Tổ chức tốt công tác thu hồi nợ, phối hợp nhiều biện pháp quản lý

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty nam á – (TNHH) (Trang 85 - 88)

3.2. Các giải pháp chủ yếu tăng cường quản trị vốn kinh doan hở Công ty

3.2.1. Tổ chức tốt công tác thu hồi nợ, phối hợp nhiều biện pháp quản lý

vốn trong thanh tốn, cải thiện tình hình thanh tốn cơng nợ của Cơng ty

Cơ sở lí luận: Trong kinh doanh, hầu hết các doanh nghiệp đều có nợ

phải thu nhưng ở qui mô, mức độ khác nhau. Nếu các khoản phải thu quá lớn hay số vốn bị chiếm dụng lớn sẽ gây cho doanh nghiệp tình trạng căng thẳng, giả tạo về vốn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Song nếu doanh nghiệp khơng bán chịu hàng hóa, dịch vụ sẽ mất đi

cơ hội tiêu thụ sản phẩm, ảnh hưởng đến doanh thu lợi nhuận. Vì vậy, quản trị các khoản phải thu là một nội dung quan trọng trong công tác quản trị doanh nghiệp, nó liên quan đến việc đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận của việc bán chịu hàng hóa.

Từ phân tích chương 2 trên ta thấy các khoản phải thu chiếm tỉ trọng khá lớn trong VLĐ và các khoản phải thu khách hàng chiếm tỉ trọng cao trong các khoản phải thu. Do đó, nếu giảm được các khoản phải thu khách hàng thì VLĐ của doanh nghiệp luân chuyển nhanh hơn.

Để đẩy nhanh q trình thanh tốn, thu hồi nợ, Cơng ty tham khảo thực hiện những biện pháp sau:

 Doanh nghiệp cần xây dựng các chính sách, tiêu chuẩn về khách hàng cho nợ: phân tích tình hình tài chính, kết quả xếp hạng tín nhiệm, xếp hạng tín dụng, lịch sử thanh tốn…Từ đó, có thể lựa chọn quyết định nới lỏng hay thắt chặt bán chịu, thậm chí từ chối bán chịu với những khách hàng có tình trạng thanh tốn chây ì. Doanh nghiệp cần xác định hệ số nợ phải thu tối đa cho phép phù hợp với từng khách hàng mua chịu hay chính là xác định một hạn mức tín dụng hợp lý. Chỉ nên chấp nhận những khách hàng thường xuyên, có kỷ luật thanh tốn tốt, đáng tin cậy. Đối với những khách hàng có uy tín thấp hoặc đáng nghi ngờ, doanh nghiệp cần ấn định một hạn mức tín dụng hạn chế để tránh rủi ro.

 Công ty cần tiến hành lập bảng danh sách các khoản phải thu để nắm rõ về quy mô các khoản phải thu, thời hạn từng khoản và có biện pháp thu hồi các khoản nợ đến hạn.

 Để tránh các tổn thất do các khoản nợ khơng có khả năng thu hồi, doanh nghiệp đánh giá khả năng tài chính và mức độ đáp ứng yêu cầu thanh toán khi đến hạn.

 Thường xuyên theo dõi sự biến động của tỷ giá hối đoái và tuỳ đặc điểm của từng giai đoạn mà trích lập quỹ dự phịng thiệt hại phải thu do tỷ giá giảm.

 Khi các khoản nợ chuẩn bị đến hạn, Công ty nên gửi giấy báo cho khách hàng biết về khoản nợ gần đến ngày đáo hạn.

 Trong việc thu hồi nợ, Công ty nên áp dụng các biện pháp khuyến khích khách hàng trả tiền trước thời hạn nhằm thu hồi nợ nhanh như sử dụng hình thức chiết khấu thanh toán cho khách hàng trả trước thời hạn; điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu tín dụng thương mại, tỷ lệ chiết khấu thanh tốn. Cơng ty có thể áp dụng tỷ lệ chiết khấu từ 2% - 4% nếu thanh toán trước 30 ngày.

 Chủ động áp dụng các biện pháp thích hợp để thu hồi các khoản nợ quá hạn. Tùy theo mức độ thời gian quá hạn của các khoản nợ để áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm thu hồi được nợ.

 Doanh nghiệp cũng cần xác định thời hạn thanh toán một cách hợp lý, có lợi cho doanh nghiệp nhất. Khi đàm phán điều kiện thanh toán, doanh nghiệp nên đàm phán thời gian trả nợ giữa các lần thanh toán, từng đơn đặt hàn là ngắn nhất và số tiền trả mỗi lần nhiều nhất có thể. Doanh nghiệp có thể áp dụng lãi suất phạt quá hạn qui định trong hợp đồng với những khách hàng nợ quá hạn để nâng cao kỉ luật thanh toán của khách hàng.

 Khi phát sinh các khoản nợ khó địi, cần phải phân tích đánh giá để tìm ra nguyên nhân và tìm biện pháp để hạn chế tối thiểu tổn thất. Trước hết cần lập danh sách những khách hàng nợ của Công ty, những khoản nợ nào đã đến hạn và quá hạn, theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của các khách hàng nợ. Gửi thông báo đến những khách hàng nợ sắp đến hạn trả và hối thúc những khách hàng có khoản nợ đã q hạn.

 Cơng ty cần tạo dựng các mối quan hệ với khách hàng, đặc biệt duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng cũ và cả các khách hàng mới.

 Trích lập dự phịng nợ phải thu khó địi: Trong năm 2013, mặc dù nợ phải thu chiếm tỷ trọng rất cao nhưng cơng ty khơng hề trích lập dự phịng nợ phải thu khó địi, điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của công ty nếu gặp phải rủi ro khơng thu được khoản nợ lớn. Do đó, đối với nợ phải thu khó địi cần xây dựng một tỷ lệ trích lập dự phịng theo quy định hiện hành. Cơng ty nên trích lập dự phịng nợ phải thu khó địi bằng 30% giá trị khoản nợ khó địi.

 Cơng tác thu hồi nợ khó địi cần có thời gian và có kế hoạch. Cơng ty nên chú trọng nhiều hơn nữa đến công tác này chắc chắn sẽ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và trước hết là hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty nam á – (TNHH) (Trang 85 - 88)