Các loại hình sản xuất nông nghiệp nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau khi dồn thửa, đổi ruộng trên địa bàn huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 60 - 73)

xã Ngũ Kiên và xã Cao Đại

STT Loại hình sử

dụng đất Kiểu sản xuất nơng nghiệp

Diện tích (ha) Trước

DTĐR

Sau DTĐR

LUT1 Chuyên lúa

Lúa xuân- lúa mùa 795 762 Lúa xuân- lúa mùa - khoai lang 64 60 Lúa xuân- lúa mùa – ngô 125 106

LUT2 2 lúa + màu

Lúa xuân – lúa mùa - đậu

tương 61,5 72

Lúa xuân – Lúa mùa - bắp cải 85 76 Lúa xuân – lúa mùa - lạc 79 71 Lạc - lúa mùa - khoai lang 52 47 Lạc – lúa – ngô 32 29 Lạc xuân- đậu tương – lạc đông 6 5 Ngô – đậu tương – lạc đông 7 6 LUT3 1 lúa +2 màu Lạc – lúa mùa – khoai lang 248 212

Lạc – lúa – ngô 222 203 LUT4 Rau màu Cà chua – bí xanh – bắp cải 7 6

Lạc – ngô – su hào 6 5

LUT5 Thủy sản Cá 59 52

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Vĩnh Tường - 2021).

3.4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của công tác DTĐR đến quy mô sử dụng đất

Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất nơng nghiệp là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá quá

Bảng 3.9. Hiệu quả kinh tế của các loại hình sản xuất nơng nghiệp sau dồn điền, đổi thửa tại xã Ngũ Kiên và xã Cao Đại

LUT

Loại hình sử dụng

đất

Kiểu sản xuất nông nghiệp TRƯỚC DTĐR SAU DTĐR GTSX (triệu đồng/ ha) CPTG (triệu đồng /ha) GTGT (triệu đồng/ ha) Hiệu quả đồng vốn (lần) GTSX (triệu đồng/ ha) CPTG (triệu đồng/ ha) GTGT (triệu đồng/ ha) Hiệu quả đồng vốn (lần) LUT1 Chuyên

lúa Lúa xuân – Lúa mùa 79.64 34.57 45.07 1.30 80.15 33.05 47.75 1.44

LUT2 2 lúa + màu

Lúa xuân - Lúa mùa -

khoai lang 166.19 45.42 120.77 2.66 176.22 47.8 128.42 2.69 Lúa xuân - Lúa mùa -

ngô 120.21 48.05 72.16 1.50 119.76 42.06 84.5 2.01 Lúa xuân - Lúa mùa -

đậu tương 119.03 52.96 66.07 1.25 125.53 44.11 80.48 1.82

Lúa xuân - Lúa mùa - cải

bắp 172.05 62.95 109,1 1,73 172.34 55,44 116,90 2,16 Lúa xuân - Lúa mùa - lạc 107.84 38.34 69.5 1.81 114,85 37,02 77,83 2,10

LUT

Loại hình sử dụng

đất

Kiểu sản xuất nông nghiệp TRƯỚC DTĐR SAU DTĐR GTSX (triệu đồng/ ha) CPTG (triệu đồng /ha) GTGT (triệu đồng/ ha) Hiệu quả đồng vốn (lần) GTSX (triệu đồng/ ha) CPTG (triệu đồng/ ha) GTGT (triệu đồng/ ha) Hiệu quả đồng vốn (lần) LUT3 1 lúa +2 màu

Lạc - lúa mùa - khoai

lang 164.48 53.09 111,39 2.09 170,89 51,07 119,82 2,34 Lạc - lúa mùa - ngô 115.12 45.79 69.33 1.51 121,51 44,13 77.38 1,75

LUT4 Rau màu

lạc xuân - đậu tương - lạc 101.22 41.02 60.20 1.47 109.31 38.27 71.04 1.95 ngô - đậu tương - lạc 116.41 39.6 76,81 1.94 126.44 36.4 90.04 2.47 cà chua - bí xanh - bắp cải 171.05 55.11 115.94 2.10 172.91 53.24 119.67 2.27 lạc - ngô - su hào 169.85 49.07 120.78 2.46 179.23 46,05 133,18 2,89 LUT5 Thủy sản Cá 401.01 127.11 276.90 2.18 412.15 115.77 296.38 2.60

-Xét về giá trị gia tăng, loại hình sản xuất nông nghiệp chuyên cá cho giá trị cao nhất và tăng sau DTĐR đạt 296,38 triệu đồng/ha. Loại hình sản

xuất nơng nghiệp tập trung ở các vùng thấp trũng, việc trồng lúa, rau màu

kém hiệu quả. Do loại hình này địi hỏi diện tích lớn, chi phí sản xuất cao và

kỹ thuật chăn nuôi phức tạp nên trước khi dồn điền, đổi thửa các hộ gia đình cịn e ngại. Sau dồn điền, đổi thửa, diện tích các thửa tăng lên, địa phương tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn người dân về phương thức canh tác cũng như đầu tư vốn nên người dân yên tâm mở rộng sản xuất.

