Xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sau khi thực hiện dồn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau khi dồn thửa, đổi ruộng trên địa bàn huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 77)

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

3.5.3. xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sau khi thực hiện dồn

dồn thửa, đổi ruộng

3.5.3.1. Giải pháp chung

Trên cơ sở phân tích những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trên, chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ đổi điền, dồn thửa ở

huyện Vĩnh Tường trong thời gian tới nhằm vừa bảo đảm hiệu quả, vừa ổn định lâu dài, cụ thể như sau:

Một là, tập trung làm tốt công tác tuyên truyền vận động để người dân

nhận thức đúng đắn về vai trị, tầm quan trọng của cơng tác đổi điền, dồn thửa từ đó tích cực hưởng ứng, tham gia.

Trước hết, cấp ủy, chính quyền các cấp huyện, xã thảo luận và ban

hành chủ trương, phương án, kế hoạch triển khai thực hiện. Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và các đoàn thể nhân dân các cấp, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình, tổ chức vận động đoàn viên, hội viên, quần chúng nhân dân trực tiếp tham gia thực hiện. Các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, như: mở chuyên mục, chuyên đề, phổ biến kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo và cả những tồn tại, hạn chế để rút kinh nghiệm. Tổ chức quán triệt, học tập và thảo luận sâu sắc nội dung thực hiện đổi điền, dồn thửa, tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp trong thời kỳ mới, để mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân nhận thức rõ việc thực hiện đổi điền, dồn thửa là góp phần phát triển nơng

nghiệp, đẩy nhanh q trình xây dựng nơng thơn mới.

Hai là, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp

Một trong những nguyên nhân cản trở quá trình đổi điền, dồn thửa

chính là do người nông dân không muốn nhận ruộng xấu, ruộng xa do điều

kiện kết cấu hạ tầng nội đồng của các địa phương còn nhiều hạn chế ảnh

hưởng đến sản xuất của bà con, nhất là những ngày đầu và cuối vụ khi nhu

cầu thủy lợi, nhu cầu vận chuyển, đi lại tăng lên hoặc những lúc thời tiết bất lợi như nắng nóng kéo dài cần nước tưới, lúc mưa bão cần được thoát nước nhanh. Do đó, xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho người

nông dân sản xuất là cách tốt nhất để rút ngắn cự ly, giảm bớt cơng sức, chi phí của người nơng dân, đồng thời đẩy nhanh tiến độ đổi điền, dồn thửa. Cùng với đó, là việc hỗ trợ người nơng dân kinh phí để cải tạo đất xấu thơng qua

các chính sách như miễn các các loại phí, thuế hoặc hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt, bằng giống, phân bón và thiết bị máy móc cho nơng dân cải tạo ruộng

đất. Thực hiện tốt những chính sách này chắc chắn quá trình đổi điền, dồn

thửa ở huyện Vĩnh Tường nói riêng, tỉnh Vĩnh Phúc nói chung sẽ được đẩy

nhanh tiến độ.

Ba là, có chính sách tập trung hỗ trợ vốn, giúp đỡ kỹ thuật và thị

trường… cho các hộ và những khu vực dồn điền, đổi thửa sao cho hiệu quả sản xuất ở những nơi đó cao hơn hẳn những khu vực ruộng đất còn manh mún

để tạo sự hấp dẫn, làm thay đổi cách nghĩ của người dân trong việc dồn điền, đổi thửa.

Bốn là, các địa phương phải làm tốt công tác quy hoạch để hình thành

những vùng sản xuất theo từng cây, con ổn định, lâu dài.

Mục đích của đổi điền, dồn thửa là tạo điều kiện thuận lợi để người

nông dân sản xuất. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp lại phụ thuộc nhiều vào

điều kiện tự nhiên như thổ nhưỡng, khí hậu. Mỗi loại cây, con phù hợp với

những loại đất khác nhau. Vì vậy, Sở Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn

phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường cần phải xây dựng bản quy hoạch tổng thể về các loại đất, điều kiện tự nhiên, khí hậu của từng vùng.

