2.2. Thực trạng quản trị vốn kinh doanh tại côngty TNHH Phùng Hưng
2.2.1. Tình hình vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của côngty
Cơ cấu vốn và nguồn vốn có tác động lớn tới quản trị VKD của doanh nghiệp cũng như hiệu quả SXKD. Quyết định về cơ cấu nguồn vốn là vấn đề tài chính hết sức quan trọng của doanh nghiệp bởi vì nó ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn và tỷ suất lợi nhuận vốn chủ. Chính vì vậy chúng ta cần xem xét cơ cấu vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp.
Bảng 2.4: Cơ cấu và biến động VKD và nguồn VKD năm 2013
Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2012 Chênh lệch Số tiền (VNĐ) Tỷ trọng (%) Số tiền (VNĐ) Tỷ trọng (%) Tuyệt đối (VNĐ) Tỷ trọng (%) Tỷ lệ (%) I. Tổng tài sản 26,730,860,630 100 24,869,620,943 100 1,861,239,687 0 7.48 1. Tài sản ngắn hạn 21,767,200,251 81.43 18,208,825,212 73.22 3,558,375,039 8.21 19.54 Tiền và các khoản TĐ tiền 1,070,910,294 4.92 1,042,815,387 5.73 28,094,907 (0.81) 2.69
Các khoản phải thu NH 14,777,843,236 67.89 6,122,439,738 33.62 8,655,403,498 34.27 141.37
Hàng tồn kho 5,918,446,721 27.19 11,043,570,087 60.65 (5,125,123,366) (33.46) (46.41) 2. Tài sản dài hạn 4,963,660,379 18.57 6,660,795,731 26.78 (1,697,135,352) (8.21) (25.48) TSCĐ 3,781,039,770 76.17 5,966,632,192 89.58 (2,185,592,422) (13.40) (36.63) TSDH khác 1,182,620,609 23.83 694,163,539 10.42 488,457,070 13.40 70.37 II. Tổng nguồn vốn 26,730,860,630 100 24,869,620,943 100 1,861,239,687 0 7.48 1. Nợ phải trả 18,434,271,902 68.96 17,352,594,103 69.77 1,081,677,799 (0.81) 6.23 a. Nợ ngắn hạn 18,434,271,902 100 17,352,594,103 100 1,081,677,799 0 6.23 2. Vốn chủ sở hữu 8,296,588,728 31.04 7,517,026,840 30.23 779,561,888 0.81 10.37
Qua bảng trên ta thấy:
- Qui mô vốn: Tổng tài sản cuối kỳ là 26.730.860.630 VNĐ, đầu năm là 24.869.620.943 VNĐ, quy mô sử dụng VKD của công ty trong năm đã tăng 1,861,239,687 trđ tương đương tốc độ tăng 7,48%. Trong đó, VKD tăng do tăng TSNH làm tăng tỷ trọng VLĐ, còn TSDH giảm làm cho tỷ trọng VCĐ giảm. Qui mô vốn tăng cho thấy qui mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang mở rộng là cơ sở mở rộng qui mô kinh doanh nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Cơ cấu vốn: Đầu năm tỷ trọng tài sản ngắn hạn (TSNH) là 73,22% - tài sản dài hạn (TSDH) là 26,78%; cuối năm tỷ trọng TSNH: 81,43% - TSDH: 18,57%. Cuối năm so với đầu năm tỷ trọng TSDH giảm đi – TSNH tăng lên, chứng tỏ doanh nghiệp đang tăng đầu tư vào TSNH.
Ta cùng đi vào xem xét các khoản mục cơ bản:
+ Với TSNH: TSNH cuối năm so với đầu năm tăng hơn 3.558 trđ với tỷ lệ 19,54% và tỷ trọng TSNH cuối năm so với đầu năm tăng 8,21%. Nguyên nhân chính tăng lên là do sự tăng lên rất mạnh của các khoản phải thu ngắn hạn cuối năm so với đầu năm tăng hơn 8.655 trđ tương ứng với tốc độ tăng 141,37%. Khoản mục này cuối năm chiếm tỷ trọng(67,89%) lớn nhất của TSNH. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên là do khoản phải thu khách hàng, khoản phải thu khác và trả trước cho người bán tăng rất lớn. Điều này cho thấy có thể doanh nghiệp đang muốn tạo uy tín cho nhà cung cấp hoặc do nhu cầu của khách hàng lớn mà hàng hóa trên thị trường khó khăn trong vận chuyển nên doanh nghiệp đặt hàng sớm để có sớm hàng hóa cần thiết. Và doanh nghiệp đang áp dụng chính sách tín dụng thương mại cởi mở hơn cho khách hàng đặc biệt là với xu hướng mở rộng qui mô kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên với số vốn mà công ty bị chiếm dụng cũng khá lớn, do đó
nó sẽ ảnh hưởng đến vốn kinh doanh của cơng ty vì vậy cơng ty cần có chính sách thích hợp với những khoản mục này để tránh thất thốt, lãng phí lớn. Ngồi ra TSNH tăng lên 1 phần do các khoản tiền và tương đương tiền tăng lên. Ngược lại với hai khoản trên hàng tồn kho giảm khá mạnh với tốc độ giảm là 46,41% so với đầu kỳ; chứng tỏ chính sách bán hàng, tiêu thụ sản phẩm của công ty mang lại hiệu quả khá tốt.
