Các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị VKD của côngty

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH phùng hưng (Trang 114)

ty TNHH Phùng Hưng.

Qua nghiên cứu tình hình quản lý và sử dụng VKD ở công ty trong những năm vừa qua và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới tôi xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nâng nhằm tăng cường quản trij VKD của công ty như sau:

3.2.1. Giải pháp huy động vốn hợp lý, điều chỉnh lại cơ cấu nguồn vốn

VKD đóng vai trị quan trọng đối với sự phát triển, tồn tại của doanh nghiệp. Một cơ cấu VKD hợp lý không những đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn, lại giảm thiểu chi phí sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng VKD. Do vậy việc xây dựng kế hoạch huy động vốn đồng thời điều chỉnh một cơ cấu vốn tối ưu sẽ là một giải pháp tài chính hữu hiệu góp phần tăng cường quản trị vốn, đảm bảo khả năng thanh toán cho doanh nghiệp, giảm rủi ro tài chính.

Xuất phát từ thực trạng của công ty trong năm 2013, ta thấy cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý, hệ số nợ cao, các hệ số khả năng thanh toán nhanh và thanh toán tức thời thấp. Để khắc phục những hạn chế trên, công ty cần huy động thêm nguồn VCSH, giảm vốn vay để giảm rủi ro tài chính, tăng tính tự chủ về tài chính cho cơng ty, cải thiện khả năng thanh tốn. Cơng ty cần xác định nhu cầu vốn, xây dựng kế hoạch huy động vốn, lựa chọn nguồn tài trợ

phù hợp với chi phí sử dụng vốn thấp nhất. Trong năm 2013, VCSH tăng là do lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư. Vì vậy cơng ty cần xem xét việc tăng vốn góp điều lệ phù hợp với quy mơ kinh doanh của cơng ty. Bên cạnh đó, trong năm 2014 cơng ty có thể xem xét khai thác thêm nguồn vốn có thể chiếm dụng như: phải trả cho người bán, các khoản phải trả trước… Đây là các nguồn vốn cơng ty đi chiếm dụng khơng mất chi phí sử dụng vốn hoặc chỉ chịu mức chi phí thấp. Cơng ty có thể lên kế hoạch xem xét khai thác nguồn vốn này dựa trên năng lực tài chính và đảm bảo uy tín trong thanh tốn.

3.2.3. Giải pháp tăng cường cơng tác quản lý và nâng cao hiệu quả sửdụng VLĐ dụng VLĐ

* Xác định mức dự trữ ngân quỹ, tăng dự trữ vốn bằng tiền

Năm 2013 khả năng thanh tốn của cơng ty đã được cải thiện so với năm 2012. Mặc dù trong năm khơng để xảy ra tình trạng thanh tốn chậm, tuy nhiên lượng tiền mặt dự trữ còn nhỏ, các hệ số khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời cũng chưa cao và hệ số tạo tiền bị giảm nhẹ. Điều này gây khó khăn khơng nhỏ trong cơng tác thanh tốn nợ, cũng như chi tiêu của công ty, yêu cầu đặt ra đối với các nhà quản trị của công ty trước hết phải nâng cao mức dự trữ vốn bằng tiền, đảm bảo nhu cầu chi tiêu và đảm bảo an tồn trong thanh tốn. Tuy nhiên với mức dự trữ quá cao sẽ làm cho vịng quay vốn bằng tiền chậm lại, vốn khơng được đưa vào sản xuất kinh doanh sinh lời làm ảnh hưởng xấu tới hiệu quả sử dụng vốn. Chính vì thế, việc tăng mức dự trữ bằng tiền như thế nào là hợp lý vẫn luôn là vấn đề được các nhà quản trị tài chính quan tâm. Sau đây là một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền trong công ty:

- Xác định mức dự trữ vốn bằng tiền hợp lý, đảm bảo khả năng thanh toán bằng tiền mặt cần thiết trong kỳ, giữ uy tín trong thanh toán.

- Tăng dự trữ vốn bằng tiền, đặc biệt là tiền gửi ngân hàng bằng cách giảm hàng tồn kho và thu hồi các khoản vốn bị chiếm dụng. Quản lý chặt chẽ các khoản phải thu, chi để tránh sự mất mát, lạm dụng tiền của doanh nghiệp mưu lợi cá nhân.

- Chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hàng năm, có biện pháp phù hợp đảm bảo cân đối thu chi tiền mặt và sử dụng có hiệu quả nguồn tiền mặt tạm thời nhàn rỗi.

