Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty nam á – (TNHH) (Trang 35 - 41)

1.2. Quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Mục đích cuối cùng của các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp khi nghiên cứu vốn kinh doanh là đề xuất được những phương hướng, biện pháp hiệu quả nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp.Do vậy, các nhà quản trị cần phải xem xét và đánh giá những nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp.Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vốn kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành các nhân tố chủ quan và các nhân tố khách quan. Các nhân tố khách quan là các nhân tố tác động hoạt động quản trị của doanh nghiệp, nằm ngồi tầm kiểm sốt của doanh nghiệp. Các nhân tố chủ quan là các nhân tố nằm trong nội bộ của bản thân doanh nghiệp.

1.2.4.1. Nhân tố chủ quan

Đây là nhân tố chủ yếu quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh

nghiệp. Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp bao gồm:

*Trình độ và năng lực của các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp

Đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Trình độ quản lý tốt, bộ máy gọn nhẹ, đồng bộ nhịp nhàng sẽ giúp cho doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả, ngược lại trình độ quản lý yếu kém hoặc bị bng lỏng sẽ khơng có khả năng bảo tồn được vốn. Nó quyết định:

- Cơ cấu vốn: cơ cấu vốn có ảnh hưởng quyết định tới hiệu quả sử dụng

vốn kinh doanh của các doanh nghiệp. Nếu bố trí cơ cấu vốn khơng hợp lý không phù hợp với đặc điểm kinh doanh của từng ngành nghề, thời kỳ kinh doanh cụ thể sẽ gây nên lãng phí vốn, thất thốt vốn… tức là sẽ khơng phát huy được tối đa lợi ích mà đồng vốn đó mang lại.

-Lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh: Việc lựa chọn phương án

đầu tư kinh doanh với mức sinh lời cao, mức độ rủi ro thấp, phù hợp với thị trường thì sẽ tạo ra được những sản phẩm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng về

mẫu mã, chất lượng, giá cả…thì sẽ có được hiệu quả kinh tế cao, lợi nhuận thu được lớn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kimh doanh của doanh nghiệp.

-Xác định nhu cầu vốn và huy động vốn: Xác định nhu cầu vốn là một

công việc cần thiết bởi xác định thừa hay thiếu đều ảnh hưởng không tốt. Nếu xác định vốn quá cao sẽ gây nên tình trạng ứ đọng vốn, vốn chậm luân chuyển và phát sinh các chi phí khơng cần thiết làm tăng giá thành sản phẩm ảnh hưởng tới khả năng tiêu thụ và doanh thu của doanh nghiệp. Mặt khác nếu xác định nhu cầu vốn quá thấp sẽ gây nên tình trạng thiếu vốn trong quá trình sản xuất, mất đi các cơ hội kinh doanh lớn ảnh hưởng tới tiến độ kinh doanh của doanh nghiệp.

-Sử dụng vốn: Sử dụng vốn thơng qua việc tính tốn đúng đắn nhu cầu

vốn thường xuyên cần thiết, khai thác hết thời gian sử dụng của các tài sản đã đầu tư, phát huy tối đa công suất thiết kế của dây chuyền cơng nghệ. Tránh sử dụng vốn khơng đúng mục đích kém hiệu quả như dùng vốn ngắn hạn để đầu tư dài hạn vào tài sản cố định dẫn đến không trả được nợ đúng hạn…

* Trình độ của người lao động, chế độ lương và cơ chế khuyến khích người lao động.

- Trình độ của người lao động có tác động rất lớn đến mức độ sử dụng

hiệu quả của tài sản, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm… từ đó tác động rất lớn đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Chế độ lương và các chính sách khuyến khích người lao động: có ảnh

hưởng rất lớn đến thái độ và ý thức làm việc của người lao động. Một mức lương tương xứng với mức độ cống hiến cùng với chế độ khuyến khích hợp lý, gắn với hiệu quả công việc sẽ tạo ra động lực cho việc nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

*Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp: Đó chính là vốn cố định, các trang thiết bị

bên ngoài. Các nhà cung cấp tín dụng, nhà cung cấp đầu vào căn cứ vào năng lực từ tài sản hiện có để tiến hành cung cấp tín dụng.

