Tình hình cơ cấu và biến động của nguồn vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần quốc tế sơn hà (Trang 38 - 42)

II. Phân theo trình độ chun mơn 754 100%

2.2.3. Tình hình cơ cấu và biến động của nguồn vốn kinh doanh

Tình hình cơ cấu và sự biến động của tài sản được thể hiện ở bảng 3

Nhận xét cơ cấu nguồn vốn

 Nợ phải trả chiếm tỉ trọng lớn, đầu năm tỉ trọng là 73.20%, cuối năm là 61.62%.

 Vốn chủ hữu lần lượt chiếm tỉ trọng đầu năm là 26.8%, cuối năm là 38.38%.

Như vậy nợ phải trả chiếm tỉ trọng lớn, so với các cơng ty cùng ngành thì tỉ trọng nợ của cơng ty thuộc loại cao, cuối năm 2010, tỉ trọng nợ trong tổng nguồn vốn của Công ty cổ phần Đại Thiên Lộc( MCK : DTL ) là 59,61%, Công ty cổ phần thép Dana- Ý DNY là 56,07%), mức độ tự chủ về mặt tài chính là thấp.

Nhận xét sự biến động của nguồn vốn

Ở thời điểm cuối năm 2010 vốn chủ sở hữu tăng lên đáng kể 392.71,04 trđ,tỉ lệ tăng là 102.7%. Sự tăng lên này là do:

 Vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng 100.000 trđ. Trong năm cơng ty có phát hành 10.000.000 cổ phiếu loại cổ phần phổ thông, mệnh giá 10.000 đồng, làm cho vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng từ 150.000 triệu đồng lên 250.000 triệu đồng. Mục đích đầu tư dự án nhà máy mới tại thành phố Hồ Chí Minh, đầu tư mở rộng nhà máy tại Hà Nội và bổ sung vốn lưu động.

 Thặng dư vốn cổ phần tăng 69.048 trđ tương ứng tăng 989.34%, đây là khoản chênh lệch do việc phát hành cổ phiếu cao hơn mệnh giá.

 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng 31.758,80 trđ, tương ứng với tỉ lệ tăng 85.74%

 Các quỹ đều tăng, do năm 2009 cơng ty khơng trích lập các quỹ này. Đến năm 2010 cơng ty mới tiến hành trích lập các quỹ này.

Xét nợ phải trả:

Nợ phải trả tăng 101.387,23 trđ tương ứng với tỉ lệ tăng là 19.16%.  Nợ dài hạn : tăng 66.351,78 trđ tương ứng tăng 90.05 %, do tăng các khoản vay dài hạn ngân hàng, mặt khác trong năm có 2 đợt phát hành trái phiếu với lãi suất cố định 16%, thu về 100.000 trđ, điều này giúp cơng ty giảm áp lực chi phí lãi vay. Sự gia tăng của nguồn vốn vay là hoàn toàn hợp lý xuất phát từ hoạt động kinh doanh của công ty cần vốn để mở rộng quy mô sản xuất, đồng thời xuất phát từ sự eo hẹp của nguồn vốn chủ.

 Nợ ngắn hạn: nợ ngắn hạn tăng 35.035,46 trđ, tương tăng 7.69% là do:

 Vay và nợ ngắn hạn giảm 22.696,17 trđ, tương ứng giảm 5.69%. Trong nợ ngắn hạn, vay và nợ ngắn hạn là khoản mục chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng nợ ngắn hạn, giảm là do trong kì cơng ty đã thực hiện thanh tốn một số khoản vay ngắn hạn và các khoản vay dài hạn đến hạn trả của kì trước. Mặc dù trong kì cũng thực hiện vay thêm vốn ngắn hạn mới của các ngân hàng để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và cũng có một số khoản vay dài hạn đến hạn thanh toán nhưng mức độ thực hiện thanh toán lớn hơn mức vay mới. Cụ thể, khoản thanh toán là 1.081.009,79 trđ và khoản vay mới cùng với khoản vay dài hạn đến hạn trả 1.026.120,45 trđ.