+ Trong khi TSNH tăng thì TSDH lại giảm, tuy nhiên tốc độ giảm của TSDH (25,48%) lớn hơn tốc độ tăng của TSNH (19,54%). Sự giảm này chỉ do TSCĐ giảm, có thể do doanh nghiệp đã thanh lý, nhượng bán một lượng TSCĐ.
- Qui mô nguồn VKD: Tổng nguồn vốn cuối năm 26.730.860.630 VNĐ, đầu năm là 24.869.620.943 VNĐ tăng 1.861.239.687 VNĐ với tốc độ tăng 7,48%, qui mơ tài chính tăng là cơ sở để mở rộng sản xuất kinh doanh. Như vậy qui mô nguồn vốn của công ty tăng lên để tài trợ cho qui mô tài sản.
- Cơ cấu nguồn VKD: Cả đầu năm và cuối năm tỷ trọng nợ phải trả (NPT) đều > vốn chủ sở hữu (VCSH). Tỷ trọng NPT đầu năm: 69,77% - cuối năm: 68,96% so với đầu năm tỷ trọng NPT đã giảm đi 0,81% chứng tỏ công ty đang cố gắng điều chỉnh cơ cấu để tăng dần sự độc lập, tự chủ của mình. Tuy nhiên cuối năm so với đầu năm NPT vẫn tăng lên chứng tỏ doanh nghiệp vẫn đang tăng cường huy động vốn từ bên ngồi. Rủi ro tài chính sẽ tăng lên, cơng ty phải xem xét cẩn thận chính sách sử dụng địn bẩy tài chính của mình. Cơ cấu nguồn vốn của công ty chưa thể đánh giá là hợp lý hay không, do đặc điểm của ngành kinh doanh thương mại hàng hóa cần phải ứng trước nhiều vốn để nhập hàng và để khách hàng mua trước - trả tiền sau nhằm tiêu thụ được hàng hóa của mình.
Về nguồn vốn huy động ta xem xét chi tiết qua bảng sau:
Bảng2. 5: Cơ cấu và tình hình biến động nguồn VKD năm 2013
Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2012 Chênh lệch Số tiền (VNĐ) Tỷ trọng (%) Số tiền (VNĐ) Tỷ trọng (%) Tuyệt đối (VNĐ) Tỷ trọng (%) Tỷ lệ (%) A. NỢ PHẢI TRẢ 18,434,271,902 68.96 17,352,594,103 69.77 1,081,677,799 (0.81) 6.23 I. Nợ ngắn hạn 18,434,271,902 100 17,352,594,103 100 1,081,677,799 0 6.23 1. Vay và nợ ngắn hạn 8,339,085,517 45.24 5,627,486,000 32.43 2,711,599,517 12.81 48.18
2. Phải trả cho người bán 3,030,741,557 16.44 4,951,039,144 28.53 (1,920,297,587) (12.09) (38.79)
3. Người mua trả tiền trước 2,664,152,282 14.45 2,345,581,285 13.52 318,570,997 0.93 13.58
4. Thuế và các khoản phải nộp
NN 349,650,165 1.90 377,845,290 2.18 (28,195,125) (0.28) (7.46) 9. Các khoản phải trả phải nộp
khác 3,888,722,135 21.10 3,888,722,138 22.41 (3) (1.31) ( 0.00000008) 11. Quỹ khen thưởng phúc lợi 161,920,246 0.88 161,920,246 0.93 0 (0.05) 0 B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ
HỮU 8,296,588,728 31.04 7,517,026,840 30.23 779,561,888 0.81 10.37
I. Vốn chủ sở hữu 8,296,588,728 100 7,517,026,840 100 779,561,888 0 10.37
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 3,800,000,000 45.80 3,800,000,000 50.55 0 (4.75) 0
7. Quỹ đầu tư phát triển 161,920,248 1.95 161,920,248 2.15 0 (0.20) 0
8. Quĩ dự phịng tài chính 161,920,248 1.95 161,920,248 2.15 0 (0.20) 0
9. Lợi nhuận sau thuế chưa
Từ bảng trên cho ta thấy:
- Qui mô nguồn VKD: Tổng nguồn vốn cuối năm là 26.730.860.630 VNĐ, đầu năm là 24.869.620.943 VNĐ, tăng 1.861.239.687 VNĐ với tốc độ tăng 7,48%, qui mơ tài chính tăng lên là cơ sở để mở rộng SXKD; qui mô nguồn vốn của công ty tăng lên sẽ tài trợ cho qui mô tài sản.
