Tình hình quản lí khoản phải thu

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần quốc tế sơn hà (Trang 44 - 48)

II. Phân theo trình độ chun mơn 754 100%

2.2.4.3.1 Tình hình quản lí khoản phải thu

Các khoản phải thu năm 2010 tăng so với năm 2009 là 24.191,09 trđ và tỉ lệ tăng là 8,07%, cơng ty chỉ có các khoản phải thu ngắn hạn mà khơng có khoản phải thu dài hạn nào. Phải thu của khách hàng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng các khoản phải thu.

Tình hình khoản phải thu khách hàng được thể hiện ở bảng 5

Trong năm khoản phải thu của khách hàng giảm 1.536,59 trđ tương ứng 0,53%, nhìn vào bảng trên ta thấy khoản phải thu các doanh nghiệp khác và khoản phải thu các đại lí chiếm tỉ trọng lớn trong khoản phải thu của khách hàng.

Bảng 5 Chi tiết các khoản phải thu khách hàng năm 2010 (Đvt triệu đồng) Chỉ tiêu

Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Số tiền T.T

% Số tiền

T.T

% Số tiền % Phải thu khách hàng 287.218,08 95,87 285.681,49 88,23 -1.536,59 -0,53

Phải thu doanh nghiệp khác 160.154,98 55,76 208.494,72 72,98 48.339,74 30,18

Phải thu đại lí 127.063,10 44,24 70.230,86 24,58 -56.832,24 -44,73

Khoản phải thu các doanh nghiệp khác tăng mạnh, cuối năm tăng 48339.74 trđ, tương ứng với tỉ lệ tăng 30,18%, đây chủ yếu là các khách hàng có mối quan hệ lâu năm với Sơn Hà. Các khoản phải thu đại lí giảm 56.832,24 trđ, tương ứng với tỉ lệ giảm 44,73%, trong năm công ty đã đẩy mạnh công tác thu hồi nợ từ các đại lí, hạn chế quy mơ cấp tín dụng cho các đại lí, tỉ trọng cuối năm các khoản phải thu đại lí là 24,58%, trong khi đó đầu năm tỉ trọng này là 44,24%.

Khoản trả trước cho người bán tăng 21.277,12 trđ tương ứng với tỉ lệ tăng 553,27%. Đây là do khoản kí quĩ cho số nguyên vật liệu nhập khẩu tăng lên.

Các khoản phải thu khác cũng tăng 4.450,56 trđ tương ứng với tỉ lệ 52,16%, khoản này chủ yếu là phải thu công ty con về cổ tức và lợi nhuận được chia.

Để đánh giá một cách tổng quát hơn về điều này, ta cần xem xét số vốn mà công ty bị chiếm dụng với số vốn mà công ty chiếm dụng được, thể hiện qua bảng 6 sau đây

Qua bảng số liệu ta thấy chênh lệch (phải thu – phải trả) ở 2 thời điểm đầu năm và cuối năm đều dương, như vậy cả đầu năm và cuối năm cơng ty ở trong tình trạng bị chiếm dụng nhiều hơn là chiếm dụng được. Số vốn công ty chiếm dụng được cuối năm tăng so với đầu năm 57.703,71 trđ tương ứng với tỉ lệ tăng 99,66%. Đây là dấu hiệu tích cực trong chính sách huy động vốn tạm thời của cơng ty. Tăng số vốn chiếm dụng được chủ yếu là do tăng tín dụng nhà cung cấp, khoản phải trả người lao động, các khoản phải trả khác, chi phí phải trả và khoản người mua ứng trước. Cơng ty có thể tận dụng được nguồn vốn

