Những mặt chưa đạt được và nguyên nhân của hoạt động đạ

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đại lý hải quan – thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ở việt nam hiện nay (Trang 34)

6. Kết cấu cơng trình:

2.2.2. Những mặt chưa đạt được và nguyên nhân của hoạt động đạ

Hải quan trong những năm qua:

Bên cạnh những mặt đã đạt được thì hoạt động Đại lý Hải quan vẫn còn những hạn chế và tồn tại làm ảnh hưởng đến hiệu quả của dịch vụ này, những hạn chế đó bắt nguồn từ nhiều phía trong đó bao gồm cả ba chủ thể tham gia loại hình dịch vụ này

Thứ nhất: Về nhận thức của các bên tham gia:

Khi tham gia hoạt động này cả chủ hàng và phía đại lý đều chưa nhận thức hết vai trò đúng, đầy đủ của một Đại lý Hải quan. Đặc biệt, chưa thấy rõ những lợi ích khi chủ hàng ký hợp đồng đại lý với doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của mình và lợi ích của cơ quan hải quan trong việc quản lý và thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Ở Việt Nam các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính vì thế việc nhận thức về vấn đề trên lại càng hạn chế, các doanh nghiệp này thường có tư tưởng tiết kiệm các chi phí bằng việc sử dụng nguồn nhân lực của chính cơng ty mình. Tuy nhiên nếu vẫn giữ tư tưởng như vậy thì khơng thể hoạt động trong mơi trường hội nhập như hiện nay.

Các nguyên nhân được đưa ra là

- Hầu hết các Đại lý Hải quan hiện nay vẫn chỉ dừng lại với vai trò là người khai thuế hải quan hoặc giao nhận hàng hóa cho khách hàng, cịn lại đa phần các thủ tục khác quan trọng hơn như ký tên đóng dấu trên tờ khai hải quan, nộp các khoản thuế, phí, lệ phí... vẫn do các doanh nghiệp tự đứng ra đảm nhiệm. Đại diện công ty cổ phần dịch vụ sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu (SAPHI S.P.I) cho biết, mặc dù Đại lý Hải quan đứng tên trên tờ khai của doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa, nhưng việc nộp thuế vẫn do doanh nghiệp thực hiện bởi đại lý thủ tục hải quan cùng một lúc làm dịch vụ cho nhiều doanh nghiệp nên khơng thể đủ tài chính để ứng trước một số tiền lớn nộp thuế cho các doanh nghiệp. Đối với những lơ hàng phải nộp thuế ngay, thường thì doanh nghiệp đưa tiền cho đại

lý nộp hộ, chứ chưa thực hiện được việc nộp thuế cho doanh nghiệp từ tài khoản của các đại lý. Một ví dụ thực tế khác về trường hợp này là đại diện Trung tâm kho vận, cơng ty TNHH Tân Thuận thì cho biết, cơng ty là một trong những doanh nghiệp đầu tiên được cấp giấy chứng nhận Đại lý Hải quan. Cơng ty cũng có đặt vấn đề với doanh nghiệp về việc đứng tên trên tờ khai hải quan. Tuy nhiên, khi đặt vấn đề về kí hợp đồng với chủ hàng theo hoạt động đại lý, chủ hàng không đồng ý với lý do khơng quản lý được thơng tin khai trên tờ khai, khó kiểm sốt nếu đại lý sửa chữa, thay đổi nội dung trên tờ khai... Do vậy, đến nay công ty vẫn hoạt động theo kiểu khai thuê hải quan như truyền thống.

- Cơ quan hải quan các cấp chưa thực hiện hỗ trợ đại lý và doanh nghiệp theo quy định trong nghị định 14 của chính phủ nên đơi khi khách hàng thường so sánh, nhân viên đại lý với nhân viên của họ làm thì cũng được hưởng quyền ưu đãi từ cơ quan hải quan như nhau nên không cần nhân viên đại lý nữa… Cùng quan điểm này, đại diện đại lý Saphi cho rằng, việc triển khai của cơ quan quản lý là tốt, nhưng một số nhân viên thừa hành đôi khi chưa nắm được quyền được ưu tiên của đại lý, nên nhiều lúc nhân viên đại lý không được hưởng những ưu tiên theo quy định. Tại Chi cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh, trước đây, Chi cục Hải quan cửa khẩu dành một cổng ưu tiên cho Đại lý Hải quan, tuy nhiên thực tế, cổng của Đại lý Hải quan và cửa của doanh nghiệp như nhau, do đó, hầu hết nhân viên Đại lý Hải quan không sử dụng đến thẻ, vì có khi là doanh nghiệp thường đăng ký thủ tục cịn nhanh hơn Đại lý Hải quan. Đó là thực trạng hải quan và Đại lý Hải quan phải nhìn nhận để hỗ trợ lẫn nhau.