- Về cơ cấu nguồn VKD: Cả đầu năm và cuối năm VCSH chiếm tỷ trọng thấp trên VKD, NPT chiếm tỷ trọng cao. Chứng tỏ mức độ độc lập, tự chủ về mặt tài chính của cơng ty là thấp, chủ yếu phụ thuộc bên ngồi, doanh nghiệp ln phải tìm nguồn trang trải vì hồn tồn là nợ ngắn hạn. Điều này gây sức ép về mặt tài chính cho cơng ty, về cuối năm mức độ phụ thuộc tài chính có giảm. Chính sách về nguồn vốn này đang tận dụng địn bẩy tài chính tuy nhiên đây là con dao hai lưỡi giúp doanh nghiệp khuếch đại được ROE, nhưng nếu doanh nghiệp khơng kịp thời thanh tốn các khoản nợ sẽ dẫn đến rủi ro tài chính cao.
+ Trong nợ ngắn hạn thì cả đầu năm và cuối năm khoản mục vay và nợ ngắn hạn đều chiếm tỷ trọng lớn nhất, mục này cuối năm chiếm 45,24% của nợ ngắn hạn và tăng 48,18%. Điều này là do sau nhiều cố gắng, nỗ lực nền kinh tế đã có được những biến chuyển tốt, lãi suất ngân hàng được giảm xuống ( đến cuối năm 2013 lãi suất các khoản vay cũ đã về dưới 13%, lãi xuất các khoản vay mới kỳ hạn ngắn chỉ còn 8 – 9%/năm). Nợ ngắn hạn tăng chủ yếu do khoản vay và nợ ngắn hạn tăng, ngoài ra khoản này tăng còn do khoản người mua trả tiền trước tăng với tốc độ 13,58% so với đầu năm. Khoản này tăng chứng tỏ cơng ty có uy tín với khách hàng, được khách hàng trả tiền trước cho các mặt hàng nhập về, dịch vụ mà công ty thực hiện.
Ngược lại với hai khoản trên thì trong nợ ngắn hạn các khoản phải trả cho người bán, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, các khoản phải nộp khác đều giảm. Đây là các khoản công ty đi chiếm dụng được mà không cần
tài sản thế chấp và trả lãi, các khoản này giảm có nghĩa là phần vốn cơng ty đi chiếm dụng được giảm đi. Tuy nhiên như vậy sẽ giảm bớt gánh nặng nợ cho công ty. Nguyên nhân sự giảm đi này có thể là do cơng ty đã thu hồi được một phần nguồn vốn nên công ty đã nộp bớt thuế; về hàng hóa do cơng ty đã trả trước cho người bán rất nhiều nên khoản phải trả cho người bán sẽ giảm đi; việc vi phạm hợp đồng cũng cũng giảm đi nên các khoản phải trả phải nộp khác cũng vì thế mà thuyên giảm. Do thời gian vừa qua nền kinh tế khó khăn nên doanh nghiệp có trích quĩ khen thưởng nhằm khích lệ tinh thần làm việc của cơng nhân viên.
+ Nguồn VCSH cuối năm tăng so với đầu năm. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng do doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư, góp phần tăng nguồn VCSH đây là sự cố gắng của công ty trong việc giúp cơng ty tăng tính tự chủ về mặt tài chính. Do cơ cấu nguồn vốn của cơng ty nghiêng về NPT nhiều cơng ty đã có cơng tác dự phịng trích lập các khoản dự phịng tài chính nhằm tránh các rủi ro tài chính đáng tiếc. Ngồi ra cịn trích các quỹ đầu tư phát triển dự phòng cho việc doanh nghiệp phát triển tay nghề người lao động, mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh hay quy mô tài sản của doanh nghiệp...
