Thực hiện các biện pháp tăng lợi nhuận, tăng doanh thu, tạo đà

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty nam á – (TNHH) (Trang 90)

3.2. Các giải pháp chủ yếu tăng cường quản trị vốn kinh doan hở Công ty

3.2.4. Thực hiện các biện pháp tăng lợi nhuận, tăng doanh thu, tạo đà

nâng cao hiệu suất, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Thực tế cho thấy, trong năm vừa qua, quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp có xu hướng tăng nhưng vẫn chưa phát huy được hiệu quả thực sự, hầu hết các chỉ tiêu phản ánh hiệu suất, hiệu quả sử dụng vốn vẫn chưa cao. Doanh thu cũng tương xứng với quy mô nguồn vốn, nhưng lợi nhuận thu được vẫn còn rất thấp. Để tăng được doanh thu, lợi nhuận cơng ty có thể sử dụng các biện pháp sau:

 Tăng chất lượng sản phẩm pallet gỗ sản xuất ra, đa dạng hoá các danh mục sản phẩm được chế biến từ gỗ.

 Giảm chi phí sản xuất kinh doanh để tăng lợi nhuận đơn vị và tổng lợi nhuận: định hướng trong năm tới công ty nên quản lý chặt chẽ các khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh, cụ thể :

+ Quán triệt kế toán lương và quản đốc và tổ trưởng các đơn vị sản xuất quản chặt công tác chấm công cho người lao động, đặc biệt là các lao động thời vụ. Từ đó, giảm tối thiểu chi phí nhân cơng bị lãng phí, tăng cường hiệu quả sử dụng lao động. Cơng ty có thể chấm lương theo định mức sản phẩm để khuyến khích và tăng năng suất lao động.

+ Đổi mới dây chuyền, máy móc sản xuất, ứng dụng các cơng nghệ tiến bộ để nâng cao năng lực sản xuất, giảm các loại chi phí sản xuất và tăng chất lượng sản phẩm.

+ Nâng cao năng lực quản lý của bộ phận quản lý sản xuất trong các đơn vị và bộ phận quản lý chung, tạo điều kiện để sản xuất diễn ra nhuần nhuyễn với chi phí hợp lý nhất, giảm thiểu chi phí quản lý doanh nghiệp.

 Lập kế hoạch trả nợ ngay khi có thể để giảm chi phí tài chính, tăng lợi nhuận hoạt động: năm 2013 vừa qua,yếu tố làm cho lợi nhuận hoạt động bị âm và thấp chính là khoản chi phí tài chính lớn và đang tăng mạnh. Vì vậy, để cải thiện được lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh, cơng ty cần có các kế hoạch trả nợ hợp lý, hạn chế hơn các khoản vay có chi phí cao. Nguồn trả nợ có thể lấy từ khấu hao, thanh lý tài sản…hoặc cơng ty có thể thay đổi cơ cấu các khoản nợ để sử dụng các khoản nợ có chi phí thấp hơn.

3.2.5. Chun mơn hóa hoạt động quản trị tài chính cơng ty, nâng cao trình độ quản lý của cán bộ tài chính

Hiện nay, hoạt động quản trị tài chính vẫn được cơng ty giao cho phịng Tài chính – Kế tốn mà chưa phân tách nhiệm vụ của từng bộ phận tài chính và kế tốn. Trong khi đó, hoạt động chính của phịng Tài chính – Kế tốn vẫn là vẫn là hoạt động kế tốn nên cơng tác quản trị tài chính chưa được coi trọng, việc lập các kế hoạch, báo cáo liên quan đến cơng tác quản trị tài chính của cơng ty chủ yếu là do các cán bộ kế tốn thực hiện nên cơng ty chưa có các kế hoạch tài chính dài hạn (5-10 năm) mà vẫn mới chỉ có các kế hoạch 1-3 năm. Ví dụ như vấn đề quản trị vốn bằng tiền, đối với tiền mặt dự trữ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty cần lập kế hoạch và thực hiện tốt hơn các công tác quản trị thu-chi vốn bằng tiền, cần xác định bao nhiêu là đủ. Lượng tiền mặt ít q hay nhiều q đều khơng tốt cho hoạt động cơng ty. Do tình hình kinh hoạt động kinh doanh của cơng ty cần phải giảm thiểu chi phí trong đó có chi phí quản lý doanh nghiệp, nên việc thành lập một phòng ban mới sẽ tăng thêm nhiều khoản mục chi phí như chi phí cho cán bộ đi đào