Trên cơ sở đó, các huyện, các xã nghiên cứu xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ

thể trong sử dụng từng loại đất phù hợp với từng loại cây trồng, vật ni để có phương án đổi điền, dồn thửa khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn và được nông dân đồng thuận, tránh gây những thiệt hại đáng tiếc cho người

nông dân.

Năm là, phải thực hiện nguyên tắc cơng khai, dân chủ, cơng bằng, bình

đẳng và tự nguyện, trong đó, đội ngũ, cán bộ đảng viên ở các xã phải là những

người tiền phong gương mẫu đi trước trong thực hiện đổi điền, dồn thửa.

Kinh nghiệm cho thấy, những địa phương nào trong quá trình thực hiện đổi điền, dồn thửa bảo đảm thực hiện nghiêm nguyên tắc công khai, dân chủ,

công bằng, bình đẳng, đội ngũ cán bộ, đảng viên tiền phong, gương mẫu trong thực hiện, không vụ lợi, cá nhân thì tiến trình đổi điền, dồn thửa diễn ra rất

nhanh chóng, thuận lợi, ngược lại sẽ không nhận được sự hưởng ứng của

nơng dân. Do đó, trong thời gian tới, để đẩy nhanh thực hiện chủ trương này, các địa phương cần phải phát huy cao độ các nguyên tắc trên, đồng thời xử lý nghiêm những cá nhân cán bộ, đảng viên không gương mẫu, lợi dụng việc đổi

điền, dồn thửa để mưu lợi cho cá nhân và gia đình được những khu vực đất đẹp, đất rộng.

Sáu là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện

dồn điền, đổi thửa ở các địa phương.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm ra trong thực hiện đổi điền, dồn

thửa nhằm uốn nắn kịp thời những sai sót, lệch lạc trong q trình thực hiện, bảo đảm việc thực hiện đúng tiến độ, hiệu quả, đồng thời phát hiện xử lý

những tổ chức cá nhân lợi dụng chủ trương, chính sách đổi điền, dồn thửa để làm trái pháp luật, vi phạm quy chế dân chủ cơ sở. Bên cạnh đó, cũng cần

phải có chế độ khen thưởng kịp thời những hộ gia đình, cá nhân, những xã,

3.5.3.2. Giải pháp cụ thể

Một là: Phải tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân về

mục đích ý nghĩa, hiệu quả, phương pháp, nguyên tắc trong thực hiện DTĐR, tuyên truyền bằng nhiều hình thức như thăm quan học tập kinh nghiệm ở

những nơi đã thực hiện thành công DTĐR, họp dân để bàn và thống nhất

phạm vi, kế hoạch, phương án DTĐR, tuyên truyền trên hệ thống đài truyền thanh xã, thị trấn, tổ chức chiếu phóng sự kinh nghiệm DTĐR ở các địa

phương…nhằm tạo sự đồng thuận của nhân dân.

Hai là: Thực hiện công khai, dân chủ, minh bạch trong tất cả các khâu,

các bước của DTĐR từ quy hoạch đồng ruộng, xây dựng phương án, tổ chức thực hiện phương án DTĐR, tạo điều kiện cho nhân dân được bàn và biểu

quyết từng nội dung, thực hiện nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số.

Ba là: Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về đất đai và các quy

định của Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về DTĐR, củng cố hồ sơ

pháp lý về dồn thửa đổi ruộng đầy đủ, chặt chẽ. Các cuộc họp dân phải thông qua biên bản, kết quả biểu quyết từng nội dung, làm cơ sở để tổ chức thực

hiện và giải quyết các kiến nghị phát sinh (nếu có).

Bốn là: Cán bộ, đảng viên ở cơ sở phải thực sự đoàn kết, thống nhất,

thực sự tiên phong gương mẫu tham gia thực hiện DTĐR, ký cam kết, dự, phát biểu tại các cuộc họp, bàn về DTĐR, sẵn sàng nhận ruộng nơi khó khăn, tranh thủ sự giúp đỡ của những người có uy tín trong cộng đồng dân cư để

giải quyết những vấn đề phát sinh, vướng mắc.

Năm là: Tiểu ban DTĐR thôn phải được nhân dân lựa chọn kỹ, là

người có uy tín cao với nhân dân, am hiểu đồng ruộng, biết tính tốn phương án DTĐR, có khả năng tuyên truyền, vận động nhân dân.