Trong quản trị tài chính của doanh nghiệp, có nhiều cách huy động nguồn vốn khác nhau để tài trợ cho tài sản. Nhưng trên thực tế, cho dù huy động dưới hình thức nào thì khi tính đến độ an toàn vẫn phải đảm bảo nguyên tắc: Tài sản dài hạn được tài trợ bởi nguồn vốn thường xuyên, tài sản ngắn hạn được tài trợ bởi nguồn vốn tạm thời và một phần nguồn vốn thường xuyên.
Để đánh giá chi tiết và chính xác hơn về cơ cấu và sự biến động của vốn và nguồn vốn, ta đi xem xét vốn và nguồn vốn của công ty theo thời gian. Theo đó, nguồn vốn của cơng ty được chia thành 2 loại: Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.
Bảng2. 6: Tình hình biến động và cơ cấu nguồn VKD theo thời gian huy
động và sử dụng của công ty TNHH Phùng Hưng năm 2013
Chỉ tiêu 31/12/2013 31/12/2012 Chênh lệch Số tiền (VNĐ) Tỷ trọng (%) Số tiền (VNĐ) Tỷ trọng (%) Tuyệt đối (VNĐ) Tỷ lệ(%) I. Tài sản 26,730,860,630 100 24,869,620,943 100 1,861,239,687 7.48 1. Tài sản ngắn hạn 21,767,200,251 81.43 18,208,825,212 73.22 3,558,375,039 19.54 2. Tài sản dài hạn 4,963,660,379 18.57 6,660,795,731 26.78 (1,697,135,352) (25.48) II. Nguồn vốn 26,730,860,630 100 24,869,620,943 100 1,861,239,687 7.48 1. Nguồn vốn ngắn hạn (tạm thời) 18,434,271,902 68.96 17,352,594,103 69.77 1,081,677,799 6.23 2. Nguồn vốn dài hạn (thường xuyên) 8,296,588,728 31.04 7,517,026,840 30.23 779,561,888 10.37 Vốn chủ sở hữu 8,296,588,728 100 7,517,026,840 100 779,561,888 10.37 III. Nguồn VLĐTX = TSLĐ - NNH 3,332,928,349 856,231,109 2,476,697,240 289.26 1.Tài sản lưu động (TSLĐ) 21,767,200,251 18,208,825,212 3,558,375,039 19.54 2. Nợ ngắn hạn (NNH) 18,434,271,902 17,352,594,103 1,081,677,799 6.23
Theo bảng ta nhận thấy cả đầu năm và cuối năm công ty đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn tài trợ cho TSNH, nguồn vốn dài hạn tài trợ đủ cho TSDH, phần còn lại sử dụng để tài trợ cho TSNH.
Nguồn vốn lưu động thường xuyên cả đầu năm và cuối năm đều > 0, cuối năm tăng 2.476.697.240 VNĐ và tăng với tốc độ rất lớn 289,26%. Cho
thấy cơng ty đang theo đuổi chính sách tài trợ an tồn, điều này giúp cơng ty giảm thiểu áp lực về mặt tài chính, đảm bảo tính thanh khoản cho cơng ty.
Tuy nhiên cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp lại nghiêng về NPT, cả đầu năm và cuối năm tỷ trọng NPT/VKD rất lớn. Công ty đang tập trung vào vay nợ ngắn hạn, tăng TSNH, chính sách này tận dụng địn bẩy tài chính. Như trên ta đã nói đây là con dao hai lưỡi giúp cơng ty khuếch đại được ROE nhưng sẽ làm tỷ lệ nợ cao, giảm mức độ tự chủ tài chính, áp lực thanh tốn lãi vay và nợ gốc làm rủi ro tài chính tăng cao.
Nói chung, đến cuối năm 2013 nguồn vốn của cơng ty đang tăng theo hướng tích cực: Tỷ trọng nguồn VCSH tăng (0,81%) còn tỷ trọng NPT giảm giúp cho doanh nghiệp tăng mức độ an tồn tài chính. Tuy nhiên cơng ty cần thường xuyên theo dõi các khoản nợ đến hạn, ngắn hạn, có kế hoạch trả nợ chi tiết trong ngắn và dài hạn, có phương án SXKD hợp lý, tạo uy tín cho khách hàng và nhà cung cấp ngăn ngừa rủi ro, tạo điều kiện tăng cường quản trị VKD.