tạo, tập huấn, chi phí thuê thêm nhân viên quản trị tài chính, các chi phí khác liên quan… là rất lớn, khơng phù hợp với tình hình hiện tại của cơng ty. Vì vậy, trước mắt cơng ty co thể sử dụng dịch vụ tư vấn tài chính hoặc thuê chun gia tư vấn tài chính bên ngồi để đảm bảo hoạt động quản trị tài chính được hiệu quả. Tuy nhiên, về lâu dài, cơng ty vẫn nên có một bộ phận chun trách về hoạt động quản trị tài chính để có thể nắm bắt được rõ hơn về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty mà có những chính sách tài chính phù hợp với cơng ty, qua đó hoạt động quản trị tài chính có hiệu quả hơn.

3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp

3.3.1. Với Nhà nước và các ngành liên quan

Trên đây là một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của công tác quản trị vốn kinh doanh được rút ra từ thực tế của công ty. Để đảm bảo thực hiện được các giải pháp này thì bên cạnh những cố gắng, nỗ lực của tập thể cơng ty thì điều kiện mơi trường kinh tế vĩ mơ cũng có những ảnh hưởng khơng nhỏ. Mơi trường kinh tế vĩ mô ảnh hưởng rất lớn tới phương hướng và mục tiêu của doanh nghiệp trên thị trường. Chính vì vậy, cần có những điều kiện thích hợp của mơi trường kinh tế vĩ mô mà Nhà nước là chủ thể định hướng để phát huy hiệu quả của các giải pháp trên.Một doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế, chịu sự điều chỉnh của Nhà nước thông qua hệ thống pháp luật và các chính sách liên quan.

Thứ nhất là yếu tố ổn định tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp.Thực tế cho thấy các chính sách văn bản pháp qui cịn thay đổi tương đối nhiều và cịn thiếu tính đồng bộ, thậm chí cịn mâu thuẫn dẫn đến gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc lập kế hoạch dài hạn. Mơi trường chính sách cần được tiếp tục hồn thiện theo hướng minh bạch, hiệu quả.

Thứ hai là Hiện nay, xu thế hội nhập mở cửa nền kinh tế đất nước đem lại

cho Công ty nhiều thuận lợi như thị trường đầu vào được mở rộng.Bên cạnh đó, Cơng ty phải đối mặt với thách thức rất lớn, đó là sự cạnh tranh của các DN

trong và ngồi nước.Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các hãng sản xuất khác nhau của các công ty nội địa và cơng ty liên doanh.Vì vậy, để khuyến khích các DN cạnh tranh lành mạnh, Nhà nước cần xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ, khuyến khích các DN cạnh tranh lành mạnh.

Thứ ba là Chính sách tín dụng với doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng vốn từ vay nợ để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.Với tác động của khủng hoảng như hiện nay, việc vay vốn trở nên khó khăn hơn bao giờ. Điều kiện vay vốn khắt khe và lãi suất vay cao đã khiến cho doanh nghiệp tăng thêm các khoản chi phí, giảm hiệu quả kinh doanh.

Ngồi ra, Nhà nước cần đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường tiền tệ để các DN có thể đa dạng hóa đầu tư cũng như có thêm một kênh huy động vốn. Với một thị trường tiền tệ phát triển, các cơng ty có thể đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mình một cách có hiệu quả và đồng thời dễ dàng huy động vốn khi cần thiết.

