Nội dung quản trị vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH phùng hưng (Trang 25 - 44)

1.2. Quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.2. Nội dung quản trị vốn kinh doanh

1.2.2.1.Quản trị vốn lưu động của doanh nghiệp.

1.2.2.1.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp :

Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp thường xuyên, cần thiết là số vốn lưu động tối thiểu cần thiết phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành bình thường,liên tục.

Dưới mức này sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, thậm chí bị đình trệ, gián đoạn. Nhưng nếu trên mức cần thiết lại gây nên tình trạng vốn bị ứ đọng, sử dụng vốn lãng phí, kém hiệu quả. Chính vì vậy trong quản lý vốn lưu động, các doanh nghiệp cần chú trọng xác định đúng đắn nhu cầu vốn thường xuyên cần thiết, phù hợp với qui mô và điều kiện kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Với quan niệm nhu cầu vốn lưu động là số vốn tối thiểu, thường xuyên cần thiết nên nhu cầu vốn lưu động được xác định theo công thức:

Nhu cầu VLĐ = Vốn hàng tồn kho + Nợ phải thu – Nợ phải trả nhà cung cấp

Trong đó nhu cầu vốn tồn kho là số vốn tối thiểu cần thiết dùng để dự trữ nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm của doanh nghiệp.

Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: Qui mơ kinh doanh của doanh nghiệp; đặc điểm, tính chất của ngành nghề kinh doanh; sự biến động của giá cả vật tư, hàng hóa trên thị trường;trình độ tổ chức, quản lý sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp; trình độ kỹ thuật – cơng nghệ sản xuất; các chính sách của doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ...Việc xác định đúng đắn các nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp doanh nghiệp xác định đúng nhu cầu vốn lưu động và có biện pháp quản lý, sử dụng vốn lưu động một cách tiết kiệm, hiệu quả.

Để xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp doanh nghiệp có thể sử 2 phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp.

Phương pháp trực tiếp: nội dung của phương pháp này là xác định trực tiếp nhu cầu vốn cho hàng tồn kho, các khoản phải thu, các khoản phải trả nhà cung cấp rồi tập hợp lại thành tổng nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp. Phương pháp trực tiếp có ưu điểm là phản ánh rõ nhu cầu VLĐ cho từng loại vật tư hàng hóa và trong từng khâu kinh doanh, do vậy tương đối sát với nhu cầu vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên phương pháp này tính tốn phức tạp, mất nhiều thời gian trong xác định nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp.

Phương pháp gián tiếp: Phương pháp gián tiếp dựa vào phân tích tình hình thực tế sử dụng VLĐ của doanh nghiệp năm báo cáo, sự thay đổi về qui mô kinh doanh và tốc độ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch, hoặc sự biến động nhu cầu VLĐ theo doanh thu thực hiện năm báo cáo để xác định nhu cầu

VLĐ của doanh nghiệp năm kế hoạch. Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, nhanh chóng xác định được nhu cầu VLĐ. Tuy nhiên hạn chế là kết quả dự báo có độ sai lệch lớn, mặt khác phương pháp này đã ngầm giả định trình độ quản trị vốn khơng thay đổi, các chính sách tài chính khơng thay đổi và khơng tính đến nguồn vốn chiếm dụng được. Các phương pháp tính như:

- Phương pháp điều chỉnh theo tỷ lệ phần trăm nhu cầu VLĐ so với năm báo cáo.

- Phương pháp dựa vào tổng mức luân chuyển vốn và tốc độ luân chuyển vốn năm kế hoạch.

- Phương pháp dựa vào tỷ lệ phần trăm trên doanh thu. 1.2.2.1.2. Tổ chức đảm bảo nguồn vốn lưu động (VLĐ) .

Nguồn VLĐ của một doanh nghiệp được phân chia thành 2 bộ phận - Nguồn VLĐ thường xuyên: Là nguồn vốn dài hạn tài trợ cho tài sản lưu động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra thường xuyên và ổn định của doanh nghiệp.

- Nguồn VLĐ tạm thời: Là nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản lưu động của doanh nghiệp nhằm đáp ứng những nhu cầu biến động tăng giảm theo chu kì kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngược lại, đối với tài sản của doanh nghiệp, chúng ta chia thành loại tài sản có thời gian chuyển đổi thành tiền dưới một năm, được gọi là tài sản ngắn hạn (tài sản lưu động). Tài sản cố định và đầu tư dài hạn được gọi là tài sản dài hạn, vì nó có thời giang hồn vốn lớn hơn một năm.

