Thực trạng quản trị VKD tại côngty TNHH Phùng Hưng

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH phùng hưng (Trang 73)

2.2. Thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại côngty TNHH Phùng Hưng

2.2.2. Thực trạng quản trị VKD tại côngty TNHH Phùng Hưng

2.2.2.1. Tình hình quản trị vốn lưu động của cơng ty

a. Xác định nhu cầu vốn lưu động.

Công ty đã sử dụng phương pháp tính gián tiếp “tỷ lệ % trên doanh thu” để xác định NCVLĐ. Đây là phương pháp đơn giản và có độ chính xác tương đối cao. Phương pháp này căn cứ vào mối quan hệ giữa tỷ lệ các khoản hợp thành nhu cầu VLĐ so với doanh thu để ước tính nhu cầu VLĐ cho năm sau. Cơng ty dựa vào tình hình thực tế sử dụng VLĐ năm 2011 và 2012 tại công ty để xác định nhu cầu chuẩn về VLĐ cho năm 2013. Cụ thể xác định nhu cầu VLĐ như sau:

Công ty đặt kế hoạch năm 2013 phấn đấu tăng doanh thu thuần với mức tăng 40% so với năm 2012. Như vậy theo kế hoạch doanh thu thuần dự kiến năm 2013:

36.362.022.547 x 145% = 50.906.831.566 VNĐ Ta có năm 2012:

- Tỷ lệ hàng tồn kho bình quân so với doanh thu thuần:

((11.043.570.087+13.237.942.015)/2)/36.362.022.547 x 100 = 33,39% - Tỷ lệ nợ phải thu bình quân so với doanh thu thuần:

((6.122.439.738+4.529.647.298)/2)/36.362.022.547 x 100 = 14,65% - Tỷ lệ các khoản phải trả bình quân so với doanh thu thuần:

{[(17.352.594.103-5.627.486.000)+(16.428.118.048- 7.698.000.000)]/2}/36.362.022.547 x 100 = 28,13%

Nhu cầu vốn lưu động so với doanh thu thuần thực hiện năm 2012: 33,39% + 14,65% - 28,13% = 19,91%

Nhu cầu vốn lưu động dự kiến năm 2013:

50.906.831.566 x 19,91% = 10.135.550.165VNĐ Nhu cầu VLĐ thực tế tại DN năm 2013 là:

= HTK + NPT – Nợ phải trả ( nợ ngắn hạn – vay ngắn hạn)

=5.918.446.721+14.777.843.236-(18.434.271.902-8.339.085.517) = 10.601.103.572 VNĐ

So sánh nhu cầu kế hoạch lập ra thì thực tế chênh lệch (465.553.407,21 VNĐ), một con số tương đối lớn. Như vậy, trong trường hợp này việc xác định nhu cầu VLĐ của cơng ty năm 2013 là cịn chưa hợp lý. Nhu cầu VLĐ dự kiến nhỏ hơn khá nhiều so với thực tế sẽ dẫn đến thiếu hụt, cung không đủ cầu, công ty sẽ phải đi tìm các nguồn lực vay bên ngồi làm tăng chi phí tài

chính, làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ nói riêng và nguồn VKD nói chung. Việc dự kiến DTT lại lớn hơn doanh thu thực tế 411.968.432 VNĐ, doanh thu nhỏ hơn mà nhu cầu vốn lại gia tăng như vậy là do trong năm HTK giảm với tốc độ khá lớn 46,41%, các khoản nợ phải thu lại tăng với tốc độ rất lớn 141,37% trong khi đó các khoản phải trả cũng tăng khoảng 5.875 trđ tương ứng với tốc độ tăng không nhỏ là 50,11%. Mặc dù tiền và các khoản tương đương tiền mà công ty dự trữ vẫn đảm bảo thanh toán các khoản nợ, tuy nhiên trong kinh doanh thường phát sinh những nhu cầu bất thường ngồi dự đốn của cơng ty. Do đó, cơng ty cần có cơng tác nghiên cứu thị trường, có kế hoạch dự phịng về nguồn vốn huy động để có thể đối phó kịp thời với những nhu cầu xảy ra bất thường đó.

b. Tình hình phân bổ vốn lưu động.