Sáu là: Lấy thơn, xóm làm đơn vị DTĐR, nơi có quy mơ diện tích lớn

trạng q tải trong cơng tác lãnh đạo chỉ đạo của bộ máy cấp ủy, chính quyền

cơ sở.

Bảy là: Phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, thực hiện đúng

cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, chỉ đạo điều hành, MTTQ và các

đoàn thể tham gia tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân

chấp hành các quy định về DTĐR, phát huy vai trị, trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong giải quyết các phát sinh vướng mắc trong quá

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận:

Có thể nói, xây dựng nơng thơn mới rồi đến dồn thửa đổi ruộng chính

là những bước đệm quan trọng giúp Vĩnh Tường gặt hái thành cơng trong q trình thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp. Đặc biệt, huyện đã hình thành được

các vùng sản xuất tập trung, ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ cao, sử dụng giống năng suất, chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu; từng

bước ứng dụng cơ giới hóa, thực hiện các quy trình kỹ thuật tiên tiến, biện

pháp thâm canh bền vững trên một số loại cây trồng, vật ni. Qua đó, ngày càng xuất hiện nhiều mơ hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững như: Mơ hình cơ giới hóa đồng bộ trên cây lúa với quy mô 100 ha tại cánh đồng dồn thửa đổi ruộng xã Ngũ Kiên; mơ hình sản xuất lúa Dự hương theo chuỗi giá trị, quy mô 60 ha tại xã Vân Xuân cho giá trị sản xuất trên 3,5 tỷ đồng; trồng khoai lang Nhật với quy mô 10 ha tại các xã Phú

Thịnh, Cao Đại, Vĩnh Ninh, giá trị sản xuất đạt 1,4 tỷ đồng; sản xuất bí đỏ tại xã Phú Thịnh thu lãi trên 16 triệu đồng/ha... Năm 2021, giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp - thủy sản trên địa bàn ước tăng 4,38% so với năm 2015; cơ cấu

nội ngành chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp, giảm tỷ trọng trồng trọt, trong đó, chăn ni chiếm trên 51,8%, trồng trọt giảm từ 45,97% xuống 40,5%.

Hiện nay, huyện có 5 loại hình sản xuất nông nghiệp với 13 kiểu sản xuất nông nghiệp

1.LUT1: Chuyên lúa: Lúa xuân – lúa mùa

2. LUT2: 2 Lúa – Màu: Lúa xuân-lúa mùa-khoai lang; Lúa xuân - lúa mùa - ngô; Lúa xuân – lúa mùa – đậu tương; Lúa xuân – lúa mùa – cải bắp; Lúa xuân- lúa mùa – lạc;

4. LUT4: Lạc - đậu tương - lạc; Ngô - đậu tương - lạc; Cà chua - bí xanh - cải bắp; Lạc – ngô – su hào.

5. LUT5: Cá

+ Hiệu quả kinh tế: Các loại hình sản xuất nông nghiệp đều cho hiệu

quả kinh tế cao hơn sau khi dồn điền, đổi thửa. Trong đó, giá trị gia tăng, loại hình sản xuất nơng nghiệp chuyên cá cho giá trị cao nhất và tăng sau DTĐR

đạt 296,38 triệu đồng/ha. Loại hình sản xuất nơng nghiệp chuyên lúa có giá trị

gia tăng thấp nhất (năm trước DTĐR là 45,07 triệu đồng/ ha, năm sau DTĐR là 47,75 triệu đồng/ ha).

+ Hiệu quả xã hội: Trong các loại hình sản xuất nơng nghiệp, loại hình sản xuất nơng nghiệp chun lúa cần ít cơng lao động nhất với 420 lao động/ha trước khi DTĐR và 375 lao động/ha sau khi DTĐR. Loại hình sản

xuất nơng nghiệp cá địi hỏi nhiều công lao động nhất (trước DTĐR cần 1.430 lao động/ha; sau DTĐR sử dụng 1.255 lao động/ha giảm 175 lao động/ha).