Loại hình sản xuất nơng nghiệp chun lúa có giá trị gia tăng thấp nhất (năm trước DTĐR là 45,07 triệu đồng/ ha, năm sau DTĐR là 47,75 triệu đồng/ ha) tuy nhiên vẫn được nhiều hộ áp dụng. Do đây là hình thức sản xuất

nơng nghiệp truyền thống và các hộ thực hiện hình thức sản xuất nông nghiệp này dành thời gian nông nhàn để làm thêm giúp tăng thêm thu nhập.

Loại hình sản xuất nơng nghiệp 2 lúa - 1 màu có giá trị gia tăng tăng trung bình. Trước dồn điền, đổi thửa, diện tích các thửa đất nhỏ, hệ thống tưới tiêu không đảm bảo nên người nông dân không tập trung vào sản xuất vụ đông. Sau dồn điền, đổi thửa, diện tích các thửa đất được mở rộng, hệ thống

tưới tiêu nội đồng được đầu tư, người nông dân yên tâm đầu tư tăng thêm vụ mùa, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp cũng như tăng thu nhập cho người nông dân.

Loại hình sản xuất nơng nghiệp 1 lúa - 2 màu có 2 kiểu sản xuất nơng nghiệp đều cho hiệu quả kinh tế khá cao (kiểu sản xuất nông nghiệp lạc - lúa mùa - khoai lang trước DTĐR 111,39 triệu đồng/ha, sau DTĐR là 119,82

triệu đồng/ha tăng 8,43 triệu đồng/ha. Kiểu sản xuất nông nghiệp lạc - lúa

mùa - ngô tăng 8,05 triệu đồng/ ha). Vụ lạc xuân vừa cho năng xuất ổn định

vừa có tác dụng bảo vệ và cải tạo đất. Trồng lạc giúp đất tơi xốp, giàu độ ẩm và đạm dễ tiêu, tạo điều kiện thích hợp cho lúa mùa sinh trưởng vả phát triển.

Loại hình sản xuất nơng nghiệp chun mùa có hiệu quả kinh tế khá cao (thấp nhất là kiểu sản xuất nông nghiệp cà chua - bí xanh - cải bắp là 3,73 triệu đồng/ha, cao nhất là kiểu sản xuất nông nghiệp lạc – ngô – xu hào là

12,40 triệu đồng/ha). Với cách trồng luân canh kết hợp đa dạng nhiều loại rau màu phổ biến, cho năng suất cao, sản lượng lớn không chi đáp ứng nhu cầu

trong huyện mà còn là nguồn cung ứng rau xanh cho các địa phương lân cân, mang lại thu nhập cao, ổn định cho người nông dân.

-Về chi phí sản xuất sau khi dồn điền, đổi thửa ở tất cả các loại hình

sản xuất nơng nghiệp đều giảm nhưng khơng giảm đáng kể. Chi phí sản xuất giảm bởi các yếu tố sau:

- Chi phí dịch vụ: Sau dồn điền, đổi thửa, chi phí dịch vụ như thuốc trừ sâu, thước bảo vệ thực vật, tuốt lúa… giảm. Mức giảm này chủ yếu do thâm canh sản xuất của các nông hộ.

- Chi phí lao động: Sau dồn điền, đổi thửa thì mức chi bình quân về lao

động như thuê làm đất, thuê gặt, cấy, chăm sóc… giảm. Mức giảm theo ý kiến

của hộ nông dân là do tác động trực tiếp của công tác dồn điền, đổi thửa như: + Công làm đất: Trước dồn điền, đổi thửa, thửa ruộng nhỏ nên phương thức làm đất chủ yếu là cày bừa bừng sức kéo của trâu bị là chính. Sau dồn điền, đổi thửa, diện tích thửa đất lớn hơn nên các hộ gia đình chủ yếu sử dụng

máy cày, máy kéo. Điều này đã giảm được công lao động thủ công của người nông dân.

+ Công vận chuyển: Sau dồn điền, đổi thửa, ruộng đất được tập trung

làm giảm rất nhiều cơng vận chuyển, góp phần không nhỏ đến tăng năng suất lao động. Đây cũng là yêu tố chủ yếu làm giảm chi phí sản xuất.

Như vậy, công tác đồn điền đổi thửa đã tạo được sự tăng trưởng trong ngành nơng nghiệp nói riêng cũng như góp phần phát triển kinh tế tồn huyện Vĩnh Tường nói chung.