VLĐ là điều kiện vật chất khơng thể thiếu trong q trình sản xuất và tái sản xuất của doanh nghiệp. Thơng qua q trình ln chuyển VLĐ có thể đánh giá kịp thời việc mua sắm, dự trữ sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp. Mặt khác VLĐ luân chuyển nhanh hay chậm cịn phản ánh việc sử dụng vật tư có tiết kiệm hay không, thời gian vốn nằm ở khâu sản xuất và khâu lưu thơng có hợp lý hay khơng.

Kết cấu VLĐ là quan hệ giữa các loại vốn, các khoản VLĐ chiếm trong tổng số VLĐ. Phân tích kết cấu VLĐ có ý nghĩa quan trọng đối với việc quản lý VLĐ, giúp doanh nghiệp tìm thấy được tình hình phân bổ và tỷ trọng của mỗi loại vốn trong các giai đoạn luân chuyển, từ đó xác định được trọng điểm quản lý VLĐ trong doanh nghiệp, mặt khác thông qua sự kết cấu VLĐ trong những thời kỳ khác nhau, ta có thấy được sự biến đổi về mặt chất lượng trong công tác quản lý VLĐ trong doanh nghiệp.

Do công ty chủ yếu hoạt động buôn bán vật liệu xây dựng nên phần lớn mang đặc trưng của 1 doanh nghiệp thương mại hàng hóa. Đặc điểm của ngành thường phải ứng trước khoản tiền lớn để nhập hàng và để lưu thông được hàng hóa thường cho khách hàng lấy hàng trước rồi thanh tốn sau nên cơng ty cần sử dụng một lượng VLĐ rất lớn, đồng thời VLĐ có vai trị rất quan trọng đối với doanh nghiệp, công tác quản trị VKD sẽ được nâng cao nếu VLĐ được tổ chức sử dụng tiết kiệm và hiệu quả.

Để đánh giá tình hình sử dụng VLĐ của công ty ta đi nghiên cứu cơ cấu và sự biến động VLĐ năm 2013.

Bảng 2.7: Cơ cấu và biến động VLD của Công ty TNHH Phùng Hưng năm 2013 Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2012 Chênh lệch Số tiền (VNĐ) Tỷ trọng (%) Số tiền (VNĐ) Tỷ trọng (%) Tuyệt đối (VNĐ) Tỷ lệ(%) I. Tiền và tương đương tiền 1,070,910,294 4.92 1,042,815,387 5.73 28,094,907 2.69 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 14,777,843,236 67.89 6,122,439,738 33.6 8,655,403,498 141.37 IV. Hàng tồn kho 5,918,446,721 27.19 11,043,570,087 60.6 (5,125,123,366) (46.41) Tổng cộng 21,767,200,251 100 18,208,825,212 100 3,558,375,039 19.54

Qua bảng 7 ta thấy: Đầu năm hàng tồn kho (HTK) chiếm tỷ trọng cao nhất (60,6%) sau đó đến các khoản phải thu ngắn hạn và cuối cùng là các khoản tiền và tương đương tiền. Đến cuối năm tỷ trọng các khoản tiền và tương đương tiền vẫn là thấp nhất, nhưng đã có sự thay đổi vị trí giữa tỷ trọng hàng tồn kho là thấp hơn còn các khoản phải thu ngắn hạn đã tăng lên chiếm tỷ trọng cao nhất (67,89%).

VLĐ cuối năm so với đầu năm tăng 3.558.375.039 VNĐ với tốc độ tăng 19,54%. VLĐ tăng là do tiền và các khoản tương tiền và các khoản phải thu ngắn hạn tăng. Ngược lại HTK lại giảm, tuy nhiên tốc độ tăng của các khoản phải thu ngắn hạn lớn hơn khoảng 3 lần so với tốc độ giảm của HTK nên VLĐ đã tăng lên.