Với mỗi một loại hình sản xuất nơng nghiệp đều tạo được việc làm ổn định

cho người dân địa phương. Sau dồn điền, đổi thửa, sản xuất nông nghiệp đã được cơ giới hóa giúp là giảm cơng lao động ở nhiều khâu giúp nâng cao năng

suất lao động. Điều này làm tăng thời gian nông nhàn. Người nơng dân có thể sử dụng thời gian này để làm thêm nghề khác như làm đá mỹ nghệ, làm thêm trong các khu du lịch, giúp tăng thu nhập cho người dân.

+ Hiệu quả môi trường: Sau dồn điền, đổi thửa, mức độ sử dụng phân

bón, thuốc bảo vệ thực vật đã giảm tuy nhiên, việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật còn chưa được đúng quy định. Trong thời gian tới cần

tuyên truyền, hướng dẫn đến toàn thể người dân về cách thức sử dụng đúng quy định.

- Ý kiến đánh giá của người dân về công tác dồn điền đổi thửa: Người

dân đánh giá rất cao và tỷ lệ hài lòng đạt trên 93% về hiệu quả của công tác

tổ chức sản xuất, ồng ruộng được quy hoạch, góp phần tăng năng suất cây

trồng, Tiết kiệm thời gian, chi phí và cơng lao động, thuận tiện cho việc áp dụng cơ giới hóa.

- Để nâng cao hiệu quả sản xuất nơng nghiệp sau dồn điền, đổi thửa,

ngồi việc mở rộng một số loại hình sản xuất nơng nghiệp có hiệu quả cao,

địa phương cần thực hiện đồng bộ các giải pháp trên.

2. Kiến nghị

- Tăng cường hỗ trợ, đầu tư cho công tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, nhất là các kỹ thuật giống cây, giống con, bảo vệ thực vật, phân bón, thú y vào sản xuất nơng nghiệp. Khuyến khích đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ trong công nghiệp chế biến để tạo sản phẩm có giá trị cao.

- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, giống cây trồng để đạt hiệu

quả cao nhất. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn tăng cường chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người nông dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Thị Anh (2014) – Manh mún đất đai sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

2. Nguyễn Việt Anh, Phan Sĩ Mẫn (2001), “Những giải pháp cho nền nông nghiệp hàng hố”, Tạp chí tia sáng, (3/2001)

3. Trần Thị Minh Châu (2005): Chính sách đất nơng nghiệp ở nước ta hiện

nay, thực trạng và giải pháp, Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2004-2005. 4. Vũ Thị Bình: Thực trạng cơng tác chuyển đổi ruộng đất và hiệu quả sử

dụng đất của nông hộ ở một số địa phương vùng đồng bằng sông Hồng. 5. Cổng thông tin điện tử Vĩnh Phúc: Dồn thửa, đổi ruộng, xu hướng tất yếu

cho nền nông nghiệp hiện đại.

6. Chỉ thị số 11-CT/TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục thực hiện công tác dồn thửa đổi ruộng trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh

7. Báo mới (ngày 5.12.2017): Dồn thửa, đổi ruộng ở Vĩnh Tường bước đầu

kết quả khả quan.

8. Lê Ngọc Dương, Trần Công Tá (1999), Nguyên lý kinh tế nông nghiệp (tài liệu dịch), NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2003). Báo cáo thực trạng ruộng

đất hiện nay và giải pháp tiếp tục thực hiện việc dồn điền đổi thửa khắc

phục tình trạng manh mún đất đai trong nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội.

10. Đỗ Nguyên Hải (2001), Đánh giá đất và hướng sử dụng đất đai bền vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn - Bắc Ninh, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

11. Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Đình Kháng, Lê Danh Tốn (2006), Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin, Nhà xuất bản Giáo dục.

12. Luật Đất Đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

14. Vũ Thị Phương Thụy (2000) – Thực trạng và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp canh tác ở ngoại thành Hà Nội,

Luận văn Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Nông nghiệp I.

15. Vũ Thị Phương Thụy, 2000) Vũ Thị Phương Thụy (2000) – Thực trạng và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất canh tác ở ngoại thành Hà Nội, Luận văn Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Nông nghiệp I. 16. Đào Châu Thu (1999), Giáo trình Đánh giá đất, NXB Nơng nghiệp, Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp sau khi dồn thửa, đổi ruộng trên địa bàn huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)