Hoạch định ngân sách tiền mặt hợp lý: Xác định nhu cầu chi tiêu và nguồn thu tiền mặt:

Nhu cầu chi tiêu: Xác định khoản nợ phải trả, phải nộp, các phương án đầu tư ngắn hạn, dự tính như cầu chi tiêu bằng tiền mặt phù hợp với quy mô sản xuất trong năm tới…

Nguồn thu tiền mặt: tăng cường công tác thu hồi nợ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận, để làm được điều đó cơng ty phải thực hiện tốt cơng tác quản lý hàng tồn kho, công tác quản lý chi phí...

Từ việc hoạch định đó có thể tính tốn được lượng tiền dự trữ cần thiết đảm bảo khả năng thanh tốn của cơng ty. Các nhà quản trị tài chính cần phải xác định mức dự trữ tiền mặt tồn quỹ tối ưu, làm cơ sở ra các quyết định tài chính ngắn hạn, tránh được những rủi ro do khơng có khả năng thanh tốn ngay, cơng ty phải gia hạn thanh toán, bị phạt hay phải trả lãi cao hơn. Giữ uy tín với nhà cung cấp, đảm bảo khả năng mua chịu, chiếm dụng vốn trong thời gian thanh toán. Đồng thời tận dụng được các cơ hội kinh doanh, tạo nhiều lợi nhuận hơn cho công ty.

- Phân công rõ ràng trong quản lý tiền mặt giữa kế toán tiền mặt và thủ quỹ.

* Quản lý các khoản phải thu:

Quản lý các khoản phải thu từ khách hàng là một vấn đề quan trọng và phức tạp trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp bởi vậy việc quản lý các khoản phải thu phải liên quan chặt chẽ tới tiêu thụ sản phẩm, tác động không nhỏ tới doanh thu bán hàng và lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một doanh nghiệp đóng vai trị vừa là người mua lại vừa là người bán nên việc chiếm dụng vốn lẫn nhau là điều không thể tránh khỏi. Đôi khi doanh nghiệp bán chịu mới tạo ra được quan hệ bạn hàng, mở rộng thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên việc tăng khoản phải thu từ khách hàng sẽ kéo theo tăng chi phí địi nợ, chi phí trả cho người tài trợ để bù đắp thiếu hụt ngân quỹ. Tuy trong năm vừa qua công ty đã làm tốt hơn công tác thu hồi nợ, tuy nhiên khoản vốn này vẫn tăng làm số vốn công ty bị chiếm dụng rất lớn. Lượng vốn bị chiếm dụng khơng những khơng sinh lời mà cịn làm gia tăng rủi ro thanh toán, giảm hiệu quả sử dụng vốn. Vì vậy để hạn chế tới mức thấp nhất vốn bị chiếm dụng, cơng ty có thể áp dụng một số biện pháp sau:

Thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp nhằm tăng cường quản lý công nợ và khả năng thanh tốn của cơng ty.

- Khơng mở rộng thêm chính sách bán chịu do doanh nghiệp đã có nợ phải thu ở mức độ cao và có sự thiếu hụt lớn về vốn.

- Trong ký kết hợp đồng cung cấp các dịch vụ công ty phải quy định rõ thời hạn thanh tốn và hình thức thanh tốn trên hợp đồng và các bên phải có trách nhiện tuân thủ một cách đầy đủ, nghiêm túc điều khoản quy định. Đồng thời cũng đưa ra hình thức bồi thường nếu vi phạm các điều khoản này. Tuy nhiên chính sách về thanh tốn cũng khơng nên q cứng nhăc nên có những biện pháp khuyến khích khách hàng thanh tốn trước thời hạn bằng hình thức

chiết khấu thương mại cho các hợp đồng thanh toán ngay hoặc thanh tốn sớm cũng là một biện pháp tích cực để thu hồi các khoản nợ. Đa dạng hóa chính sách tín dụng đối với khách hàng và tổ chức cơng tác thanh tốn thu hồi nợ.

- Trước khi chấp nhận bán chịu thì cơng ty cần phải tìm hiểu, đánh giá về khả năng thanh tốn của khách hàng tránh rủi ro có thể xảy ra.

