.Đối với nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại BIC – thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 61)

3.2 .Kiến nghị

3.2.1 .Đối với nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm

Luật kinh doanh bảo hiểm ra đời năm 2000 tạo sự chuyên nghiệp cho thị trường bảo hiểm Việt Nam, là căn cứ pháp lý để các doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng bảo hiểm theo đó thực hiện, hạn chế rất nhiều những tình trạng bất cập trong bảo hiểm như trục lợi bảo hiểm, cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến những kiện tụng khơng đáng có gây mất thời gian và tiền của của các bên. Tuy vậy nhưng với tình hình thị trường bảo hiểm Việt Nam đang trên đà hội nhập, có nhiều thực tế phát sinh mà luật kinh doanh bảo hiểm hiện nay chưa thể bao quát hết được. Như vậy vấn đề đặt ra là nhà nước cần phải có những thay đổi bổ sung hợp lý, phù hợp với thực tế phát sinh. Những điều khoản sửa đổi bổ sung phải rõ, cụ thể tránh tình trạng một điều khoản trong luật có nhiều cách hiểu khác nhau, gây hiểu nhầm cho phía khách hàng khiến cho họ mất lịng tin vào các doanh nghiệp bảo hiểm. Đặc

biệt nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển là nghiệp vụ mà khi tham gia phải tuân thủ các thông lệ quốc tế, Bộ tài chính nên có những văn bản hướng dẫn cụ thể từng nghiệp vụ một cho các doanh nghiệp bảo hiểm, trang bị kiến thức cho họ về luật kinh doanh và luật bảo hiểm quốc tế cũng như các thơng lệ quốc tế liên quan, có nắm vững được cơ sở pháp lý thì các doanh nghiệp bảo hiểm mới có khả năng phát triển tốt và cạnh tranh được với các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài đang vào thị trường Việt Nam ngày một nhiều.

Một kiến nghị về hoạt động xuất nhập khẩu - nền móng cho sự phát triển của bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển là nhà nước nên có những cơ chế, chính sách cụ thể khuyến khích các cơng ty XNK ký kết hợp đồng theo điều kiện xuất khẩu CIF, nhập khẩu FOB hoặc C&F như: không đánh thuế giá trị gia tăng cho chủ hàng nào tham gia bảo hiểm tại Việt Nam, cải cách thủ tục hải quan theo hướng đơn giản hóa mà vẫn hiệu quả, hoặc giao hạn ngạch XNK cao hơn cho các chủ hàng tham gia bảo hiểm tại các công ty bảo hiểm của Việt Nam…Có được các chính sách ưu đãi trên, các công ty XNK sẽ chủ động hơn trong đàm phán kỹ kết, thực hiện phương thức XNK theo hướng XK theo điều kiện CIF, nhập khẩu theo điều kiện FOB hoặc C&F tạo cơ sở nâng cao tỷ trọng hàng hóa XNK tham gia bảo hiểm trong nước, đồng thời thúc đẩy hoạt động bảo hiểm hàng hóa XNK phát triển.

Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển luôn liên quan đến các doanh nghiệp và các đối tác nước ngoài, mà sự hiểu biết về luật pháp quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam là rất ít. Chính vì vậy nhà nước cần chú trọng vào đào tạo bồi dưỡng các chuyên gia luật kinh tế chuyên sâu về lĩnh vực XNK cũng như nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển để trợ giúp tư vấn luật pháp cho các

doanh nghiệp Việt Nam thực hiện hoạt động XNK cũng như các công ty bảo hiểm thuộc hiệp hội bảo hiểm Việt Nam khi có kiện tụng tranh chấp liên quan đến các doanh nghiệp nước ngoài.

Mặc dù hiệp hội bảo hiểm Việt Nam ra đời từ năm 2000 với sự tham gia của hầu hết các công ty bảo hiểm Việt Nam, là tiếng nói chung của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam, đưa ra những phương hướng hoạt động để giúp các doanh nghiệp thành viên cùng tiến bộ, mang lại lợi ích bảo hiểm lớn nhất cho người tiêu dùng. Cũng trong năm 2000, luật kinh doanh bảo hiểm ra đời đã khiến hoạt động bảo hiểm trong nước cạnh tranh lành mạnh hơn. Có những yếu tố trên nhưng hoạt động giữa các công ty bảo hiểm trên thị trường Việt Nam còn thiếu sự hợp tác chặt chẽ, đặc biệt cịn có tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh như việc cạnh tranh hạ phí để phá đối thủ hoặc chịu lỗ để lấy doanh số. Đặc biệt ở giai đoạn hiện nay, sự xuất hiện của hàng loạt các tập đoàn bảo hiểm nước ngoài ở Việt Nam với tiềm lực tài chính và kinh nghiệm bảo hiểm vượt trội so với các doanh nghiệp bảo hiểm nội địa. Những thực trạng trên đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm mà ở đây là Cục quản lý giảm sát bảo hiểm của bộ tài chính phải có sự giám sát chặt chẽ tình hình thị trường bảo hiểm để có sự can thiệp kịp thời. Có như vậy thì các cơng ty nhỏ, mới tham gia vào thị trường mới có thể cạnh tranh cơng bằng với các cơng ty khác, tránh tình trạng các doanh nghiệp đua nhau giảm giá để thu hút khách hàng nhưng theo đó chất lượng dịch vụ cũng giảm đi, gây thiệt thòi cho khách hàng và giảm uy tín chung cho ngành bảo hiểm.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại BIC – thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)