3.3.2. Nội tại doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần tiến hành liên kết các phòng ban nhằm phát huy tối đa hiệu quả quản lý sản xuất kinh doanh. Bộ phận kế hoạch bán hàng căn cứ vào mặt hàng có doanh số bán chạy để cùng phối hợp với bộ phận kế hoạch sản xuất, bộ phận sản xuất nhằm sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu thị trường. Bộ phận tài chính kế tốn và bộ phận kế hoạch bán hàng cùng thực hiện các chính sách xúc tiến thương mại như chiến lược Marketing, xây dựng chính sách bán hàng cùng lãi suất chiết khấu nhằm kích thích khách hàng.

KẾT LUẬN

Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn gắn liền việc sử dụng vốn bao gồm vốn lưu động và vốn cố định.Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng là một trong những biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.Và khả năng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lại phụ thuộc vào khả năng quản trị vốn của bản thân doanh nghiệp. Do đó, vai trị của quản trị vốn là vơ cùng quan trọng, giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

Nhận thức được vấn đề này, ban lãnh đạo cũng như các nhân viên phịng tài chính- kế tốn Cơng ty Nam Á ln đặt sự quan tâm hàng đầu hoạt động quản trị vốn kinh doanh tại công ty và nỗ lực không ngừng vốn kinh doanh được sử dụng hiệu quả.

Sau quá trình tìm hiểu thực tế tại Công ty Nam Á kết hợp với kiến thức đã học, em đã hồn thành chun đề luận văn của mình.Chun đề luận văn đi sâu tìm hiểu và phân tích thực trạng quản lý, sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong thời gian qua. Việc nghiên cứu, đánh giá và phân tích hoạt động quản trị vốn của công ty cho thấy công ty đạt được những thành tích đáng khích lệ như: đời sống cơng nhân viên không ngừng cải thiện, hoạt động kinh doanh ngày càng được mở rộng và khẳng định được thương hiệu trong người tiêu dùng. Bên cạnh đó, hoạt động của cơng ty vẫn cịn những thiếu sót, hạn chế, em mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh. Nhưng đây là một vấn đề phức tạp về lí luận cũng như thực tiễn cộng thêm thời gian hạn hẹp cũng như khả năng hạn chế nên luận văn chắc chắn khơng tránh khỏi sai sót. Em rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của các thầy cơ và Ban giám đốc, nhân viên công ty.

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của Tiến sĩ Bùi Văn Vần; sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của Ban giám đốc, nhân viên thuộc phịng Tài chính- kế tốn và tập thể cán bộ nhân viên Cơng ty Nam Á trong q trình thực tập và hồn thành luận văn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. “Giáo trình Tài chính doanh nghiệp”, TS. Bùi Văn Vần, TS. Vũ Văn Ninh(đồng chủ biên) (2013), NXB Tài chính.

2. PGS.TS Dương Đăng Chinh, (chủ biên) (2005), "Giáo trình lí

thuyết tài chính", Nhà xuất bản tài chính.

3. PGS. TS. Nguyễn Trọng Cơ, TS. Nghiêm Thị Thà (đồng chủ biên) (2010), "Giáo trình Phân tích Tài chính doanh nghiệp", NXB chính. 4. PGS.TS. Nguyễn Đình Kiệm, TS. Bạch Đức Hiển (đồng chủ biên)

(2010), "Giáo trình Tài chính doanh nghiệp", NXB Tài chính. 5. PGS.TS. Trần Ngọc Thơ (chủ biên) (2005), "Tài chính doanh

nghiệp hiện đại", NXB Thống kê.

6. GS.TS.NGND Ngô Thế Chi, TS. Trương Thị Thủy (đồng chủ biên) (2010), "Giáo trình kế tốn tài chính", NXB tài chính.

7. Các tài liệu của Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp và Dịch vụ Hương Sơn

8. Các tạp chí, website tài chính; Tạp chí kinh tế; Báo; diễn đàn doanh nghiệp…

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản trị vốn kinh doanh tại công ty nam á – (TNHH) (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)