Sự hình thành và phát triển của Đại lý Hải quan ở Việt Nam:

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đại lý hải quan – thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ở việt nam hiện nay (Trang 27 - 29)

6. Kết cấu cơng trình:

2.1. Thực trạng hoạt động của Đại lý Hải quan tại Việt Nam thờ

2.1.2. Sự hình thành và phát triển của Đại lý Hải quan ở Việt Nam:

Cũng nằm trong xu hướng phát triển chung của thế giới, đồng thời cũng từ các nhu cầu khách quan của nền kinh tế như nhu cầu hội nhập, sự phân công lao động quốc tế ngày càng sâu sắc, tính chất tồn cầu hóa trong sản xuất và lưu thơng hàng hóa ngày càng cao dẫn đến lưu lượng hàng hóa trao đổi mua bán giữa nước ta với các quốc gia khác cũng tăng lên nhanh chóng, từ đó địi hỏi nhu cầu làm thủ tục và thơng quan hàng hóa phải nhanh chóng. Đồng thời cũng xuất phát từ các lợi ích mà đại lý làm thủ tục hải quan mang lại cho các doanh nghiệp, cho hoạt động quản lý của cơ quan hải quan, cho nền kinh tế xã hội đồng thời cũng chính là cho bản thân đại lý nên vào năm 1995, Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh đã báo cáo và xin phép Tổng cục Hải quan mở lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ khai báo hải quan và cấp giấy chứng nhận hoạt động cho từng doanh nghiệp trên địa bàn nhằm đưa hoạt động khai thuê hải quan vào sự quản lý của cơ quan hải quan. Ngày

08/01/1999, đứng trước yêu cầu thúc bách của các doanh nghiệp đối với loại hình này, đồng thời để triển khai đồng bộ các nội dung đã được xây dựng trong đề án cải cách thủ tục hải quan nêu tại Tờ trình Thủ tướng Chính phủ số: 146/TCHQ–GSQL ngày 14/01/1998 và đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tại Công văn số 162/CP–KTTH ngày 17/02/1998, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ra Quyết định số 15/1999/QĐ–TCHQ ban hành “Quy chế tạm thời quản lý dịch vụ khai thuê hải quan” thí điểm tại 7 địa phương là Hà Nội, Hải Phịng, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa–Vũng Tàu... Nội dung quy chế tạm thời cho phép tất cả các doanh nghiệp được tham gia hoạt động đăng ký làm dịch vụ này trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các điều kiện được quy định trong quy chế. Tuy nhiên vào thời điểm đó loại hình dịch vụ này chưa thực sự phát triển theo đúng nghĩa của nó, vẫn cịn rất manh mún và việc nộp hồ sơ cho cơ quan hải quan chỉ tập trung vào các cá nhân chuyên khai thuê. Sau một thời gian xây dựng sọan thảo Nghị định số 79/2005/NĐ- CP của Chính phủ ra đời nhằm thiết lập một cơ sở pháp lý cụ thể để xây dựng và phát triển loại hình Đại lý Hải quan này. Đến nay thì Nghị định số 79/2005/NĐ-CP đã được thay thế bằng Nghị định số 14/2011/NĐ-CP của Chính phủ.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập WTO kéo theo sự gia tăng một cách mạnh mẽ của hàng hóa xuất nhập khẩu cả về số lượng và giá trị, nhu cầu làm thủ tục của các chủ hàng tăng lên, cộng thêm với các quy chế, chính sách pháp luật mới đã làm cho các quy trình làm thủ tục, kiểm tra, quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu cảng trở nên phức tạp hơn. Do đó đã thúc đẩy hoạt động Đại lý Hải quan phát triển một cách nhanh chóng và mạnh mẽ trên khắp các tỉnh thành trên cả nước.

Bên cạnh đó, do sự cải cách trong các quy chế và quy định pháp luật, việc một Đại lý Hải quan được hình thành khơng cịn mang nặng tính “xin- cho” nữa, các điều kiện trở nên thơng thống hơn, tạo mơi trường mở cho các đối tượng muốn hoạt động trong lĩnh vực này. Cụ thể, kinh doanh đại lý được mở rộng tới các đối tượng là thương nhân, có đăng ký kinh doanh... Do đó, đây cũng là điều kiện tốt cho Đại lý Hải quan phát triển. Đồng thời điều này cũng mang lại những lợi ích cho phía cơ quan hải quan. Trên thực tế, vấn đề gian lận thương mại mà các công chức hải quan gặp phải là một vấn đề khó khăn và rất phức tạp, cho nên thơng qua đại lý, cơ quan hải quan sẽ kiểm soát dễ dàng hơn đối với thông tin của từng lô hàng xuất nhập khẩu cũng như

thông tin từ các doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp giảm đáng kể khối lượng cơng việc cho phía cơ quan hải quan, khi xảy ra gian lận cũng dễ dàng xử lý hơn.

Hoạt động Đại lý Hải quan được nhắc tới trong luật Hải quan năm 2001 ban hành 29/06/2001 và được sửa đổi bổ sung bằng luật Hải quan 2005 ngày 14/06/2005. Ngay sau đó ngày 16/06/2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 79/2005/NĐ-CP quy định điều kiện đăng ký và hoạt động của đại lý hải quan. Tiếp theo, Bộ Tài chính cũng đã có Thơng tư số 73/2005/TT-BTC ngày 05/09/2005 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 79/2005/NĐ-CP về việc quy định điều kiện đăng ký và hoạt động của Đại lý Hải quan. Và Hướng dẫn 17511/BTC-TCHQ về việc hướng dẫn cụ thể một số nội dung tại Thông tư số 73/2005/TT-BTC. Ngày 16/02/2011, Chính phủ ban hành nghị định số 14/2011/NĐ-CP thay thế cho nghị định 79, kèm theo đó là Thông tư số 80/2011/TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định 14/2011/NĐ-CP. Qua đó ta có thể thấy hoạt động Đại lý Hải quan ra đời và phát triển trên cơ sở gắn liền với các văn bản pháp lý, đây là một nền tảng quan trọng giúp loại hình dịch vụ này phát huy hết được vai trị của nó trong nền kinh tế.

2.2. Đánh giá hoạt động Đại lý Hải quan tại Việt Nam thời gian qua

2.2.1. Những mặt đạt được của hoạt động Đại lý Hải quan trong những năm qua:

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đại lý hải quan – thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ở việt nam hiện nay (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)