Để hình thành nên hai loại tài sản này, có hai nguồn vốn: Nguồn vốn dài hạn và nguồn vốn ngắn hạn. Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn dài hạn

một năm cũng được coi là một nguồn vốn dài hạn (nguồn vốn thường xuyên). Ngược lại, các khoản nợ ngắn hạn là các khoản nợ có thời hạn thanh tốn dưới một năm được gọi là nguồn vốn ngắn hạn.

Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành tài sản dài hạn, phần cịn lại và nguồn vốn ngắn hạn được đầu tư đẻ hình thành tài sảnh ngắn hạn. Khi đó, chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản dài hạn được gọi là nguồn vốn lưu động thường xuyên. Mức độ an tồn hay rủi ro tài chính của doanh nghiệp phụ thuộc vào độ lớn của nguồn vốn lưu động thường xuyên.

Cách xác định nguồn VLĐ thường xuyên (còn gọi là vốn lưu động thuần – NWC) được thực hiện như sau:

+ NWC = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản dài hạn

Hoặc NWC = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn

Ý nghĩa chỉ tiêu này là để đánh giá cách thức tài trợ VLĐ của doanh nghiệp, để đánh giá mức độ an tồn hay rủi ro tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp. Người ta thường kết hợp chỉ tiêu này với nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh tốn.

Cách tính được minh họa theo sơ đồ sau:

B. Tài sản dài hạn A. Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Nguồn vốn thường xuyên: + Nợ dài hạn + Nguồn VCSH TÀI SẢN NWC NGUỒN VỐN

Qua cách xác định trên, ta có thể đánh giá tình hình tài trợ vốn lưu động của doanh nghiệp. Có 3 trường hợp có thể xảy ra:

- Trường hợp 1: Khi TSNH lớn hơn NPT ngắn hạn. Nghĩa là nguồn VLĐ thường xuyên có giá trị dương. Khi đó, sẽ có một sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì có một bộ phận nguồn VLĐ thường xuyên tài trợ cho TSLĐ để sử dụng cho hoạt động kinh doanh.

- Trường hợp 2: Nếu tài sản lưu động nhỏ hơn NPT ngắn hạn thì nguồn lưu động thường xuyên sẽ có giá trị âm. Đây là dấu hiệu đáng lo ngại cho doanh nghiệp khi hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hay xây dựng. Trong trường hợp đặc biệt khi nguồn VLĐ thường xuyên < 0 (nghĩa là doanh nghiệp hình thành TSDH bằng nguồn vốn ngắn hạn) là dấu hiệu sử dụng vốn sai, cán cân thanh toán chắc chắn đã mất thăng bằng, hệ số thanh toán nợ ngắn hạn <1. Tuy nhiên đối với ngành thương mại thì cách tài trợ này vẫn có thể xảy ra vì ngành này có tốc độ quay vịng vốn nhanh.

Nợ ngắn hạn Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Nguồn vốn thường xuyên NWC > 0 Nợ ngắn hạn Tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn Nguồn vốn NWC < 0

- Trường hợp 3: Nếu tài sản lưu động bằng NPT ngắn hạn, hay nguồn vốn thường xuyên bằng giá trị TSCĐ thì nguồn vốn lưu động thường xuyên sẽ có giá trị bằng 0. Cách tài trợ này cho thấy, chỉ có những TSCĐ được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn, còn tài sản lưu động được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Trường hợp này cũng khơng tạo ra được tính ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt đối với những ngành có tốc độ quay vịng chậm.

Đánh giá chung: Với mỗi doanh nghiệp tại các thời điểm khác nhau thì cách thức tài trợ tài sản lưu động cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, qua xem xét mối quan hệ trên đây cho phép nhà quản trị đánh giá được tình hình tài trợ tài sản lưu động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó có những điều chỉnh và lựa chọn chính sách tài trợ VLĐ thích hợp cho doanh nghiệp.

Có 3 mơ hình về nguồn tài trợ vốn:

Mơ hình tài trợ thứ nhất: Tồn bộ TSCĐ và TSLĐ thường xuyên được

đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.

