giám định trong những năm tới như: Cunningham Lindsey (Thai land) Ltd; Crawford (Viet Nam) Co., Limited; Mc Larens Ltd; Công ty TNHH Giám định và tư vấn Kỹ thuật (RACO).

- Phối hợp, liên kết với các công ty bảo hiểm khác trong hiệp hội bảo hiểm Việt Nam để xây dựng hệ thống báo hiệu, đội cứu nạn, hệ thống thông tin liên lạc để có thể thường xun theo dõi hành trình của hàng hóa để có thể xử lý nhanh chóng, kịp thời khi rủi ro xảy ra.

Để những giải pháp của cơng ty thực sự có hiệu quả cịn cần phải có những chính sách đúng đắn, hợp lý của nhà nước và các cơ quan hữu quan. Sau đây là một số kiến nghị đối với nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm để thúc đẩy thị trường bảo hiểm hàng hoá XNK ở Việt Nam phát triển.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại BIC – thực trạng và giải pháp (Trang 57 - 59)