HTK giảm, Vốn bằng tiền và các khoản phải thu ngắn hạn tăng, đặc biệt các khoản phải thu ngắn hạn tăng rất cao với tốc độ tăng 141,37% cho thấy hoạt động SXKD của cơng ty đang có xu hướng thuận lợi trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên công ty mới chỉ tiêu thụ được sản phẩm mà chưa thu hồi được nhiều vốn bằng tiền. Các khoản phải thu tăng cao chứng tỏ nguồn vốn của cơng ty bị chiếm dụng cao, cơng ty cần có các biện pháp quản lý thúc đẩy thu hồi vốn tránh bị thất thốt, lãng phí vốn. HTK giảm với tốc độ khá lớn (46.41%), cơng ty cần có kế hoạch chuẩn bị nhập thêm hàng hóa, kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Để đánh giá một cách tồn diện hơn về tình hình quản lý và sử dụng VLĐ tại cơng ty, ta đi sâu phân tích từng loại vốn:

b1) Vốn bằng tiền và khả năng thanh toán.

Vốn bằng tiền là tài sản có tính linh hoạt cao, dễ dàng chuyển hóa thành các loại tài sản khác, giúp doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội kinh doanh. Ngược lại, tiền cũng dễ dàng là đối tượng trong việc tham ô, lạm dụng để mưu lợi cá nhân. Do đó, doanh nghiệp cần phải quản lý chặt chẽ vốn bằng tiền, tránh lãng phí, thất thốt.

Vốn bằng tiền cịn phản ánh khả năng thanh tốn của doanh nghiệp tại thời điểm đó. Ứng với mỗi quy mơ kinh doanh nhất định, địi hỏi thường xuyên phải có một lượng vốn bằng tiền tương ứng để đảm bảo khả năng thanh toán cũng như đáp ứng nhanh các nhu cầu chi tiêu hàng ngày của công ty.

Bảng2. 8:Tình hình biến động tiền và các khoản tương đương tiền Chỉ tiêu Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2012 Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tỷ lệ(%) 1. Tiền mặt 102,305,198 9.55 645,502,339 61.90 (543,197,141) (84.15)

2. Tiền gửi ngân hàng 968,605,096 90.45 397,313,048 38.10 571,292,048 143.79

Tổng cộng 1,070,910,294 100 1,042,815,387 100 28,094,907 2.69

Tiền của công ty cuối năm tăng nhẹ so với đầu năm và chỉ do khoản tiền gửi ngân hàng tăng, tuy khoản tiền và tương đương tiền của cơng ty có tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn lưu động. Nguyên nhân vốn bằng tiền chỉ tăng nhẹ như vậy là do mặc dù khoản tiền gửi ngân hàng tăng rất mạnh, cuối năm so với đầu năm tăng 571.292.048 VNĐ với tốc độ tăng rất lớn 143,79%, nhưng ngược lại lượng tiền mặt lại giảm 1 lượng không hề nhỏ 543.197.141 VNĐ với tốc độ giảm 84,14% cho nên vốn bằng tiền mới tăng nhẹ như vậy.

Tiền mặt giảm có thể là do nhu cầu mua sắm nguyên vật liệu – xây dựng cơ bản của khách hàng cuối năm tăng mạnh cho nên doanh nghiệp phải ứng trước tiền hàng. Ngoài ra cịn do cơng ty mua sắm thêm TSCĐ, do công ty nộp thuế nhà nước, chi trả lãi vay và nợ gốc và trả lương – thưởng tết cho công nhân viên. Những tháng cuối năm là mùa xây dựng nên có thể do cơng ty tiêu thụ được nhiều sản phẩm, thu được tiền bán hàng với phương thức thanh toán bằng chuyển khoản qua ngân hàng và 1 phần do trong năm qua lãi suất ngân hàng đã dần ổn định nên đây là nơi tiền sinh lời ổn định mà lại an tồn nên cơng ty đã tăng tiền gửi ngân hàng.

Việc tăng tiền làm tăng khả năng thanh toán nhanh và tức thời, tăng khả năng thanh toán các khoản chi tiêu thường xuyên. Bên cạnh đó về cuối năm tỷ trọng giữa tiền mặt và tiền gửi ngân hàng có sự thay đổi thành tiền gửi

ngân hàng chiếm tỷ trọng rất cao (90,45%) trong các khoản tiền và tương đương tiền; chứng tỏ công ty đang tiếp cận theo hướng tư duy cách làm mới là chú trọng công tác thanh tốn qua ngân hàng, đây là một hình thức hiện đại, an toàn và thuận tiện trong giao dịch hiện nay.