Thứ hai: Về việc ký hợp đồng giữa hai bên là chủ hàng và đại lý

Đây là một vấn đề đã tồn tại từ lâu và vẫn rất nan giải trong thực tế. Giữa chủ hàng và đại lý chưa có sự tin tưởng lẫn nhau về trách nhiệm pháp lý, về khả năng của nhân viên thực hiện các nội dung trong hợp đồng, khả năng thanh toán tiền thuế của đại lý. Theo ơng Nguyễn Quốc Toản, Phó Trưởng Phịng Giám sát quản lý–Cục Hải quan Tp.HCM đã cấp chứng nhận đại lý cho 55 doanh nghiệp, với trên 200 nhân viên được đào tạo và cấp thẻ đại lý. Tuy nhiên, phần nhiều trong số đại lý này hoạt động chủ yếu là khai thuê hải quan hoặc giao nhận hàng hóa cho khách hàng, mới chỉ có một vài doanh nghiệp hoạt động theo đúng nghĩa của đại lý là kí tên đóng dấu trên tờ khai hải quan. Như vậy các đại lý chưa phát huy hết tác dụng trong hoạt động xuất

nhập khẩu. Các Đại lý Hải quan chưa đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhân viên đại lý có đủ kiến thức và năng lực để thực hiện dịch vụ này. Nhìn chung các Đại lý Hải quan hầu như vẫn muốn hoạt động theo kiểu chủ hàng ủy quyền, giúp chủ hàng khai báo nhưng việc ký tên, đóng dấu trên tờ khai hải quan vẫn là chủ hàng, để khi xảy ra vấn đề gì thì đại lý khơng phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với cơ quan hải quan. Cũng chính vì lý do này mà nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu vẫn chưa thật sự tin cậy vào năng lực của Đại lý Hải quan, chưa dám giao hết việc làm thủ tục hải quan cho các đại lý, vì sợ rằng khi có vướng mắc thì sẽ gặp nhiều rắc rối. Cịn chưa kể cịn có trường hợp Đại lý Hải quan giả, nhân viên sử dụng chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan không được cấp đúng theo quy định của pháp luật.

Thứ ba: Về công tác đào tạo:

Đại lý Hải quan là một loại hình dịch vụ có điều kiện, địi hỏi nhân viên đại lý phải am hiểu về chính sách quy định liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan, chính sách mặt hàng, có kiến thức về phân loại hàng hóa, xác định xuất xứ hàng hóa, các phương pháp tính thuế, xác định trị giá tính thuế... Để có được những kiến thức trên, nhân viên Đại lý Hải quan phải được đào tạo, bồi dưỡng một cách bài bản, có hệ thống. Ngược lại các đại lý cũng cần có kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng nhân viên để có kiến thức và năng lực đảm đương vai trị của mình.Thế nhưng cơng tác đào tạo nhân viên Đại lý Hải quan hiện nay chưa đem lại chất lượng. Chất lượng của đội ngũ nhân viên khai thuê hải quan chưa cao.

Các nguyên nhân của tồn tại trên là:

- Do sự phân bố thời gian đối với các nội dung cần đào tạo chưa thật sự hợp lý (đặc biệt là kỹ năng phân biệt hàng hóa, sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa, xác định chính sách mặt hàng, thủ tục hải quan điện tử… ).