- Đối với các khoản nợ phải thu đã phát sinh cần mở sổ theo dõi chi tiết từng khoản phải thu, phân loại các khoản phải thu ra: Các khoản phải thu chưa đến hạn, các khoản phải thu đã đến hạn, phải thu khó địi. Sau đó tổ chức ra một bộ phận chuyên trách làm nhiệm vụ thu hồi nợ, bộ phận này sẽ theo dõi chặt chẽ từng khoản nợ. Thực hiện chính sách thu tiền mềm dẻo, linh hoạt nhằm mục đích vừa khơng làm mất thị trường vừa thu hồi được các khoạn nợ đến hạn khó địi.

- Đối với các khoản nợ sắp đến hạn thanh toán cần chuẩn bị sẵn sàng các chứng từ cần thiết, thực hiện kịp thời các thủ tục đôn đốc khách hàng trả nợ. Mặt khác đối với các khoản nợ bị khách hàng chiếm dụng cũ, công ty cần phải dứt điểm theo dõi chặt chẽ và tuân thủ theo nguyên tắc: Các khoản nợ cũ phải dứt điểm so với các khoản nợ mới phát sinh. Tuy nhiên hiện tại công ty chưa xuất hiện các khoản nợ quá hạn, nhưng nếu có phát sinh, cơng ty cũng tìm hiểu ngun nhân từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời và đúng đắn như: cho gia hạn nợ, thỏa thuận xử lý nợ, xóa một phần nợ hay tồn bộ, hoặc u cầu tịa án giải quyết…Nếu tình trạng nợ q hạn diễn ra thường xuyên và đơn vị mắc nợ không chịu trả nợ cho công ty theo đúng hạn đã quy định trong hợp đồng, thì cơng ty kiên quyết khơng ký kết hợp đồng với đơn vị đó và đồng thời lập quỹ dự phịng các khoản nợ khó địi.

- Thường xuyên theo dõi tình hình phát sinh nợ phải thu và tình hình thu hồi nợ. Cần xác định giới hạn hệ số nợ phải thu để tránh tình trạng mở

rộng bán chịu quá mức. Công tác thu hồi nợ tiến hành theo phương pháp cuốn chiếu, tiến hành đều đặn không nên dồn dập vào cuối năm làm cho vốn bị chiếm dụng lâu gây lãng phí, trong khi đó cuối năm lượng tiền thu về sẽ làm tồn quỹ tăng nhanh gây dư tiền mặt giả tạo.

Chấp hành tốt kỷ luật thanh toán đối với nợ phải trả:

Trong năm vừa qua, sự sụt giảm của hệ số khả năng thanh tốn hiện thời, cùng với đó là việc duy trì hệ số nợ quá cao, khiến nguy cơ tiềm ẩn khả năng thanh tốn của cơng ty là rất lớn. Thực hiện tốt kỷ luật trong thanh toán đảm bảo uy tín trong mắt nhà cung cấp khơng phải là điều đơn giản. Để làm được điều đó, cơng ty có thể tiến hành theo các giải pháp sau:

Cơng ty cần phân loại mức độ của các khoản nợ, từ đó là cơ sở để lập kế hoạch và phân loại đối tượng được thanh tốn.

Với người cung cấp, cơng ty thường được hưởng tín dụng ngắn hạn. Trong khoảng thời gian đó, cơng ty cần tận dụng, khai thác tối đa nguồn vốn chiếm dụng được, đồng thời có kế hoạch thanh tốn đầy đủ cho người bán khi có điều kiện.

Đối với các khoản nợ sắp đến hạn, công ty cần tìm nguồn tài trợ cho các khoản nợ, dựa trên nguyên tắc: khơng dùng các khoản tài trợ để thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn bởi vì đó chẳng qua chỉ là tạm thời, là việc giảm bớt đối tượng cần thanh tốn chứ khơng phải là giảm bớt các khoản nợ, đồng thời gây lãng phí trong q trình sử dụng vốn.

Tóm lại vừa tích cực thu hồi nợ, vừa khéo léo linh hoạt trong việc trả nợ sẽ giúp cho công ty vẫn giữ được các mối quan hệ tốt đối với các đối tác, vừa tăng được vòng quay vốn kinh doanh, là cơ sở để tăng lợi nhuận an toàn, hiệu quả, tránh được ứ đọng vốn hay chậm trả trong thanh toán tiền hàng, giảm áp lực trong thanh toán.