 Phải trả cho người bán tăng 38.963,33 trđ, tương ứng 94,48%, đó là do để hạn chế lãi suất USD tăng lên khi thanh tốn, Sơn Hà đã đàm phán kí kết hợp đồng mua bán dưới hình thức L/C trả chậm từ 4-6 tháng.

 Các khoản khác tăng mạnh nhưng tỉ trọng của chúng khơng đáng kể, một số khoản đầu năm khơng có hoặc rất nhỏ thì đến cuối năm lại tăng mạnh, như khoản người mua trả tiền trước tăng 176,05 trđ, khoản chi phí phải trả tăng 9.020,30 trđ, đây là chi phí lãi vay phải trả, các khoản phải trả phải nộp khác tăng 11.307,89 trđ, tương ứng với tỉ lệ 1542.98%, trong đó khoản chiếm tỉ trọng lớn nhất là khoản nhận góp vốn vào cơng ty Kiến Hưng, trị giá phần vốn nhận góp là 8.250 trđ, quỹ khen thưởng phúc lợi tăng 359,25 trđ, tương ứng tăng 1277.77%.

 Khoản phải trả cho người lao động cũng tăng 2.359,84 trđ tương ứng tăng 113%. Trong năm chỉ có thuế và các khoản phải phải nộp NS là giảm 4.239,03 trđ, tương ứng với tỉ lệ 34.19%.

Tóm lại, qua q trình phân tích, ta thấy quy mơ của cơng ty đang được mở rộng thông qua việc gia tăng tài sản và nguồn vốn, tuy nhiên tỉ trọng nợ phải trả ở vẫn ở mức rất cao, mà chủ yếu là các khoản vay ngắn và dài hạn, dẫn đến việc công ty đứng trước nguy cơ mất tự chủ về mặt tài chính. Việc sử dụng địn bẩy tài chính ở mức độ cao một mặt sẽ khuếch trương tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ ROE, nhưng mặt khác lại tác động rất xấu đến hoạt động kinh doanh của công ty nếu sử dụng vốn vay không hiệu quả, đặc biệt là trong điều kiện lãi suất vay vốn cao như hiện nay. Tuy nhiên chúng ta cần kết hợp với việc xem xét cơ cấu tài trợ của công ty (bảng 4) để đánh giá mức độ lành mạnh về mặt tài chính của cơng ty.

Bảng 4 Cơ cấu tài trợ của công ty cuối năm 2010 (Đvt: triệu đồng) Tỉ trọng % Tài sản Nguồn vốn Tỉ trọng% 72.33% A,TSLĐ và ĐTNH: 740.050,18 trđ A, Nguồn vốn ngắn hạn: - Nợ ngắn hạn: 490.475,20 trđ 47.93% B, Nguồn vốn thường xuyên - Nguồn vốn chủ sở hữu: 392.713,04 trđ - Nợ dài hạn: 140.036,03 trđ 52.07% 27.67% B, TSCĐ và ĐTDH: 283.174,09 trđ

Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn Năm 2009 NVTX =193.742,15 + 73.684,25 = 267.426,40(trđ) Năm 2010 NVTX là 532.749,07 (trđ)

Cuối năm 2009 giá trị TSCĐ và ĐTDH là 234.909,71 trđ, cuối năm 2010 là 283.174,09 trđ trong khi đó nguồn vốn dài hạn lần lượt là 267.426,40 trđ và 532.749,07 trđ. Như vậy công ty đã sử dụng một phần nguồn vốn dài hạn để đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Qua cả 2 năm, công ty thực hiện tốt nguyên tắc cân bằng về tài chính. Đây là một chính sách tài trợ được đánh giá là hợp lí, đảm bảo an tồn trong thanh tốn, tuy nhiên chi phí sử dụng vốn lại lớn và kém linh hoạt trong việc sử dụng vốn. Vì vậy trong thời gian tới Cơng ty cần có những điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn sao phù hợp hơn để làm tăng tính linh hoạt trong việc sử dụng đồng vốn.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần quốc tế sơn hà (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)