- Đồng thời cịn do trình độ của nhân viên tham gia học tập khơng đồng đều, ý thức tham gia học tập chưa cao, chỉ chú trọng vào hình thức, khơng mang tính chất chun nghiệp, trình độ nghiệp vụ của nhân viên đại lý chưa đồng đều, nhiều nhân viên mặc dù đã qua đào tạo, được cấp thẻ đại lý hải quan nhưng nắm bắt, cập nhật các cơ chế chính sách khơng sâu sát, quy trình thủ tục liên quan khơng thơng, đặc biệt vẫn để xảy ra sai sót khi khai báo trên tờ khai, chủ yếu liên quan về nghiệp vụ mã số hàng hóa, trị giá tính thuế và cơng tác thanh khoản hàng gia công, hàng sản xuất xuất khẩu.

Thứ tư: Về quy định của cơ sở pháp lý tại Việt Nam:

Tuy các văn bản luật ra đời đã tạo nên một tiền đề cho sự phát triển của Đại lý Hải quan nhưng cho đến nay các văn bản luật của Việt Nam vẫn tồn tại rất nhiều các hạn chế, đơi khi là thiếu thực tế và khó có thể thực thi được. Cụ thể như sau:

Có sự mâu thuẫn giữa khái niệm đại lý thương mại trong luật Thương mại và khái niệm Đại lý Hải quan, mà cụ thể là: Tại điều 166, luật Thương mại 2005 có nêu khái niệm đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao. Nhưng đem so với khái niệm Đại lý Hải quan thì khơng thỏa mãn mặc dù ta thừa nhận Đại lý Hải quan là một đại lý thương mại. Trong đó, Đại lý Hải quan khơng nhân danh chính mình mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của bên chủ hàng cho khách hàng mà nhân danh cho chính mình thực hiện dịch vụ khai báo hải quan và một số công việc khác liên quan đến hải quan do bên chủ hàng ủy quyền. Rõ ràng ở đây khái niệm về đại lý thương mại trong luật thương mại bị bó hẹp, khơng bao hàm hết được chức năng và đặc điểm của các đại lý thương mại.

Về điều kiện làm nhân viên Đại lý Hải quan có điều kiện phải có bằng trung cấp trở lên thuộc các ngành kinh tế, pháp luật nên mở rộng thêm điêu kiện là bằng tại chức hoặc đào tạo từ xa thuộc các ngành này bởi vì dịch vụ Đại lý Hải quan ngày càng phát triển với sự mở rộng về phạm vi hoạt động và số lượng nhân viên. Chính vì vậy điều kiện để trở thành nhân viên đại lý cũng cần phải thống hơn thì mới có thể tăng số lượng nhân viên được. Vấn đề đặt ra là, liệu việc mở rộng điều kiện như vậy có làm giảm chất lượng của nhân viên đại lý hay không, do việc đăng ký làm nhân viên rồi để được cấp thẻ nhân viên đại lý cịn phải được thực hiện thơng qua một quy trình đào tạo của cơ quan hải quan đặt ra thì mới có thể được cấp thẻ hành nghề. Vậy việc mở rộng đầu vào và thắt chặt đẩu ra cũng là một biện pháp vừa làm tăng số lượng nhân viên vừa nâng cao chất lượng một cách hiệu quả.

Một ví dụ của trường hợp này là với những nhân viên đã được đào tạo, cấp thẻ đại lí theo quy định trước đây, làm thủ tục hải quan 5-6 năm nay và rất rành về lĩnh vực này, đại diện Cục Hải quan Tp.HCM cho rằng, nếu không

đáp ứng điều kiện quy định thì khơng thể cấp thẻ được. Như vậy đó sẽ là một sự lãng phí nguồn nhân lực rất lớn.Trong trường hợp này doanh nghiệp nên có văn bản kiến nghị hải quan Tp.HCM đề nghị lãnh đạo cấp trên xem xét đối với những trường hợp đó, tạo điều kiện cho đại lý hoạt động. Về lâu dài, doanh nghiệp nên chủ động khuyến khích nhân viên đi học, bổ túc bằng cấp để đáp ứng yêu cầu.