3.4.3. Hiệu quả xã hội của quá trình dồn thửa, đổi ruộng

Bảng 3.10. Hiệu quả xã hội của các loại hình sản xuất nơng nghiệp sau dồn điền, đổi thửa tại xã Ngũ Kiên và xã Cao Đại.

LUT Loại hình sử dụng đất TRƯỚC DTĐR SAU DTĐR Công lao động (công/ ha) GTGT/ cơng lao động (nghìn đồng) Khả năng cung cấp lương thực (tạ/ha) Công lao động (công/ ha) GTGT/ công lao động (nghìn đồng) Khả năng cung cấp lương thực (tạ/ha) LUT1 Chuyên lúa 420 100 125.7 375 150 129.1 LUT2 2 lúa – 1 màu 750 120 149.8 - 197.3 650 165 154.6 - 202.4 LUT3 1 lúa – 2 màu 550 130 132.7 - 163.6 420 180 136.4 - 167.6 LUT4 Chuyên màu 745 150 87.8 - 772.9 667 200 91.5 - 778.6 LUT5 Cá 1.430 300 66.01 1.255 338 69.03

(Nguồn: Số liệu điều tra).

-Mức độ thu hút lao động là một trong những chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả xã hội. Công lao động bỏ ra càng nhiều chứng tỏ thời gian nông nhàn

càng ít, tạo việc làm cho nơng dân. Số lao động trong gia đình ln được sử

dụng một cách tối đa. Tùy vào điều kiện của từng hộ mà có thể th thêm lao

động ngồi. Điều này góp phần thu hút lao động, giải quyết việc làm, hạn chế

Sau dồn điền điền, đổi thửa, công lao động trên 1 ha giảm do diện tích thửa đất sau dồn điền, đổi thửa có quy mơ lớn hơn nên các hộ đều sử dụng

máy móc để làm đất, cấy mạ thay vì th lao động ngồi như trước kia. Nhờ

vậy, người nơng dân có thời gian làm thêm các công việc khác lúc nông nhàn giúp tăng thêm thu nhập. Cơng lao động giảm cịn do từ phân tán nhiều thửa ở nhiều vị trí khác nhau, nay tập trung lại ở 1 vị trí nên cơng đi lại, vận chuyển cũng giảm. Bên cạnh đó, mức giá trị cơng lao động cũng tăng cao hơn.

Trong các loại hình sản xuất nơng nghiệp, loại hình sản xuất nông nghiệp chuyên lúa cần ít cơng lao động nhất với 420 lao động/ha trước khi

DTĐR và 375 lao động/ha sau khi DTĐR như vậy số lao động giảm 45

người/ha). Đây là loại hình phù hợp với các hộ gia đình có mức năng lực về đất, nhân lực ở mức trung bình; khơng địi hỏi nhiều về vốn cũng như kỹ thuật

cao; phù hợp với tập quán canh tác địa phương. Loại hình sản xuất nơng

nghiệp này cũng có mức giá trị công lao động thấp nhất. Người dân địa

phương chủ yếu khai thác lao động gia đình, ít th lao động ngoài. Điều này cho thấy các hộ đang khai thác triệt để nguồn lao động sẵn có, tạo việc làm

cho các thành viên trong gia đình và hạn chế tối đa thời gian nơng nhàn.

Loại hình sản xuất nơng nghiệp cá địi hỏi nhiều công lao động nhất

(trước DTĐR cần 1.430 lao động/ha; sau DTĐR sử dụng 1.255 lao động/ha

giảm 175 lao động/ha). Trước khi thả cá, người dân phải thuê người đào ao,

kè ao, làm sạch ao. Sau đó mới bơm nước vào ao, thả cá. Trong suốt q trình ni cá cần rất nhiều cơng chăm sóc, làm sạch ao. Sau khoảng 6 tháng, bắt

đầu đánh tỉa cá lớn, cần thuê người đánh bắt và vận chuyển sản phẩm. Tuy

thu hút được nhiều lao động nhưng lại đòi hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật cao. Điều này làm cho mức giá trị lao động tăng cao. Loại hình sản xuất nơng

nghiệp này địi hỏi diện tích đất lớn, có nguồn vốn lớn; phù hợp với tập quán canh tác của địa phường ở mức trung bình.

Ngồi ra, loại hình sản xuất nơng nghiệp này có nguy cơ rủi ro cao trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm do q trình chăn ni chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh; khi bán sản phẩm ra thị trường có khả năng bị thương lái chèn ép giá.

* Khả năng tiêu thụ, cung ứng sản phẩm

Về khả năng tiêu thụ: Theo số liệu điều tra, các loại hình sản xuất nơng nghiệp nêu trên đều phù hợp với thị trường và được người nơng dân chấp

nhận đầu tư. Ngồi ra, các cấp chính quyền địa phương đã triển khai nhiều

chương trình khuyến khích, định hướng phát triển và kết nối các thị trường

tiềm năng để quảng bá các sản phẩn của địa phương.