Sự tăng qui mô vốn bằng tiền là một dấu hiệu tốt cho khả năng thanh tốn của cơng ty. Tuy nhiên vốn bằng tiền nhiều sẽ gây ứ đọng vốn ( Phần tiền gửi ngân hàng nhiều hơn tuy an tồn nhưng đơi khi thủ tục rút tiền khơng thuận lợi như mong muốn), giảm hiệu quả sử dụng vốn, mất đi tính linh hoạt của đồng tiền. Vì vậy cơng ty cần chú trọng đến việc xác định và dự trữ lượng tiền tương ứng với qui mơ kinh doanh đảm bảo khả năng thanh tốn mà vẫn tối đa mức sinh lời của đồng tiền.

Mục tiêu của quản trị tiền mặt là tối thiểu hóa chi phí dự trữ tiền mặt mà cơng ty cần giữ nhằm duy trì mọi hoạt động SXKD của mình 1 cách bình thường. Để đánh giá việc tăng dự trữ vốn bằng tiền của công ty trong năm vừa qua ta đi phân tích khả năng thanh tốn.

Qua bảng trên ta dễ thấy hệ số tạo tiền tuy năm 2013 có giảm nhẹ 0,0089 lần so với năm 2012 tuy nhiên hệ số này năm 2013 là 1,0004 > 1. Tương tự hệ số tạo tiền từ HĐKD năm 2013 cũng giảm nhẹ so với năm 2012 tuy nhiên cũng vẫn lớn hơn 1, điều này cho thấy công ty vẫn cân đối được lượng tiền thu – chi và có dơi dư chút ít. Hệ số tạo tiền của cơng ty ổn định sẽ tạo đà phát triển cho công ty.

Hệ số khả năng thanh tốn lãi vay của cơng ty hai năm gần đây luôn lớn hơn 1, và hệ số này năm 2013 đã tăng 2,3 lần so với năm 2012 với tốc độ tăng khá lớn 175,57% đây là điều đáng khích lệ của cơng ty. Việc tăng này là do công ty đã kinh doanh tốt hơn làm tăng lợi nhuận trước lãi vay và thuế của mình, ngồi ra cơng ty cịn có các yếu tố tích cực trong việc tìm nguồn vay với chi phí thấp nên hệ số này đã được tăng lên rõ rệt.

Bảng2. 9: Tình hình khả năng thanh tốn của cơng ty Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2012 Chênh lệch Tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1. Tài sản ngắn hạn 21,767,200,251 18,208,825,212 3,558,375,039 19.54 2. Nợ ngắn hạn 18,434,271,902 17,352,594,103 1,081,677,799 6.23 3. Hàng tồn kho 5,918,446,721 11,043,570,087 (5,125,123,366) (46.41) 4. Tiền và các khoản

tương đương tiền 1,070,910,294 1,042,815,387 28,094,907 2.69 5. Hệ số khả năng thanh

toán hiện thời (5)=(1)/(2) 1.1808 1.0493 0.1315 12.53 6. Hệ số thanh toán

nhanh (6)=(1-3)/(2) 0.8597 00.4129 0.4468 108.21 7. Hệ số thanh toán tức

thời (7)=(4)/(2) 0.058251 0.0601 (0.0020) (3.33) 8. Hệ số khả năng thanh

toán lãi vay (8) = (a)/(b) 3.61 1.31 2.30 175.57

a. EBIT 1,039,415,855 547,511,033 491,904,822 89.84 b. Số tiền lãi vay phải trả

trong kỳ 288,231,551 416,367,601 (128,136,050) (30.77) 9. Dòng tiền thu vào 63,448,119,539 53,697,808,671 9,750,310,866 18.16

10. Dòng tiền chi ra 63,420,024,632 53,203,201,529 10,216,823,103 19.20 11. Hệ số tạo tiền (11) =

(9)/(10) 1.0004 1.0093 (0.0089) (0.88)

12. Hệ số tạo tiền từ

HĐKD. 1.02 1.06 (0.04) (3.77)

Hệ số này tăng sẽ làm tăng mức độ tín nhiệm của các nhà đầu tư, đặc biệt là các ngân hàng.

