.Với các ngành liên quan

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại BIC – thực trạng và giải pháp (Trang 61 - 65)

3.2 .Kiến nghị

3.2.2 .Với các ngành liên quan

Các cơng ty Việt Nam thường có thói quen là “Xuất FOB, nhập CIF”, tức là khi xuất khẩu giao hàng ngay tại tàu tại cảng bốc hàng, phần vận chuyển và bảo hiểm là do người nhập khẩu lo; cịn khi nhập khẩu thì nhận hàng tận nơi tàu đến. Như vậy với thói quen này thì số tiêng bảo hiểm và phí

vận chuyển hàng hóa rơi vào tay các cơng ty bảo hiểm và các hãng vận chuyển nước ngoài. Nguyên nhân là do các cán bộ XNK vừa thiếu thông tin về các hãng vận tải và bảo hiểm cùng với trình độ nghiệp vụ cịn non kém. Vì vậy các cơng ty XNK cần thay đổi thói quen này để tạo điều kiện cho các công ty bảo hiểm và vận tải biển trong nước phát triển. Phương thức xuất nhập khẩu nên chuyển thành “ nhập FOB hoặc C&F, xuất CIF”, như vậy thì các hợp đồng bảo hiểm hàng hóa và vận chuyển tàu biển sẽ về tay các công ty Việt Nam, theo đó sẽ làm thay đổi cán cân thương mại quốc gia theo hướng giảm nhập siêu. Sự thay đổi này vừa có lợi cho các cơng ty bảo hiểm, các đơn vị vận tải trong nước và có lợi cả cho bản thân các cơng ty XNK. Ba ngành bảo hiểm, vận tải và XNK liên quan chặt chẽ với nhau như trên, vì vậy các doanh nghiệp XNK nên cân nhắc thay đổi phương thức XNK, để làm được điều đó, họ cần phải nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ XNK của mình.

Một khâu rất quan trọng trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển là khâu đề phòng hạn chế tổn thất. Thực tế cho thấy tỷ lệ các vụ tai nạn đường biển là khá cao và để lại những hậu quả to lớn; trình độ kĩ thuật cũng như kinh nghiệm của đội ngũ thủy thủ và thuyền viên là cịn thấp. Do đó ngành hàng hải và các hãng vận tải cần hết sức chú trọng đến khâu bồi dưỡng chất lượng đội ngũ thủy thủ, thuyền viên, nâng cao trình độ quản lý, điều hành an tồn tàu. Bên cạnh đó là việc kiểm tra sửa chữa và bảo dưỡng chất lượng của những con tàu vận tải, đặc biệt cần kiểm tra kỹ lưỡng những con tàu già và khơng cịn đủ khả năng đi biển, đầu tư đóng mới và xây dựng những đội tàu có chất lượng tốt để đáp ứng nhu cầu vận chuyển ngày một lớn của các doanh nghiệp XNK. Khi rủi ro tổn thất vận chuyển bằng các đội tàu Việt Nam là thấp thì các doanh nghiệp XNK càng vững tâm

hơn để thực hiện Xuất CIF, nhập FOB, mang lại lợi ích lớn cho cả ngành bảo hiểm, vận tải biển, XNK cũng như lợi ích cho kinh tế đất nước.

KẾT LUẬN

Trên đây là Luận văn tốt nghiệp của em với đề tài “Bảo hiểm hàng

hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại BIC - Thực trạng và giải pháp”. Trong một khoảng thời gian không dài, cùng với những kiến thức

thu lượm được từ sách vở và thực tế, em đã đưa ra một bản Luận văn gồm 3 chương, nội dung chủ yếu là khái quát lại lý thuyết về bảo hiểm hàng hóa

XNK vận chuyển bằng đường biển , tóm lược thực trạng triển khai nghiệp vụ này ở Công ty bảo hiểm Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIC) và từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị để tăng hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ này tại BIC. Đây là một đề tài rất hay nhưng cũng khá khó đối với một sinh viên thực tập, em đã cố gắng hết sức mình nhưng chắc chắn sẽ khơng thể tránh khỏi những sai sót. Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Th.S Nguyễn Thu Hà đã hướng dẫn em hoàn thành tốt Luận văn này, đồng thời xin cảm ơn Cơng ty bảo hiểm BIC - Phịng Hàng hải đã tạo điều kiện cho em được thực tập và làm việc trong thời gian qua. Hy vọng rằng đề tài này của em sẽ góp phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển tại BIC cũng như các công ty khác trên thị trường Việt Nam. Em xin nhận sự đóng góp ý kiến của các thầy cơ và các bạn để em có thể hồn thiện hơn nữa bản Luận văn tốt nghiệp của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS. TSKH Trương Mộc Lâm, TS Đồn Minh Phụng, Giáo trình Nghiệp vụ bảo hiểm, Học viện tài chính

2. Bài giảng Nghiệp vụ bảo hiểm - TS Đoàn Minh Phụng, Học viện tài chính 3. Bài giảng Phân tích tài chính doanh nghiệp bảo hiểm – TS Võ Thị Pha, Học viện tài chính

5. Nghị định 45/2006/NĐ-CP và 46/2006/NĐ-CP. 6. Niên giám thống kê 2006, 2007, 2008.

7. David Bland, 1993, Bảo hiểm - Nguyên tắc và thực hành, Học viện BH Hoàng gia Anh, bản dịch 1998, NXB Tài Chính, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại BIC – thực trạng và giải pháp (Trang 61 - 65)