Mơ hình tài trợ thứ hai: Toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thường xuyên và một

phần của TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên và một phần TSLĐ tạm thời còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.

Mơ hình tài trợ thứ ba: Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ thường

xuyên được bảo đảm bằng nguồn vốn thường xuyên, còn một phần TSL Đ

Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Nợ ngắn hạn Nguồn vốn thường xuyên NWC = 0

thường xuyên và toàn bộ TSLĐ tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.

Như vậy, mỗi doanh nghiệp chỉ có thể khai thác huy động vốn trên một số nguồn nhất định. Dù huy động vốn dưới hình thức nào doanh nghiệp cũng phải trả một khoản chi phí và đảm bảo những điều kiện nhất định, do đó địi hỏi doanh nghiệp phải tính tốn hiệu quả, cân nhắc lãi suất, thời hạn và điều kiện của việc sử dụng từng nguồn vốn, từ đó có các giải pháp thích hợp nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

1.2.2.1.3. Phân bổ VLĐ

VLĐ là điều kiện vật chất không thể thiếu trong quá trình sản xuất và tái sản xuất của doanh nghiệp. Thơng qua q trình ln chuyển VLĐ có thể đánh giá kịp thời việc mua sắm, dự trữ sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp. Mặt khác VLĐ luân chuyển nhanh hay chậm cịn phản ánh việc sử dụng vật tư có tiết kiệm hay khơng, thời gian vốn nằm ở khâu sản xuất và khâu lưu thơng có hợp lý hay khơng.

Kết cấu VLĐ là quan hệ giữa các loại vốn, các khoản VLĐ chiếm trong tổng số VLĐ. Phân tích kết cấu VLĐ có ý nghĩa quan trọng đối với việc quản lý VLĐ, giúp doanh nghiệp tìm thấy được tình hình phân bổ và tỷ trọng của mỗi loại vốn trong các giai đoạn luân chuyển, từ đó xác định được trọng điểm quản lý VLĐ trong doanh nghiệp, mặt khác thông qua sự kết cấu VLĐ trong những thời kỳ khác nhau, ta có thấy được sự biến đổi về mặt chất lượng trong công tác quản lý VLĐ trong doanh nghiệp. Có những cách phân loại kết cấu VLĐ cơ bản như sau:

- Kết cấu theo vai trò VLĐ: + Tỷ lệ VLĐ dự trữ sản xuất/VLĐ

+ Tỷ lệ VLĐ sản xuất/ VLĐ + Tỷ lệ VLĐ lưu thông/VLĐ

Cách phân loại này cho thấy vai trò của từng loại vốn lưu động trong q trình sản xuất kinh doanh, từ đó lựa chọn bố trí cơ cấu vốn đầu tư hợp lý, đảm bảo sự cân đối về năng lực sản xuất giữa các giai đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Kết cấu theo hình thái và tính thanh khoản: + Tỷ lệ VBT/VLĐ

+ Tỷ lệ NPT/ VLĐ + Tỷ lệ HTK/VLĐ

Cách phân loại này giúp doanh nghiệp đánh giá được mức độ dự trữ hàng tồn kho, khả năng thanh tốn, tính thanh khoản của các tài sản đầu tư trong doanh nghiệp.

1.2.2.1.4. Quản trị vốn tồn kho dự trữ:

a) Vốn tồn kho dự trữ và các nhân tố ảnh hưởng đến dự trữ hàng tồn kho. Tồn kho dữ trữ là những tài sản mà doanh nghiệp dự trữ để đưa vào sản xuất hoặc bán ra sau này.

Phân loại:

- Căn cứ vào vai trò của chúng, tồn kho dự trữ của doanh nghiệp chia thành 3 loại: Tồn kho nguyên vật liệu; tồn kho sản phẩm dở dang, bán thành phẩm; tồn kho thành phẩm.

- Căn cứ vào mức độ đầu tư vốn, tồn kho dự trữ của doanh nghiệp chia thành tồn kho có suất đầu tư vốn cao, thấp hoặc trung bình.

Việc hình thành lượng hàng tồn kho địi hỏi phải ứng trước một lượng tiền nhất định gọi là vốn tồn kho dự trữ. Việc quản lý vốn tồn kho dự trữ là rất

quan trọng vì nó giúp doanh nghiệp tránh được tình trạng vật tư, hàng hóa ứ đọng, chậm ln chuyển, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động.