Hệ số thanh tốn nợ ngắn hạn của cơng ty ln duy trì ở mức lớn hơn 1, hệ số này cuối năm so với đầu năm tăng 0,1315 lần với tốc độ tăng 12,53%. Cho thấy chính sách tài trợ của cơng ty an tồn và ổn định, cơng ty có khả năng đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đến hạn thanh toán. Hệ số thanh tốn nợ ngắn hạn của cơng ty tăng lên như vậy là do TSNH cuối năm so với đầu năm tăng 3.558.375.039 VNĐ, nợ ngắn hạn cũng tăng lên và tăng so với đầu năm là 1.081.677.799 VNĐ, dễ thấy ở đây tốc độ tăng của TSNH (19,54%) lớn hơn tốc độ tăng của nợ ngắn hạn (6,23%) vì vậy mà hệ số này đã tăng lên.

Hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán tức thời cả đầu năm và cuối năm đều nhỏ hơn 1, cho thấy cơng ty khơng có khả năng thanh tốn nhanh và thanh toán tức thời. Hệ số thanh tốn nhanh của cơng ty đến cuối năm tuy vẫn nhỏ hơn 1 nhưng đã tăng lên rất mạnh so với đầu năm với tốc độ tăng 108,21%. Cuối năm hệ số này là 0,8597 lần có nghĩa là sau khi trừ đi hàng tồn kho cơng ty có khả năng thanh tốn 0,8597 lần nợ ngắn hạn bằng TSNH. Hệ số này tăng lên mạnh như vậy là do sự kết hợp tăng TSNH từ hơn 18,208 tỷ đồng lên 21,767 tỷ đồng với tốc độ tăng 19,54% và HTK giảm 1 lượng khá lớn với tốc độ giảm 46,41%. Nợ ngắn hạn có tăng nhưng tăng với tốc độ (6,23%) nhỏ hơn cả hai khoản trên. Như vậy khả năng thanh toán nhanh đang được cải thiện tốt dần lên. Hệ số thanh tốn tạm thời của cơng ty đang ở mức thấp nên công ty sẽ không đảm bảo khả năng thanh tốn khi có biến động. Hệ số này cuối năm so với đầu năm bị giảm nhẹ 3,33% do cả TSNH và Tiền và các khoản tương đương tiền đều tăng nhưng tốc độ tăng của khoản nợ ngắn hạn lại lớn hơn khoảng 2,3 lần tốc độ tăng của tiền và các khoản tương đương tiền. Hệ số thanh toán nhanh và thanh tốn tức thời thấp nên cơng ty sẽ gặp khó khăn trong cơng tác thanh tốn nợ, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng và

một lượng tiền tại quỹ hợp lý đáp ứng nhanh và kịp thời nhu cầu chi tiêu thường xuyên và phát sinh đột ngột, đồng thời duy trì một tỷ trọng vốn bằng tiền hợp lý phù hợp với quy mô VKD từng thời kỳ, từng giai đoạn SXKD sao cho việc sử dụng vốn bằng tiền sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ và VKD toàn doanh nghiệp. Đồng thời đảm bảo khả năng thanh toán đúng, đủ các khoản nợ đến hạn giữ chữ tín với các đối tác.

b2)

Quản trị nợ phải thu của công ty

Trong hoạt động SXKD, doanh nghiệp vừa đóng vai trị là người mua hàng vừa đóng vai trị là người bán hàng nên việc chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn là điều bình thường. Do đó vấn đề quản lý khoản phải thu hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp. Nếu quản lý không tốt các khoản phải thu doanh nghiệp xẽ bị ứ đọng vốn do khách hàng chiếm dụng, ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Để đánh giá cơ cấu khoản phải thu của công ty ta xem các chỉ tiêu sau:

Bảng2. 10: Tình hình biến động các khoản phải thu của công ty

Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2012 Chênh lệch Số tiền (VNĐ) Tỷ trọng (%) Số tiền (VNĐ) Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tỷ lệ (%) 1. Phải thu khách hàng 10,965,251,940 74.20 5,369,052,442 87.69 5,596,199,498 104.23

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH phùng hưng (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)