tạm thời này như một khoản tài trợ ngắn hạn đáp ứng nhu cầu VLĐ tạm thời. Số vốn công ty bị chiếm dụng ở thời điểm đầu năm là 299.595,60 trđ, cuối năm là 323.786,69 trđ, như vậy số vốn bị chiếm dụng tăng so với đầu năm là 24.191,09 trđ, tương ứng với tỉ lệ tăng 8,07%. Như vậy việc cơng ty duy trì tỉ trọng lớn khoản phải thu trong tổng tài sản ngắn hạn là do chính sách bán hàng của cơng ty nhằm đẩy mạnh hoạt động bán hàng giúp đồng vốn luân chuyển nhanh, mặt khác giúp cơng ty duy trì mối quan hệ với các đối tác lâu năm, đặc biệt là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Sự tồn tại của các khoản phải thu là điều tất nhiên trong nền kinh tế thị trường, tuy nhiên nó lại có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng. Các khoản phải thu lớn thì sẽ làm tăng chi phí quản lí thu hồi nợ, vốn dễ thất thoát và gặp rủi ro, mặt khác cơng ty lại phải đi tìm các nguồn khác có chi phí cao để bù đắp, từ đó làm giảm hiệu quả hoạt động. Sau đây ta xem xét các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lí các khoản phải thu, được thể hiện ở bảng 7

Theo số liệu tính tốn được trong bảng 7 ta thấy, năm 2010 so với năm 2009, số vòng quay khoản phải thu giảm, cụ thể là giảm từ 4.98 năm 2009 xuống còn 4.86 vòng trong năm 2010 (giảm 0.12 vòng so với năm 2009). Số vịng quay khoản phải thu giảm cũng có nghĩa là thời gian thu hồi nợ ngày càng dài hơn, kì thu tiền bình quân tăng 3 lên ngày.

Bảng 7 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lí khoản phải thu năm 2010 CHỈ TIÊU ĐVT Năm 2009 Năm 2010

Chênh lệch

(%)

1.Doanh thu bán hàng và cung

cấp dịch vụ có thuế Trđ 1.175.187,00 1.516.293,21 341.106,21 29,03 2.Các khoản phải thu ngắn hạn

đầu năm Trđ 172.155,10 299.595,60 127.440,50 74,03

3.Các khoản phải thu ngắn hạn

cuối năm Trđ 299.595,60 323.786,69 24.191,09 8,07

4.Các khoản phải thu bình

quân (4)={(2)+(3)}/2 Trđ 235.875,35 311.691,15 75.815,80 36,68 5.Số vòng quay khoản phải thu

(5)=(1)/(4) Vòng 4,98 4,86 -0,12 3,95

6.Kì thu tiền bình quân

(6)=360/(5) Ngày 72 74 -2 -3,79

Trong năm vừa qua mặc dù cơng ty đã chủ động tích cực thu hồi các khoản nợ ngắn hạn, bộ phận kế tốn cơng nợ của cơng ty có mở sổ theo dõi các khoản phải thu trong và ngồi cơng ty, chuẩn bị sẵn các chứng từ cần thiết đối với các khoản nợ sắp đến kì hạn thanh tốn gồm các khoản nợ ngắn hạn và các khoản nợ dài hạn đến hạn thanh tốn, thực tế thì cơng ty khơng có khoản phải thu nào quá hạn, tuy nhiên từ kết quả phân tích ta nhận thấy số vịng quay khoản phải thu trong năm 2010 có xu hướng giảm dần, tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng của các khoản phải thu, đây là dấu hiệu khơng tốt, nó thể hiện khả năng thu hồi vốn chậm, vốn của công ty bị các đơn vị khác chiếm dụng, công ty lại phải bù đắp nguồn vốn thiếu hụt bằng cách đi vay, hoặc huy động từ các nguồn khác có chi phí cao, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng thanh tốn của cơng ty.

Như vậy có thể kết luận vốn của cơng ty ứ đọng quá nhiều ở dạng các khoản phải thu làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và vốn kinh doanh nói chung.

Một phần của tài liệu (Luận văn học viện tài chính) các giải pháp tài chính chủ yếu nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần quốc tế sơn hà (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)