* Về khả năng cung ứng sản phẩm: Sau dồn điền, đổi thửa, năng suất của

các loại hình sản xuất nơng nghiệp tăng lên nên khả năng cung ứng sản phẩm

không chỉ cho thị trường huyện mà còn đáp ứng nhu cầu cho các địa bàn lân cận.

* Tổ chức sản xuất sau DTĐR

Công tác dồn điền, đổi thửa đã giúp cho việc thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn phát triển mạnh mẽ. Hiện nay trên địa bàn xã Ngũ Kiên đã có 03 HTX nơng nghiệp phát triển trên địa bàn xã; xã Cao Đại có 04 HTX nông

nghiệp. Các HTX nông nghiệp tại 2 xã đã mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất như con giống đạt năng suất cao, sức chống chịu bệnh tật tốt; trong trồng trọt áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất. Nhờ đó mà năng suất nơng nghiệp

ngày cao tăng, chi phí sản xuất, chi phí lao động giảm, nhờ vậy mà nguồn thu của các hộ dân ngày càng tăng góp phần năng cao đời sống, vật chất, tinh thần cho người dân trên địa bàn xa.

Hình 3.2. Tuyến đường nội đồng tại xã Cao Đại

Hình 3.3. Hợp tác xã Nơng nghiệp xã Ngũ Kiên áp dụng cơ giới hóa

Sau dồn điền, đổi thửa, sản xuất nông nghiệp đã được cơ giới hóa giúp là giảm cơng lao động ở nhiều khâu giúp nâng cao năng suất lao động. Điều

này làm tăng thời gian nông nhàn. Người nông dân có thể sử dụng thời gian này để làm thêm nghề khác như làm đá mỹ nghệ, làm thêm trong các khu du

lịch, … giúp tăng thu nhập cho người dân. Khi đó, mức sống của người dân

được cải thiện kể cả vật chất lẫn tinh thần.

Công tác dồn điền, đổi thửa đã trở thành phong trào với các hoạt động

giúp người dân có cơ hội tiếp cận với vốn, với các phương thức, kỹ thuật sản xuất mới; các tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất.

3.4.4. Đánh giá hiệu quả về mặt môi trường

Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của hệ thống trồng trọt đến môi trường đang cần phải có số liệu phân tích kỹ về các mẫu đất, nguồn nước và nông sản

trong một thời gian dài, chi phí cho cơng việc này cũng rất cao. Trong phạm vi thời gian của đề tài chúng tôi chỉ tiến hành thu thập tài liệu, số liệu và đánh giá mức độ bón phân và sử dụng thuốc BVTV của người dân so với tiêu

chuẩn để từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng đến môi trường của các loại hình sử dụng đất trước và sau chuyển đổi. Qua số liệu điều tra từ thực tế chúng tôi tổng hợp được mức độ đầu tư phân bón của các cây trồng và so sánh với tiêu chuẩn bón phân của các cây trồng đó.

Kết quả nghiên cứu cho thấy cả trước và sau chuyển đổi ruộng đất thì người dân đã biết bón các loại phân vơ cơ một cách cân đối. Hầu hết các cây

trồng đều được bón trong tiêu chuẩn cho phép. Trước chuyển đổi người dân đầu tư ít hơn sau chuyển đổi chính vì vậy mà năng suất các loại cây trồng

cũng thấp hơn. Sau chuyển đổi người dân tiếp cận nhiều hơn với khoa học kỹ thuật, áp dụng sát với tiêu chuẩn bón phân nên đã tạo điều kiện thu được năng suất tối đa. Bên cạnh đó trong q trình canh tác, người dân đã tận dụng các sản phẩm của chăn nuôi tạo thành phân hữu cơ bón cho cây trồng nên đã giúp cải tạo đất vừa bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, trong q trình sản xuất người nơng dân vẫn còn sử dụng tương đối nhiều thuốc BVTV, đây là nhu cầu

không thể thiếu nhất là trong giai đoạn sản xuất hàng hóa. Nhưng việc sử

dụng thuốc BVTV có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và sức khỏe con

đã áp dụng các kỹ thuật phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) nên cũng đã hạn

chế được phần nào việc sử dụng thuốc BVTV, nhưng đây vẫn là vấn đề rất

lớn bởi hiện nay ngày càng có nhiều loại thuốc BVTV, thuốc kích thích sinh trưởng khơng rõ nguồn gốc, khó kiểm sốt và là nguy cơ tiềm ẩn đối với môi trường sinh thái.

3.4.5. Đánh giá chung về hiệu quả các loại hình sản xuất nơng nghiệp nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau khi dồn thửa, đổi ruộng trên địa bàn huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 60 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)