Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty Na mÁ trong thời gian

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty nam á – (TNHH) (Trang 82 - 85)

gian tới

3.1.1. Bối cảnh kinh tế- xã hội

Các năm gần đây dưới tác động khủng hoảng, ngành sản xuất toàn cầu gặp rất nhiều khó khăn.Những khó khăn của năm 2013 vẫn sẽ tiếp tục kéo dài trong năm 2014. Qua năm 2013, bộ mặt kinh tế thế giới có nhiều chuyển biến tích cực. Sau những gói kích thích kinh tế mạnh mẽ, kinh tế Mỹ đã có sự phục hồi rõ rệt từ giữa năm 2013. Động lực này đã giúp kinh tế châu Âu và các nước phát triển từng bước thốt khỏi khó khăn. Nợ cơng ở khu vực đồng tiền chung châu Âu đang dần được khắc phục, kinh tế thế giới phục hồi nhanh hơn so với dự báo, các thành viên Tổ chức kinh tế thế giới (WTO) đạt được thỏa thuận chung về nhiều vấn đề quan trọng, xu hướng hội nhập ngày càng được đẩy mạnh, luật chơi thị trường đang thay đổi nhanh chóng. Đây cũng là năm có nhiều biến động về giá cả xăng dầu, giá vàng… Do vậy, kinh tế thế giới năm 2014 được nhận định sẽ tăng trưởng 3,5%, tốt hơn năm 2013 (2,9%). Tuy nhiên, dù được dự báo sẽ tăng khá hơn trong 2014 - 2015 nhưng kinh tế thế giới sẽ có mức tăng thấp, và vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro như: nợ công ở khu vực châu Âu, suy giảm tăng trưởng của Trung Quốc, Ấn Độ, ảnh hưởng từ biến động chính trị ở một số quốc gia trên thế giới...

Tại Việt Nam, nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi, nhiều nhà đầu tư đã quay trở lại và tiến hành đầu tư. Với sự chuẩn bị chu đáo, công tác dự báo thị trường tốt, ngành lâm sản và chế biến gỗ của Việt Nam ln duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định. Sản phẩm chế biến từ lâm sản của Việt Nam đã có mặt trên nhiều khắp quốc gia và vùng lành thổ. Những năm qua, xuất khẩu sản

phẩm gỗ chế biến và nội thất đạt được nhiều kết quả, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh, trở thành một trong số 10 mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Có được những thành cơng như vậy, khơng thể không kể sự quan tâm của Nhà nước có chiến lược phát triển và chính sách ưu đãi, khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngồi nước đầu tư phát triển ngành cơng nghiệp chế biến gỗ phục vụ trong nước và xuất khẩu.

Như vậy, năm 2014 vừa là cơ hội vừa là thách thức với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất nói riêng. Ngành cơng nghiệp chế biến gỗ Việt Nam sẽ còn phải đối mặt với nhiều thách thức.

 Nội tại bản thân doanh nghiệp trong nước chưa làm quen và thích ứng với nhiều phương thức sản xuất kinh doanh mới (FOB, ODM, OEM, OBM) dẫn đến giá trị sản phẩm làm ra cịn thấp, giá trị gia tăng khơng cao.

 Việc xây dựng thương hiệu vẫn chưa thực sự rõ ràng và cụ thể trong thời gian ngắn

 Các sản phẩm chế biến từ gỗ sẽ phải chịu cạnh tranh gay gắt từ thị trường trong nước cũng như nước ngoài. Ở thị trường nước ngoài, ngành chế biến gỗ là ngành tiềm năng lớn nên khơng có lý do gì rất nhiều nước tham gia cạnh tranh cùng kinh doanh đòi hỏi sản phẩm doanh nghiệp có chất lượng tốt và có uy tín trên thị trường.

 Hàng hóa Việt nam cũng như một số quốc gia khác có nguy cơ bị kiện bán phá giá và áp lực thuế bán phá giá nhằm bảo vệ ngành sản xuất trong nước của nước nhập khẩu

 Tác động của khủng hoảng tài chính tồn cầu sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất, giảm nhu cầu tiêu dùng.

3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty

Mục tiêu

 Giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015 giữ vững tốc độ tăng trưởng ở mức 12% đến 15% hàng năm và định hướng tạo tiền đề để chuyển dần sang ngành nghề kinh doanh mới phù hợp với cơ chế, chính sách và yêu cầu của thị trường.

 Giữ vững định hướng phát triển của công ty: coi trọng chất lượng hướng ra xuất khẩu đồng thời coi trọng thị trường trong nước để có đầu tư đúng.

 Đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh vừa phục vụ xuất khẩu vừa phục vụ cho nhu cầu thị trường trong nước.

 Bằng nhiều biện pháp tạo điều kiện và có chính sách tốt nhất chăm lo đời sống và giữ người lao động.

 Xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty, nhãn hiệu hàng hóa, mở rộng mạng lưới phân phối trong nước và quốc tế.

 Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bảo vệ lợi ích quốc gia, mơi trường và an ninh trật tự.

Định hướng phát triển

 Tiếp tục mở rộng quy mơ sản xuất, đa dạng hóa phương thức sản xuất kinh doanh, đặt mục tiêu hiệu quả lên hàng đầu, tăng tích luỹ và thu nhập cho người lao động.

 Tiếp tục đầu tư chiều sâu, đổi mới cơng nghệ theo hướng hiện đại hố, chun mơn hố các dây chuyền sản xuất, tạo ra các sản phẩm chủ lực của công ty với chất lượng cao đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước.

 Tăng tỷ trọng doanh thu bằng phương thức mua nguyên liệu, bán thẳng sản phẩm tại thị trường trong nước và nước ngoài, chú trọng đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường nội địa.

 Trở thành một công ty mạnh trong Ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam.

 Tăng cường liên kết, hợp tác với các đối tác để tập trung tối đa nguồn lực cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

Với những mục tiêu, định hướng trên thì kế hoạch cụ thể của công ty năm 2014 là:

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kế hoạch công ty năm 2014

(ĐVT: trđ)

Chỉ tiêu Đơn vị Năm2013 năm 2014Kế hoạch

Tỷ lệ tăng kế hoạch 2014/2013

1. Doanh thu thuần Triệu đồng 107,253 123.341 15% 2. Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 353 473 34% 3. Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 265 355 34%

3.2. Các giải pháp chủ yếu tăng cường quản trị vốn kinh doanh ở Công tyNam Á

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty nam á – (TNHH) (Trang 82 - 85)