Qui mô vốn tồn kho dự trữ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi mức tồn kho dự trữ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, từng loại tồn kho dự trữ lại có nhân tố ảnh hưởng khác nhau. Đối với tồn kho dữ trữ nguyên vật liệu thường chịu ảnh hưởng bởi yếu tố qui mô sản xuất, khả năng sẵn sàng cung ứng vật tư của thị trường, giá cả của vật tư hàng hóa, khoảng cách vận chuyển từ nơi cung ứng đến doanh nghiệp. Đối với các loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm thường chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố kĩ thuật, công nghệ sản xuất, thời gian chế tạo sản phẩm, trình độ tổ chức, sản xuất của doanh nghiệp. Riêng đối với mức tồn kho thành phẩm, các nhân tố ảnh hưởng thường là số lượng sản phẩm tiêu thụ, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu sản xuất và tiêu thụ, sức mua của thị trường...Nhận thức rõ các nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp cho doanh nghiệp có biện pháp quản lý phù hợp nhằm duy trì lượng tồn kho dự trữ hợp lý nhất.

b) Mơ hình quản lý hàng tồn kho.

Tồn kho dữ trữ làm phát sinh chi phí, do đó cần quản lý chúng sao cho tiết kiệm, hiệu quả. Chi phí tồn kho dự trữ thường được chia thành hai loại là chi phí lưu giữ, bảo quản hàng tồn kho và chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng.

Mơ hình quản lý hàng tồn kho dữ trữ trên cơ sở tối thiểu hóa tổng chi phí tồn kho dự trữ được gọi là mơ hình tổng chi phí tối thiểu. Nội dung cơ bản của mơ hình này là xác định được mức đặt hàng kinh tế (Economic Order Quantity – EOQ) để với mức đặt hàng này thì tổng chi phí tồn kho dự trữ là nhỏ nhất.

Mơ hình EOQ được mơ tả theo hình như sau:

Theo mơ hình EOQ, người ta giả định số lượng hàng đặt mỗi lần là đều đặn và bằng nhau, được biểu diễn như hình 1 trên.

Dựa trên cơ sở xem xét mối quan hệ giữa chi phí lưu giữ, bảo quản hàng tồn kho và chi phí thực hiện các hợp đồng cung ứng người ta có thể xác định mức đặt hàng kinh tế như sau:

Nếu gọi:

C: Tổng chi phí tồn kho

C1: Tổng chi phí lưu giữ hàng tồn kho C2: Tổng chi phí đặt hàng Mơ hình EOQ

c1: Chi phí lưu giữ, bảo quản đơn vị hàng tồn kho c2: Chi phí một lần thực hiện hợp đồng cung ứng Qn: Số lượng vật tư hàng hóa cần cung ứng trong năm

Q: Mức đặt hàng mỗi lần QE (Q*): Mức đặt hàng kinh tế Ta có: C = C1 + C2

Q = (Q/2*c1) + (Qn/Q*c2) Q = √(2*c2*Qn)/c1

Đại lượng Q cũng chính là mức đặt hàng kinh tế QE (Q*), vì nó phản ánh số lượng hàng nhập kho tối ưu mỗi lần.

Một nội dung quan trọng khác trong mơ hình EOQ là xác định thời điểm đặt hàng lần cung ứng kế tiếp: Qđh = n* Qn/360

Trong đó, n là số ngày chờ đặt hàng. Như vậy thời điểm đặt hàng phản ánh doanh nghiệp cần phải tái đặt hàng khi trong kho chỉ còn lại số lượng hàng vừa đủ cho sản xuất trong số ngày chờ đặt hàng (n)

1.2.2.1.3. Quản trị vốn bằng tiền.

Vốn bằng tiền ( gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) là một bộ phận cấu thành tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất và quyết định khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên vốn bằng tiền bản thân nó khơng tự sinh lời, nó chỉ sinh lời khi được đầu tư sử dụng vào một mục đích nhất định. Hơn nữa với đặc điểm là tài sản có tính thanh khoản cao nên vốn bằng tiền cũng dễ bị thất

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH phùng hưng (Trang 25 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)