- Một số điều trong văn bản luật chưa thực sự chặt chẽ, tạo điều kiện cho gian lận thương mại, một số đối tượng có thể lợi dụng để lách luật. Cụ thể là chưa có văn bản luật nào quy định rõ ràng trách nhiệm của nhân viên đại lý và giám đốc doanh nghiệp khai thuê trong trường hợp xảy ra gian lận mà giám đốc không biết. Tại khoản 5 Điều 8 Chương II Nghị định 14/2011/NĐ- CP có quy định: Đối với Đại lý Hải quan: “Chịu trách nhiệm trước pháp luật trong trường hợp thực hiện không đúng những công việc được ủy quyền, khai không đúng những thông tin và chứng từ liên quan do chủ hàng cung cấp”. Nhưng việc quy định như vậy rất chung chung, nếu khơng có thêm các điều khoản quy định cụ thể trách nhiệm của nhân viên đại lý thì chắc chắn sẽ xảy ra hiện tượng nhân viên đại lý tự ý làm trái gây gian lận thương mại mà giám đốc khơng biết.

Như vậy ta có thể thấy rằng bên cạnh những mặt đạt được thì hoạt động đại lý hải quan vẫn còn quá nhiều những hạn chế, bất cập mà nguyên nhân gồm cả chủ quan lẫn khách quan, đến từ cả phía cơ quan hải quan, doanh nghiệp có hàng hóa xuất nhập khẩu và bên đại lý hải quan. Để hệ thống Đại lý Hải quan của Việt Nam thực sự có thể phát triển được chúng ta cần phải cố gắng và chú trọng hơn nữa vào loại hình dịch vụ nhạy cảm này.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠI LÝ HẢI QUAN VIỆT NAM HIỆN NAY. 3.1. Định hướng phát triển Đại lý Hải quan trong thời gian tới

3.1.1. Định hướng phát triển ngành Hải quan Việt Nam đến năm 2020

Trong những năm tới, để góp phần đưa ngành Hải quan phát triển theo xu hướng hiện đại hóa để ngày càng phù hợp với hội nhập kinh tế quốc tế. Với vai trò là cơ quan quản lý, để ngày càng phát triển hoạt động xuất nhập khẩu, ngày 25 tháng 3 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 448/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Hải quan đến năm 2020. Chiến lược này là kim chỉ nam cho công tác cải cách, hiện đại hóa hải quan trong thời gian tới. Theo đó, Chiến lược phát triển ngành Hải quan Việt Nam đến năm 2020 đã xác định mục tiêu tổng quát đến năm 2020 là “Xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại, có cơ chế, chính sách đầy đủ, minh bạch, thủ tục hải quan đơn giản, hài hoà đạt chuẩn mực quốc tế, trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu tập trung và áp dụng rộng rãi phương thức quản lý rủi ro, đạt trình độ tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á. Xây dựng lực lượng Hải quan đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu có trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả góp phần tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại hợp pháp, phát triển du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài, đảm bảo an ninh quốc gia, an tồn xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Trên cơ sở Chiến lược phát triển ngành Hải quan đến năm 2020, vừa qua, Bộ Tài chính phê duyệt Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa hải quan giai đoạn 2011–2015 theo Quyết định số 1514/QĐ-BTC ngày 22/6/2011. Theo đó, định hướng cơ bản của cải cách, hiện đại hóa hải quan trong giai đoạn 2011–2015 gồm 05 mục tiêu lớn:

Một là thực hiện thủ tục hải quan điện tử đảm bảo việc triển khai việc tiếp nhận, xử lý thơng tin lược khai hàng hố điện tử (e-Manifest); xử lý dữ liệu thông quan điện tử (e-Clearance); thực hiện thanh tốn thuế, lệ phí hải quan bằng phương thức điện tử (e-Payment); tiếp nhận, trao đổi thông tin giấy phép và C/O điện tử (e-C/O và e-Permit) với các cơ quan liên quan.

Hai là triển khai Đề án Quản lý rủi ro, trong đó trọng tâm vào việc nâng cao hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro cả trước, trong và sau thông quan.

Ba là xây dựng các địa điểm kiểm tra hàng hoá tập trung tại các địa bàn trọng điểm (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu đường bộ quốc tế, các khu kinh tế trọng điểm) theo quy hoạch được duyệt; đầu tư hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác kiểm tra giám sát (máy soi container, máy soi hành lý, hệ thống camera giám sát, bộ cơng cụ hỗ trợ...)

Bốn là triển khai chương trình Doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và điều kiện đặc thù của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) đại lý hải quan – thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động ở việt nam hiện nay (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)