1.2.4.2. Nhân tố khách quan

Các nhân tố khách quan là các nhân tố tồn tại ngồi doanh nghiệp nhưng có tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm:

- Giá cả thị trường,lãi suất,thuế:

Giá cả thị trường và thuế ảnh hưởng đến chi phí đầu vào và doanh thu tiêu thụ. Thơng qua đó tác động đến lợi nhuận, từ đó làm ảnh hưởng đến nguồn bổ sung VCĐ và gián tiếp tác động tới lợi nhuận.. Sự biến động về lãi suất cũng ảnh hưởng đến chi phí sử dụng vốn, tới khả năng lựa chọn nguồn tài trợ sao cho hợp lí và đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp.

- Sự cạnh tranh trên thị trường:

Đây là nhân tố rất quan trọng tác động đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Tuỳ thuộc vào việc sản phẩm của doanh nghiệpcó thoả mãn về chất lượng, mẫu mã, giá cả mà quyết định tính cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp trên thị trường. Từ đó, quyết định doanh thu tiêu thụ sản phẩm, tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Như vậy, chính là tác động đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

- Lạm phát, tỷ giá hối đoái

Lạm phát sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu về vốn của doanh nghiệp theo các chiều hướng khác nhau. Khi có lạn phát cao các doanh nghiệp cần phải tính tới việc gia tăng tỷ lệ vốn kinh doanh tương ứng để đảm bảo tương đối về nhu cầu vốn.

Do tác động của nền kinh tế có lạm phát, sức mua của đồng tiền bị giảm sút dẫn đến tăng giá các loại vật tư hàng hoá tăng lên….do vậy doanh nghiệp lại giành ra một khoản nhất định để đối phó với trường hợp này.

Trong trường hợp có sự biến động về tỷ giá hối đối thì tác động lớn nhất lại xảy ra với các doanh nghiệp có tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa và mức độ tác động theo chiều hướng hoàn toàn khác nhau giữa hoạt động xuất khẩu và hoạt động nhập khẩu. Khi tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ và ngoại tệ thì xuất khẩu có lợi và nhập khẩu lại bất lợi. Điều này có nghĩa các doanh nghiệp tham gia nhập khẩu cần tăng lượng vốn nội tệ để đối phó với sự biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái.

- Tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật

Trên thị trường liên tục có sự thay đổi cả chất lượng, mẫu mã sản phẩm với giá cả rẻ hơn. Tình trạng giảm giá vật tư hàng hố gây nên tình trạng mất VLĐ tại doanh nghiệp. Sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ sản xuất lam các TSCĐ của doanh nghiệp hao mịn vơ hình nhanh hơn. Chính vì vậy, DN phải liên tục có sự ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mơí nhất đưa vào sản xuất kinh doanh nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tránh tình trạng ứ đọng.

- Các nhân tố khác

Các chính sách pháp lí, chính sách kinh tế tài chính của nhà nước đối với doanh nghiệp, những rủi ro bất thường hỏa hoạn, bão lụt…đều ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đều hoạt động quản trị vốn của doanh nghiệp. Việc quản trị vốn bị chi phối chính sách về thuế, tín dụng ngân hàng và các chính sách kinh tế khác. Các chính sách tín dụng thì ảnh hưởng khả năng huy động vốn và thu hút vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính sách thuế sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh và hoệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Sự tác động của các nhân tố khách quan và chủ quan vào doanh nghiệp ln theo hai hướng là tích cực và tiêu cực. Vì thế , các DN cần thường xuyên xem xét kỹ lưỡng mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố từ đó tìm ra ngun nhân và đưa ra những biện pháp hữu hiệu để đẩy mạnh việc tổ chức và nâng cao hiệu quả mà đồng vốn mang lại.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY NAM Á - (TNHH) TRONG THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty nam á – (TNHH) (Trang 35 - 41)