.Kết quả và hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại BIC – thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 52)

Xem xét đến kết quả và hiệu quả kinh doanh là chúng ta xem xét đến các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận và hai chỉ tiêu hiệu quả H1, H2:

H1 = doanh thu nghiệp vụ / chi phí nghiệp vụ. H2 = Lợi nhuận nghiệp vụ / chi phí nghiệp vụ.

H1 mang ý nghĩa là một đồng chi phí bỏ ra cho nghiệp vụ thì mang lại bao nhiêu đồng doanh thu cho cơng ty.

Cịn H2 có nghĩa là một đồng chi phí nghiệp vụ bỏ ra thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận về cho công ty.

Bảng 2.7: Kết quả và hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận

chuyển bằng đường biển của BIC (2006 - 2009)

Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 2009 doanh thu Tr đồng 1.936,40 8.199,30 14.266,78 20741,85 chi phí Tr đồng 1.323,30 5.321,30 8.417,40 12059,22 Lợi nhuận Tr đồng 613,10 2.878,00 5.849,38 8682,63 H1 Tr đồng/Tr đồng 1,46 1,54 1,69 1,72 H2 Tr đồng/Tr đồng 0,46 0,54 0,69 0,72

(Nguồn: báo cáo Nghiệp vụ hàng hải - BIC 2006, 2007, 2008,2009)

Như vậy có thể thấy được rằng mặc dù hiệu quả khai thác qua 4 năm là giảm dần nhưng hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ vẫn tăng dần, đây là một kết quả khả quan với BIC. Hiệu quả doanh thu trên chi phí qua 4 năm tăng từ 1,46 năm 2006 lên 1.54 năm 2007 và 1,69 năm 2008, sang đến 2009 là 1,72, cũng có nghĩa là hiệu quả lợi nhuận trên chi phí của 4 năm lần lượt tăng từ 0,46 đến 0,72. Sở dĩ hiệu quả khai thác giảm nhưng hiệu quả kinh doanh tăng là vì mặc dù chi phí khai thác có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu nhưng tổng chi phí bao gồm chi phí khai thác, chi phí bồi thường nghiệp vụ và chi dự phịng lại tăng chậm hơn doanh thu do chi bồi thường tăng chậm. Có được điều đó là do bộ phận khai thác của BIC ln điều tra tìm hiểu kỹ từng hợp đồng để đưa ra những tỷ lệ phí hợp lý hoặc từ chối bảo hiểm với những hợp đồng có rủi ro cao, cơng tác đánh giá rủi ro tốt giúp cho tỷ lệ bồi thường của BIC luôn ở mức thấp nên tốc độ tăng chi bồi thường và chi dự phịng cũng thấp.

Nhìn một cách tồng thế, trong 3 năm vừa qua, hoạt động bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển tại BIC đã đạt được kết quả khả quan so với một công ty mới gia nhập thị trường. Tuy nhiên vẫn còn khá

nhiều tồn tại hạn chế trong các khâu hoạt động của nghiệp vụ này. Để có thể thực sự đứng vững trên thị trường, đảm bảo được khả năng cạnh tranh với các công ty bảo hiểm khác, BIC cần phải có những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiệp vụ này. Về phía mình, em xin để xuất một số giải pháp cũng như kiến nghị ở chương tiếp sau đây.

Chương 3 : Những giải pháp và kiển nghị nhằm phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển tại cơng ty bảo hiểm BIC

3.1.Một số giải pháp

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại BIC – thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 52)