- HTK của cơng ty chủ yếu là hàng hóa. Trong năm lượng hàng tồn kho

đã giảm đi khá lớn, công ty cần lên kế hoạch về lượng hàng nhập mới, thời gian nhập, chi phí nhập, bãi lưu trữ, kho chứa để bổ sung lượng hàng hóa cần thiết cho nhu cầu kinh doanh, bn bán của cơng ty và đề phịng biến động giá cả đầu vào. Để công tác dự trữ hàng tồn kho hợp lý quan trọng là phải thực hiện tốt cơng tác dự báo thị trường, phân tích và tính tốn những biến động về giá cả VLXD trên thị trường. Cụ thể, bộ phận kế hoạch lập kế hoạch dự trữ phải chi tiết, cụ thể, đảm bảo sát với thực tế để hạn chế tới mức thấp nhất số vốn dự trữ, đồng thời xác định thời điểm dự trữ hàng tốt nhất. Đồng thời bộ phận tài chính có kế hoạch tìm nguồn tài trợ tương ứng.

Tìm hiểu thị hiếu của thị trường nhập vật liệu với kiểu dáng và giá thành phù hợp với nhu cầu khách hàng, nhằm thúc đẩy tiêu thụ được nhiều hàng hóa của mình. Có các chính sách bán hàng linh hoạt mà vẫn nhanh chóng thu hồi vốn tồn kho, thúc đẩy tiêu thụ hàng trong nước, tăng tính cạnh tranh với các sản phẩm ngoại nhập như hàng hóa Trung Quốc đang tràn vào nước ta. Đẩy mạnh phong trào “ cơng trình xây dựng ở Việt Nam sử dụng VLXD Việt Nam sản xuất” tạo điều kiện khai thác hết năng lực sản xuất trong nước tiết kiệm được kim ngạch nhập VLXD hàng tỷ USD mỗi năm. Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường. Từ đó dự đốn và quyết định điều chỉnh kịp thời lượng hàng hóa, ngun liệu vật liệu, cơng cụ dụng cụ, thành phẩm trước sự biến động của thị trường. Đây là biện pháp rất quan trọng để bảo tồn vốn của cơng ty.

Với các sản phẩm dịch vụ, trong quá trình thực hiện phải quản lý tiến độ, chất lượng và chi phí, doanh nghiệp có chế độ bảo hành phù hợp và tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng để kịp thời sửa chữa và khắc phục.

Lập kế hoạch cho hoạt động kinh doanh trên cơ sở tình hình năm báo cáo, chi tiết số lượng theo từng tháng, quý. Kiểm tra chất lượng nguyên liệu

vật liệu, hàng hoá khi nhập về để tránh thiệt hại cho công ty, chất lượng thành phẩm khi sản xuất ra được đem nhập kho.

Hàng tháng, kế toán hàng tồn kho (kế toán vật tư) cần đối chiếu sổ sách, phát hiện số hàng tồn đọng để xử lý, tìm biện pháp để giải phóng số hàng tồn đọng, nhanh chóng thu hồi vốn. Cơng ty cũng cần phải tiến hành kiểm kê, đối chiếu tình hình nhập tồn của các loại VLXD định kỳ nhằm làm cơ sở cho việc xác định mức dự trữ cần thiết cho kỳ tiếp theo.

3.2.4. Tăng cường cơng tác quản lý chi phí.

Tình hình giá vốn 2012-2013 cho thấy giá vốn bán hàng của doanh nghiệp có sự gia tăng khá nhanh, tỷ lệ giá vốn trên doanh thu khá cao, đây là nguyên nhân làm cho lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng khơng đáng kể, do đó cơng ty cần quản lý chặt chẽ các khoản chi phí đầu vào để tránh lãng phí, thất thốt, từ đó phấn đấu giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho công ty. Để làm được điều đó, cơng ty cần thực hiện một số giải pháp sau:

Ngoài giá trị đầu vào cũng quan tâm đến chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí phát sinh trong q trình hoạt động kinh doanh như chi phí vận chuyển, bảo quản – lưu trữ, tiền phạt...cố gắng thực hiện đúng hợp đồng với khách hàng và đảm bảo nghĩa vụ với nhà nước để khơng phát sinh những khoản chi phí khác.

Xây dựng định mức tiêu hao hợp lý về nguyên vật liệu, hàng hóa, lao động để kiểm sốt được q trình sử dụng ngun vật liệu, lao động vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, từ đó hạn chế sự lãng phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bộ phận kế tốn và phịng phát triển thị trường cần cung cấp kịp thời các dữ liệu về hàng hóa đầu vào, sản lượng tiêu thụ, giá bán và doanh thu cho phòng phát triển thị trường, để từ đó phịng phát triển thị trường sẽ kịp thời đưa ra các chiến lược kinh doanh. Ví dụ chính sách giá bán với việc tăng giá

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty TNHH phùng hưng (Trang 114)